Luận Văn Luận văn TN: Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại cá

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn TN: Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội


    Tài liệu gồm 64 trang
    Tại Việt Nam
    Đối với phần lớn dân số Việt Nam hiện nay, tự kỷ vẫn là một khái niệm mới mẻ. Một phần có thể do trẻ tự kỷ có bề ngoài như trẻ bình thường, thậm chí còn xinh xắn hơn trẻ thường nên ít ai biết bệnh của các em.
    Cho đến nay ở nuớc ta chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về trẻ tự kỷ và cũng chưa xác định được một phương pháp chăm sóc cụ thể nào. Thuốc men, nhân điện, châm cứu, cúng bái . đều không đưa lại một kết quả cụ thể.
    Cách đây khoảng 20 năm, một số phụ huynh có con bị tự kỷ đã tự tìm kiếm thông tin, cách chữa trị từ nước ngoài, áp dụng cho con mình thấy có hiệu quả, sau đó mở trung tâm để giúp đỡ những gia đình khác. Ở Hà Nội có trung tâm Sao Mai và Phúc Tuệ thuộc dạng này và khá nhiều năm nghiên cứu.
    Điều đáng lưu ý ở đây là trong khi phụ huynh lăn lội tìm kiếm phương pháp hữu hiệu nhất cho con mình thì những bác sĩ, nhà tâm lý, nhà khoa học chỉ biết đến một vài phương pháp chung chung. Họ còn nhiều vấn đề phải quan tâm, trẻ tự kỷ chỉ là một trong những đối tượng cần đến sự giúp đỡ của họ. Có phải vì thế mà những cha mẹ có con tự kỷ nhiều năm nay có kinh nghiệm hơn? Các bác sĩ tâm thần nhi chỉ giúp được những gia đình mới phát hiện bệnh của con, chẩn đoán, đánh giá nhưng chưa có phương pháp can thiệp hiệu quả nào và họ cũng không có đủ thời gian để theo hẳn một ca nào trị liệu từ đầu đến cuối.
    Những năm gần đây, trẻ tự kỷ mới được biết đến và phát hiện ra rất nhiều chủ yếu ở thành phố. Nông thôn thì rất ít hoặc người dân không biết đến. Đa số trẻ tự kỷ chỉ được quan tâm chăm sóc như một dạng chậm khôn trong số trường chuyên biệt hoặc khoa tâm lý tại một vài bệnh viện nhi đồng, trong khi trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển có rất nhiều khác biệt cả về nguyên nhân, biểu hiện, đặc biệt là phương pháp trị liệu và giáo dục.
    Trước nhu cầu của xã hội, hàng loạt các trung tâm ra đời, chưa tính đến chất lượng song về số lượng cũng chưa đủ đối với số trẻ tự kỷ được phát hiện ngày càng nhiều. Một trẻ tự kỷ cần có sự can thiệp của nhà tâm lý lâm sàng, bác sĩ nhi, chuyên viên giáo dục đặc biệt, chuyên viên ngôn ngữ, nhân viên công tác xã hội .Nhưng thực tế chưa có một trung tâm hay một kiểu chữa trị nào ở nước ta đáp ứng được yêu cầu đó và cũng chẳng có một gia đình nào có khả năng mời một lúc từng ấy người can thiệp cho con. ở các trường và trung tâm hiện nay đa số là mỗi cô giáo phải đảm nhiệm ít nhất 5 đến 10 trẻ, một số trung tâm có trị liệu cá nhân 1 cô - 1trò (1giờ /ngày) xong sau đó trẻ lại quay về lớp học chung và hầu như chỉ chơi một mình trong suốt thời gian còn lại.
    Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của những người làm công tác can thiệp cho trẻ tự kỷ còn rất thấp. Một trong số họ là giáo viên các trường mầm non, cử nhân tâm lý học, đa số là giáo viên giáo dục đặc biệt. Họ tự nghiên cứu tài tiệu hoặc qua những khóa tập huấn và quá trình làm việc thực tế tự rút ra kinh nghiệm, kỹ thuật can thiệp chưa thực sự bài bản và khoa học, chỉ áp dụng được với những trường hợp cụ thể mà không phải trường hợp nào cũng đem lại hiệu quả tích cực.
     
Đang tải...