Luận Văn Luận văn TN - Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế qu

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn TN - Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.



    Tài liệu gồm 106 trang


    2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.


    Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:


    Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.


    Hai là, khi xuất phát từ nhu cầu của thị trường coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, sẽ có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này thể hiện ở việc:


    - Xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm .Phát triển ngành chế biến thuỷ hải sản sẽ kéo théo gia tăng của ngành đánh bắt và nuôi trồng sản phẩm cùng loại để đáp đầu vào cho hoạt động sản xuất này .


    - Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Vì hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải không ngừng tìm kiếmcác thị trường tiêu thụ hàng hoá mới cũng như giữ vững các thị trường buôn bán truyền thống. Nó không những là yêu cầu cho hoạt động xuất khẩu tồn tại mà còn là giải pháp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Chính vì quá trình này đã mở rộng được thị trường tiêu thụ. Khi các thị trường xuất khẩu của Việt Nam được xác định rõ ràng sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước phát triển và ổn định.


    - Xuất khẩu tạo ra tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Tức là, xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và công nghệ, kĩ thuật từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước.


    - Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Điều đó, đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất theo hướng sử dụng lợi thế tương đối của đất nước về nhân công, tài nguyên thiên nhiên. Như thế giá thành sản phẩm sẽ được hạ tạo ra khả năng cạnh tranh về mặt giá cả. Mặt khác, cần không ngừng nâng cao chất lượng của hàng hoá phù hợp với đòi hỏi ngày một khắt khe của thế giới.


    2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đòi sống của nhân dân:


    Sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng hoá đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.


    Ngoài ra, xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất, làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành ngề mới ra đời. Sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao hơn và đời sống nhân dân được cải thiện.


    2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.


    Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác có mối quan hệ qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính sách quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.


    3. Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu.


    Mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. nhu cầu của nền kinh tế rất đa dạng như phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm.


    Xuất khẩu là để nhập khẩu, do đó thị trường xuất khẩu phải gắn với thị trường nhập khẩu; phải xuất phát từ yêu cầu thị trường nhập khẩu để xác định phươnh hướng và nguồn hàng thích hợp.


    Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:


    - Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như: vốn, đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên


    - Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch hàng xuất khẩu.


    - Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
     
Đang tải...