Luận Văn Luận văn tốt nghiệp: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng tám 1945

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng tám 1945


    MỞ ĐẦU


    Sinh mệnh văn chương và tên tuổi của người sáng tạo luôn chịu sự thử thách nghiệt ngã của thời gian. Nhưng một điều chắc chắn rằng những cuộc đời và tác phẩm để lại nhiều giá trị đối với con người, cuộc sống thì sẽ mãi trường tồn trước mọi thách thức. Trong số ấy không thể thiếu vắng nhà văn Nguyễn Tuân và các tác phẩm của ông.


    Sinh ngày 10/7/1910, tại phố Hàng Bạc,trong một gia đình nhà Nho khi nền Hán học đã suy tàn, khi mà những nền nếp sinh hoạt cổ đang bị mất dần đi trước sự xâm nhập của văn minh phương Tây, Nguyễn Tuân chịu nhiều ảnh hưởng từ gia đình; mà người có ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng,quan điểm của ông chính là người cha: cụ Nguyễn An Lan-một nhà Nho tài hoa bất đắc chí. Hồi nhỏ Nguyễn Tuân học chữ Nho, sau chuyển sang tiếng Pháp. Theo học đến cuối bậc thành chung ở thành phố Nam Định thì ông bị đuổi học vì tham gia một cuộc bãi khoá phản đối mấy giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam (1929). Không lâu sau đó (1930) ông lại bị bỏ tù vì “xê dịch” qua biên giới không có giấy phép.


    Ở tù ra Nguyễn Tuân bắt đầu làm báo, viết văn với nhiều bút danh: Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Nguyễn Tuân, Ân Ngũ Tuyên , Tuấn Thừa Sắc Được bạn đọc chú ý bởi tập “Một chuyến đi” đăng báo năm 1938, nhưng ông chỉ thực sự nổi tiếng khi tác phẩm “Vang bóng một thời” ra đời(đăng báo năm 1939 và xuất bản thành sách năm1940).Với nội dung và phong cách mới lạ, đặc sắc, tập truyện ngắn đã đặt Nguyễn Tuân vào vị trí nổi bật trên văn đàn lúc bấy giờ. Nguyễn Tuân còn rất say mê diễn kịch, đóng phim. Năm 1941, Nguyễn Tuân bị bắt lần nữa vì tội giao du với những người hoạt động chính trị.


    Cách mạng tháng tám 1945 thành công, Nguyễn Tuân đã hào hứng đón chào và tham gia cách mạng, kháng chiến một cách hăng hái, nhiệt tình.Năm 1950, ông gia nhập Đảng cộng sản ĐôngDương (nay là đảng cộng sản Việt Nam). Từ 1948-1958, ông giữ chức Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam. Nguyễn Tuân hoạt động rất tích cực trên mặt trận văn hoá và tiếp tục đóng góp cho văn học nhiều trang viết sắc sảo, đầy nghệ thuật để rồi tên tuổi được ghi nhận là một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.


    Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 26/7/1987, kết thúc cuộc đời hơn năm mươi năm cầm bút và sáng tạo không ngừng; để lại một sự nghiệp văn học phong phú với một khối lượng lớn tác phẩm , in đậm dấu ấn của một phong cách riêng độc đáo, cùng với nhiều bài học bổ ích cho những ai muốn bước vào nghề văn. Nguyễn Tuân đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996).


    Bắt đầu viết từ năm 1930 và dường như con người ấy bước vào nghề văn cốt là để khẳng định một cá tính riêng, để xác lập một phong cách nghệ thuật không thể lẫn với bất kỳ ai. Trong cả hai giai đoạn sáng tác: trước và sau cách mạng tháng tám 1945 mặc dù có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của nhà văn; song cá tính ấy, phong cách ấy vẫn là một sự thống nhất- rất Nguyễn Tuân và chỉ có thể là Nguyễn Tuân mà thôi.


    Trước cách mạng, tác phẩm của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh ba đề tài chính: Chủ nghĩa “Xê dịch”, vẻ đẹp “ Vang bóng một thời” và Đời sống trụy lạc. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thì giai đoạn sáng tác này phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ “Ngông”: Ông luôn thể hiện là một nghệ sỹ tài tử ngông nghênh, kiêu bạc với đời; biểu hiện những cái khác đời, thậm chí ngược đời; luôn lấy cái tài hoa, uyên bác để “trêu ghẹo thiên hạ , để khinh thế ngạo vật”; và luôn săn tìm cái đẹp trong qúa khứ, những cái đẹp mới lạ, đập mạnh vào giác quan nghệ sỹ. Tất cả đều xuất phát từ một cái tôi cá nhân chủ nghĩa đối lập với xã hội.Và cái bản ngã ấy đã để lại nhiều tác phẩm thật đặc sắc trong giai đoạn này như: “Vang bóng một thời” (1940) “Tuỳ bút I” (1941) “Tuỳ bút II”(1943) “Thiếu quê hương” (1943) “Tóc chị Hoài”(1943) .


    Khoá luận có kết cấu như sau: ngoài phần mở đầu, phần kết luận,


    tài liệu tham khảo; phần nội dung chính gồm hai chương:


    Chương 1: Đặc điểm về cốt truyện và nhân vật.


    Chương 2: Một số đặc điểm về nghệ thuật.

     
Đang tải...