Luận Văn Luận văn tốt nghiệp: Bước đầu khảo sát mối quan hệ giữa hình thức, thể loại, ngôn ngữ, và nội dung n

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp: Bước đầu khảo sát mối quan hệ giữa hình thức, thể loại, ngôn ngữ, và nội dung nghệ thuật trong thơ Thế Lữ trước 1945


    Phần mở đầu


    1.Lý do chọn đề tài - giới hạn nghiên cứu


    Trong văn học 1930-1945, sự xuất hiện của thơ mới là một hiện tượng độc đáo . Thơ mới với sự xuất hiện của nhiều gương mặt nhà thơ trẻ như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Hoàng Chương, đã đem đến không khí mới lạ cho thi đàn Việt Nam. Sự mới lạ đó không chỉ ở hình thức mà còn ở nội dung tư tưởng. Các nhà thơ mới đã thực sự đem đến cho thơ ca Việt Nam hồn thơ mới.Trong số các nhà thơ có mặt ngay từ buổi đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ là một thi sĩ đa tài và là một thành viên quan trọng. Thế Lữ được mệnh danh là người “khai sơn phá thạch” của phong trào Thơ mới, những sáng tác của ông cùng với ‘những sáng tác của Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu đã góp phần cho sự đứng vững và phát triển của thơ mới. Nếu năm 1932, Phan Khôi đã trình chánh giữa làng thơ , bài thơ mang tên “Tình già” và sau đó là hàng loạt những bài thơ của Lưu Trọng Lư xuất hiện (trong đó có bài “Trên đường đời” kí tên cô Liên Hương –faifoo) đã khiến cho người ta chú ý đến thơ mới thì Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy vào tương lai của thơ mới. Thế Lữ chính là người đã đặt cho thơ mới một nền móng vững chãi, là người đặt được niềm tin mãnh liệt trong lòng khách yêu thơ.


    Chính vì vị trí quan trọng của Thế Lữ với phong trào thơ mới nên chúng tôi lựa chọn đi vào tìm hiểu, khảo sát chủ đề, ngôn ngữ thơ Thế Lữ để qua đó thấy được sự cách tân, mới lạ về hình thức cũng như nội dung trong thơ ông. Trong khoá luận này chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong những sáng tác thơ Thế Lữ trước năm 1945, cụ thể là khảo sát 47 đơn vị văn bản thơ Thế Lữ trong 2 tập thơ: “Mấy vần thơ”(1935) và “Mấy vần thơ, tập mới”(1941) của Thế Lữ.


    Công lao của Thế Lữ đối với thơ mới nói riêng và văn học Việt Nam nói chung là rất lớn, nên đã có rất nhiều các công trình nghiên về thơ Thế Lữ như các công trình nghiên cứu của Lê Đình Kị, Hoài Thanh- Hoài Chân,Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tấn Long, Phạm Thế Ngũ, hay các công trình nghiên cứu của các nghiên cứu sinh, học viên cao học. Một thực tế cho thấy, phần lớn những công trình nghiên cứu đó chủ yếu đi vào nghiên cứu nội dung tư tưởng thơ Thế Lữ. Phần hình thức thơ Thế Lữ nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể vẫn còn khoảng trống. Để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào nghiệp nghiên cứu chung những giá trị về nội dung cũng như hình thức thơ Thế Lữ, khẳng định và làm sáng tỏ vị trí xứng đáng của ông trong nền văn học dân tộc, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bước đầu khảo sát mối quan hệ giữa hình thức, thể loại, ngôn ngữ, và nội dung nghệ thuật trong thơ Thế Lữ trước 1945” (trên cứ liệu hai tập thơ: “ Mấy vần thơ” và “Mấy vần thơ, tập mới”).



    2.Mục đích nghiên cứu-ý nghĩa thực tiễn của khoá luận.



    Thực hiện đề tài trên, khoá luận sẽ nghiên cứu để nêu lên một cách cụ thể những đóng góp của Thế Lữ cho sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt khoá luận sẽ chỉ ra những đặc điểm hình thức nghệ thuật trong sáng tác thơ của Thế Lữ: thể thơ, kết cấu từ ngữ, ngôn ngữ giọng điệu và sự kết hợp giữa các thủ pháp nghệ thuật.


    Đạt được mục đích nghiên cứu đó, khoá luận sẽ đóng góp trực tiếp trong công việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ Thế Lữ một cách chi tiết, cụ thể hơn bám sát vào văn bản tác phẩm. Tuy nhiên “Mọi sự khẳng định đều bao hàm một sự phủ định” nên vấn đề mà khoá luận đặt ra và giải quyết có lẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót.


    3. Tình hình nghiên cứu - những nguồn tư liệu


    Thơ mới, ngay từ khi ra đời đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Là người tiên phong của phong trào thơ lãng mạn, sáng tác của Thế Lữ đã được các nhà biên khảo lịch sử, các nhà nghiên cứu văn học hết sức quan tâm, tiến hành khảo sát, nghiên cứu. Tuy vậy , mức độ đánh giá về văn nghiệp thơ Thế Lữ mỗi giai đoạn lịch sử là không giống nhau .


    Trước cánh mạng tháng Tám -1945 ngoài ý kiến đánh giá của các bạn đồng nghiệp ( với ý nghĩa bênh vực cho Thơ mới) như: Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư dành cho các tác phẩm của Thế Lữ, chúng ta đã thấy xuất hiện công trình nghiên cứu “ Việt Nam học sử yếu” cuả Dương Quảng Hàm. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã viết về các nhà thơ mới, trong đó có Thế Lữ với âm hưởng khen ngợi và đặc biệt, Thế Lữ là gương mặt đầu tiên trong các nhà thơ mới được nhắc đến trong công trình nghiên cứu này .


    Sau cách mạng tháng Tám 1945 -1954, văn chương Thế Lữ cũng như văn chương Thơ mới nói chung ít được nhắc đến . Nhưng sau 1975 đến nay, tình hình đã thay đổi, văn học lãng mạn, thơ ca Thế Lữ lại trở thành tiêu điểm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học .


    Ở miền Nam , các công trình nghiên cứu xuất hiện trong giai đoạn 1954-1975 là:


    “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” của Phạm Thế Ngũ , nhà xuất bản Quốc học tùng thư 1960.


    “Việt Nam thi nhân tiền chiến” của Nguyễn Long -Nguyễn Hữu Trọng , nhà xuất bản Sống mới, 1968.


    “Nhà văn tiền chiến 1930-1945” của Nguyễn Thế Phong , nhà xuất bản Vàng Son-Sài Gòn,1974.


    “Bảng lược đồ văn học Việt Nam, văn học thế hệ 32” của Thanh Lãng , nhà xuất bản Sài Gòn,1972.


    Ở miền Bắc, cũng trong cùng khoảng thời gian trên, xuất hiện các công trình nghiên cứu, đó là :


    “ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1945” do Lê Quý Đôn ( chủ biên), nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội, 1957.


    “Văn học Việt Nam 1930-1945” của Bạch Năng Thi – Phan Cự Đệ, nhà xuất bản Giáo dục,1961.


    Các bài nghiên cứu của Nguyễn Đức Đào , Vũ Đức Phúc Trong các công trình nghiên cứu này, hều hết đều có âm hưởng phê phán Thơ mới nói chung trong đó có thơ Thế Lữ, một cách gay gắt .


    Từ thời kỳ đổi mới, văn học lãng mạn nói chung và thơ ca Thế Lữ nói riêng đã có sự thẩm định lại. Những công trình nghiên cứu của các tác giả : Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Vũ Ngọc Phan, Trần Đình Hượu, Trương Chính, Nguyễn Hoàng Khung, đã đánh giá lại Thơ mới dưới góc độ tư duy mới, ánh sáng tư tưởng mới. Đặc biệt là công trình nghiên cứu “ Thơ mới-Những bước thăng trầm” của Lê Đình Kỵ và “ Thơ mới 1932-1945: Tác giả và tác phẩm” của Lại Nguyên Ân . Hai công trình trên đã đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về Thơ mới, đóng góp cũng như hạn chế, đặc biệt là toàn bộ văn bản thơ ca của các tác giả, trong đó có Thế Lữ .


    Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống hoá những ý kiến của những người đi trước , chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về chủ đề và ngôn ngữ thơ Thế Lữ qua hai tập thơ của tác giả: “Mấy vần thơ”(1935) và “Mấy vần thơ, tập mới” (1941). Qua đó thấy được đặc điểm của Thơ mới trong giai đoạn đầu và sự ảnh hưởng của Thế Lữ đối với các nhà thơ sau ông.


    4. Phương pháp nghiên cứu.



    Định hướng của chúng tôi khi thực hiện đề tài là khảo sát một cách khách quan theo thực chứng văn bản thơ Thế Lữ .Trước tiên chúng tôi thực hiện phép so sánh văn bản thơ Thế Lữ ở các công trình sưu tầm, biên khảo có đề cập đến thơ của ông, đó là: “ Thi nhân Việt Nam” ( Hoài Thanh-Hoài Chân), “ Tổng tập văn học Việt Nam” (T27) (Đinh Gia Khánh), “Tuyển tập thơ Thế Lữ” (Lê Đình Kỵ) và “Thơ mới 1932-1945:Tác giả và tác phẩm” (Lại Nguyên Ân) với nhau và cùng so sánh với văn bản gốc “ Mấy vần thơ”(1935) và “ Mấy vần thơ, tập mới”(1941), để thấy được quá trình sửa đổi văn bản của thơ Thế Lữ diễn ra như thế nào và trong các công trình sưu tập, biên khảo trên, văn bản thơ Thế Lữ ở công trình nào có độ tin cậy cao nhất: Số lượng cũng như hình thức, nội dung thơ Thế Lữ bám sát văn bản gốc “Mấy vần thơ” nhiều nhất. Trong bước làm đầu tiên này, chúng tôi nhận thấy “ Thơ mới 1932-1945: Tác giả và tác phẩm” của Lại Nguyên Ân có độ tin cậy cao nhất. Do đó “ Thơ mới 1932-1945: Tác giả và tác phẩm” của Lại Nguyên Ân sẽ là cuốn sách chúng tôi sẽ dựa vào đó để tiến hành khảo sát ngôn ngữ thơ Thế Lữ


    Căn cứ trên văn bản thơ Thế Lữ được coi là văn bản gốc, chúng tôi tiến hành khảo sát 3 nội dung : Hình thức ngôn ngữ thơ, Hình ảnh và chủ đề thơ Thế Lữ .Riêng nội dung hình thức thơ Thế Lữ, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 3 phương diện: Thể thơ, Kết cấu từ loại, các biện pháp tu từ. Phần hình ảnh thơ Thế Lữ, chúng tôi khảo sát 6 nhóm hình ảnh: Hình ảnh Âm thanh, hình ảnh Con người, hình ảnh Màu sắc, hình ảnh Thời gian, hình ảnh Không gian, hình ảnh Không - Thời gian. Phần chủ đề thơ Thế Lữ, chúng tôi khảo sát ở 5 chủ đề sau :


    -Nỗi buồn thi nhân trước thiên nhiên.


    -Tình yêu nam nữ.


    - Vẻ đẹp thiên nhiên.


    -Dấn thân hành động.


    -Thi ca nghệ thuật.
     
Đang tải...