Luận Văn Luận văn TN: Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình cho trẻ từ 3-6 tuổi tại

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn TN: Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình cho trẻ từ 3-6 tuổi tại Hà Nội


    Tài liệu gồm 47 trang
    2.1. Nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ.
    Vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình cho trẻ mẫu giáo là rất quan trọng và cần thiết. Khi nghiên cứu về : “Nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng việc giáo dục đạo đức cho trẻ 3 đến 6 tuổi” . Chúng ta thu được kết quả thể hiện trong bảng sau :
    Bảng 1 : Sự cần thiết giáo dục đạo đức cho trẻ.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Mức độ
    [/TD]
    [TD="width: 145"]Rất cần thiết
    [/TD]
    [TD="width: 145"]Cần thiết
    [/TD]
    [TD="width: 139"]Không cần thiết
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 138"]Số lượng
    [/TD]
    [TD="width: 145"]182
    [/TD]
    [TD="width: 145"]18
    [/TD]
    [TD="width: 139"]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 138"]Tần suất
    [/TD]
    [TD="width: 145"]91
    [/TD]
    [TD="width: 145"]9
    [/TD]
    [TD="width: 139"]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Nhìn vào Bảng số liệu trên, chúng ta thấy : có 91% những người được hỏi cho rằng : “Rất cần thiết”, 9% còn lại trong số họ lại cho rằng : “cần thiết”. Qua số liệu cho ta thấy : Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái ở lứa tuổi từ 3 đến t tuổi.
    Với giáo dục tuổi nhỏ thì vai trò của gia đình là rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục đạo đức, giáo dục cách cư xử, lòng nhân ái khi trẻ còn nhỏ. Khi được hỏi là : “Tại sao ông (bà) cho là giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi 3 đến 6 là cần thiết”, chúng ta thu được kết quả như sau : Có 50 người cho rằng : “Đây là lứa tuổi cần được giáo dục đạo đức” và có một số lớn khách thể cho rằng : “Các cháu như tờ giấy trắng, như cây non, cho nên cần phải uốn nắn. Dạy các cháu học ăn học nói ”; có 70 người cho là “trẻ em là tương lai của đất nước, trẻ cần phải được giáo dục toàn diện, mà giáo dục đạo đức là cốt lõi trong nhân cách”.
    Qua đây, cho thấy, nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức là tốt. Và họ cũng lý giải điều trên bằng nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, tất cả họ đều nhận định rằng : “Giáo dục đạo đức là quan trọng để giúp trẻ hoàn thiện nhân cách và đây là lứa tuổi dễ uốn nắn và dễ dạy bảo trẻ làm theo lời hướng dẫn của người lớn. Giáo dục đạo đức là rất quan trọng trong giai đoạn mà trẻ đang mò mẫm mọi thứ, học tập mọi điều, học cách cư xử giao tiếp với những người xung quanh, và đối với trẻ thế giới xung quanh là điều mới lạ”. Vì vậy, khi cha mẹ nhận thức được cách phải giáo dục đối với trẻ là họ thấy rằng trẻ cần phải biết những cách cư xử cần thiết để sau này ra xã hội, trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ khi giao tiếp với mọi người trong xã hội.
    Để tìm hiểu về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, chúng tôi còn đặt câu hỏi : “Có ý kiến cho rằng cha mẹ cần phải học làm cha mẹ. Ông (bà) có đồng ý với ý kiến trên không?”. Về vấn đề này kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy có :
    93% khách thể cho răng “Đồng ý”.
    6% khách thể còn “phân vân, chưa biết, có cần phải học cách để làm cha mẹ không”.
     
Đang tải...