Luận Văn Luận văn TN: Thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã Mỹ Thành (Lạc Sơn - Hoà Bình)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn TN: Thực trạng giáo dục đạo đức cho thiếu niên ở xã Mỹ Thành (Lạc Sơn - Hoà Bình)


    Tài liệu gồm 44 trang
    1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
    Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục ở nước ta được nhiều người quan tâm, suy nghĩ và bàn cãi. Số người quan tâm rất lớn và phạm vi quan tâm rất rộng rãi, từ các bậc cha mẹ đến các thầy cô giáo, từ các cơ quan pháp luật đến các tổ chức đoàn thể xã hội, từ các nhà khoa học, nhà giáo dục đến các nhà lãnh đạo các cấp chính quyền.v.v .
    Từ góc độ tâm lý học, giáo dục học, có nhiều chương trình đã nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh của nhiều tác giả trong nước đã công bố.
    Ở những thập kỷ củaối thế kỷ XX, các tác giả Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, và nhiều tác giả khác đã có những công trình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, từ đó giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện các hành vi đạo đức cho học sinh.
    - Phạm Minh Hạc nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc nhân cách và đề xuất việc thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình giáo dục nhân cách, xem đó là mục tiêu quan trọng nhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục.
    - Phạm Tất Dong nghiên cứu cơ sở tâm lý của việc giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động giáo dục đạo đức, nhằm hình thành lí tưởng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ.
    - Phạm Hoàng Gia nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục nhận thức khoa học với giáo dục đạo đức, những biểu hiện nhân cáh trong lối sống từ đó đưa ra dự báo mô hình nhân cách thanh niên năm 2000.
    Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học hết sức quan tâm hiện tượng suy thoái, thậm chí băng hoá đạo đức ở một bộ phận thanh thiếu niên do tác động tích cực từ những mặt trái của cơ chế thị trường nên đã có những chương trình khoa học đáng quan tâm như:
    - Đề tài: “Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh và sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân” do giáo sư Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm (mã số NN7). Đề tài này mang lại nhiều nội dung mới về giáo dục đạo đức chính trị, tư tưởng trong các trường học từ bậc tiểu học đến bậc đại học.
    - Đề tài: “Giá trị định hướng giá trị, giáo dục giá trị” do giáo sư Phạm Minh Hạc chủ trì (mã số KX07, 1991-1995). Đề tài này nghiên cứu con người với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển, trong đó có đề cập khá nhiều đến vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách con người.
    Ngoài ra còn rất nhiều chương trình nghiên cứu và nhiều bài viết khác về đề tài giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, khó có thể liệt kê ra hết được.
    Trong khoá luận của mình, tôi đã cố gắng kế thừa kết qủa nghiên cứu của các công trình trên để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài của mình, góp tiếng nói khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ tiếp nối, đó là trẻ em những chủ nhân tương lai của đất nước.
     
Đang tải...