Luận Văn Luận văn TN - Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên khoa Tâm lý học trường Đại học

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn TN - Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.



    Tài liệu gồm 130 trang


    1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

    1.1.1 Nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giao tiếp trên thế giới

    Ngay từ thời cổ đại Arixtôt (384 – 322 TCN) trong cuốn sách “Bàn về tâm hồn”, cuốn sách đầu tiên của loài người bàn về tâm lý học đã quan tâm đến kỹ năng hoạt động nói chung. Theo ông nội dung của phẩm hạnh là: “Biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi”; điều đó có nghĩa là: Con người có phẩm hạnh là con người có kỹ năng làm việc. [3]

    Đến những năm đầu thế kỷ XX, tâm lý học hành vi ra đời với đại diện là J. Watson, B.F. Skinner, E.L. Thordai cũng đã bàn tới vấn đề rèn luyện kỹ năng trong việc hình thành hành vi. [23]

    Nhìn chung các nhà tâm lý học phương Tây khi nghiên cứu kỹ năng của con người thường chú trọng vào mục đích làm sao có thể tăng được năng suất lao động một cách tối đa nhất. Có lẽ vì vậy nên họ giành nhiều tâm huyết của mình để tìm hiểu kỹ năng lao động của người công nhân trong quá trình vận hành máy móc.

    Các nhà nghiên cứu Xô Viết cũng giành nhiều thời gian vào việc nghiên cứu về kỹ năng trong đó có KNGT như A.X.Makarenco, N.K.Crupscai, P.A.Rudic . Đặc biệt, dưới ánh sáng của lý thuyết hoạt động hàng loạt những công trình nghiên cứu về kỹ năng, kỹ xảo đã được công bố. Đó là các nghiên cứu của B.F.Lomov, E.N.Kabanova, Miller, V.I.Zucova. Những công trình nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu được con đường hình thành kỹ năng cũng như điều kiện để hình thành kỹ năng (tri thức và kinh nghiệm) của chủ thể hoạt động. Theo họ, muốn hình thành kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó, trước hết phải cung cấp các tri thức về hoạt động đó cho người học.[32]

    Một số tác giả khác lại quan tâm tới việc phân loại kỹ năng và các đặc điểm cụ thể của chúng như A.V.Petrovsky, Cruchetxki, N.D.Levitov. Khi chia kỹ năng ra thành kỹ năng bậc thấp và kỹ năng bậc cao các tác giả nhấn mạnh tới kỹ năng bậc cao của những hành động phức tạp, trong những hoàn cảnh không ổn định. Theo họ kỹ xảo đã có là thành phần của kỹ năng. [3]

    Xavier Rogier lại xem kỹ năng như là một biểu hiện của năng lực và không có một kỹ năng nào tồn tại dưới dạng thuần khiết, mọi kỹ năng đều được biểu hiện thông qua những nội dung cụ thể. Theo tác giả kỹ năng được phân ra thành hai nhóm: nhóm kỹ năng nhận thức và nhóm kỹ năng hoạt động tay chân. [26]

    Còn nhà tâm lý học V.P. Dakharov đã giành nhiều công sức để phân loại các nhóm kỹ năng giao tiếp. Trong trắc nghiệm giao tiếp của mình ông đã đưa ra 10 nhóm kỹ năng giao tiếp. Đó là sự phân định khá rõ ràng mạch lạc; nghiên cứu của ông tới nay vẫn còn giá trị lớn, đặc biệt trắc nghiệm này hiện nay vẫn được sử dụng tại Việt Nam. [24]

    Dưới góc độ của tâm lý học quản lý, với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức và công tác quản lý, các nhà nghiên cứu cũng đã tập trung đi sâu nghiên cứu kỹ năng giao tiếp trong quản lý. Tuy xuất phát từ những hướng đi khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất ở quan điểm cho rằng kỹ năng, kỹ năng giao tiếp không phải tự dưng mà có, muốn hình thành được kỹ năng nói chung, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp của người quản lý thì chủ thể cần phải có tri thức về lĩnh vực đó và cần phải tích cực tham gia vào hoạt động.

    Như vậy việc nghiên cứu kỹ năng nói chung, kỹ năng giao tiếp nói riêng của các tác giả nước ngoài ở một mức nào đó đã thu được những hiệu quả nhất định. Kết quả cung cấp cho chúng ta những tri thức khoa học trong việc nhìn nhận vai trò cụ thể của kỹ năng đối với một hoạt động, với một lĩnh vực lao động nhất định trong xã hội.

    1.1.2 Nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giao tiếp tại Việt Nam

    Tại Việt Nam trong tâm lý học đề tài nghiên cứu về kỹ năng, KNGT khá nhiều. Đặc biệt trong những năm gần đây các tác giả bắt đầu đi sâu nghiên cứu về KNGT trong một số lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể.

    Tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong “Tâm lý học đại cương” 1995, đã quan niệm Tri thức- Kỹ năng- Kỹ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực nào đó.

    Tác giả Trần Trọng Thuỷ trong giáo trình “Tâm lý học lao động” đã làm rõ khái niệm kỹ năng và điều kiện để hình thành kỹ năng hoạt động lao động. Trong bài viết : “Tình người, giao tiếp và văn hoá giao tiếp”; 1998 tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tình người, văn hoá và giao tiếp, tác giả viết: “Văn hoá giao tiếp có liên quan mật thiết với kỹ năng giao tiếp, có một số kỹ năng giao tiếp đặc trưng của con người như kỹ năng chỉnh sửa các ấn tượng ban đầu của mình về người khác khi mới quen với họ, kỹ năng bước vào giao tiếp với người khác một cách không có định kiến. Những kỹ năng này không có sẵn, mà phải thông qua học tập và rèn luyện” [28]
     
Đang tải...