Đồ Án Luận văn tiến sĩ: Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Ch

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


    XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
    TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG

    Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN . I
    TÓM TẮT II
    ABSTRACT IV
    CHỮ VIẾT TẮT . VI
    MỤC LỤC . VIII
    HÌNH & BẢNG BIỂU . X
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Đặt vấn đề . 1
    2. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    3. Lý do chọn Cù Lao Chàm để thử nghiệm mô hình . 2
    4. Mục đích nghiên cứu . 3
    5. Phương pháp luận nghiên cứu 3
    6. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 3
    7. Đối tượng nghiên cứu 3
    8. Phạm vi nghiên cứu . 4
    9. Nội dung nghiên cứu . 4
    10. Đóng góp khoa học mới của luận án 4
    11. Kết cấu luận án 6
    Chương 1 . 7
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Phương pháp nghiên cứu chung 7
    1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu . 7
    1.3. Phương pháp PRA 8
    1.4. Phương pháp phân tích thông tin . 9
    1.5. Phương pháp tính sản lượng trên một đơn vị cường lực đánh bắt 9
    1.6. Phương pháp chọn mẫu điều tra 16
    1.7. Phương pháp phân tích chất lượng môi trường và đa dạng sinh học 16
    Chương 2
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐỒNG QUẢN LÝ . 19
    2.1. Quan niệm về đồng quản lý 19
    2.2. Áp dụng thực tế đồng quản lý . 23
    2.3. Nhận định và các bài học kinh nghiệm 27
    Chương 3
    XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ
    3.1. Hệ thống các tiêu chí, cơ chế chung cho một mô hình đồng quản lý . 30
    3.1.1. Khái niệm quản lý TN,MT trên cơ sở hệ sinh thái 34
    3.1.2. Định hướng quản lý năng lực khai thác quá mức nghề cá mở . 34
    3.1.3. Vấn đề tài chính của cơ quan ĐQL . 35
    3.2. Giả thiết ban đầu 35
    3.3. Luận giải mục tiêu ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL . 37
    3.4. Xây dựng và ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL tại KBTB CLC 40
    3.4.1. Phần lý luận . 40
    3.4.1.1. Khung logic định hướng xây dựng và ứng dụng thử nghiệm mô hình
    ĐQL 40
    3.4.1.2. Phân tích khung logic ĐQL . 42
    3.4.1.3. Xây dựng nền tảng hệ quả ĐQL 44
    3.4.1.4. Phân tích khung hệ quả ĐQL 44
    3.5.1.5. Thiết kế mô hình Đồng quản lý . 46
    3.4.2. Phần thực tiễn 49
    3.4.2.1. Khối quản lý Nhà nước với các hoạt động chính trị - xã hội 49
    3.4.2.2. Khối các bên liên quan với các hoạt động thực nghiệm khoa học . 59
    3.4.2.3. Khối cộng đồng với hoạt động sản xuất vật chất và các lĩnh vực khác
    của thực tiễn 76
    3.5. Kế hoạch tài chính bền vững cho KBTB Cù Lao Chàm 79
    Chương 4
    DIỄN GIẢI VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM
    MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ
    4.1. ĐQL hỗ trợ KBTB quản lý hiệu quả TN,MT trên cơ sở hệ sinh thái . 80
    4.2. ĐQL hỗ trợ KBTB quản lý hiệu quả nghề cá ven bờ . 94
    4.3. ĐQL hỗ trợ KBTB phát triển hiệu quả sinh kế thay thế tại CLC . 102
    4.4. ĐQL hỗ trợ KBTB góp phần phát triển kinh tế địa phương . 107
    4.5. Kết quả lợi ích hiện tại của KBTB Cù Lao Chàm . 108
    4.6. Xác lập được cơ chế bền vững cho KBTB Cù Lao Chàm 112
    4.7. Kết quả quan trắc giám sát 118
    4.8. Kết quả chất lượng môi trường và ĐDSH . 120
    4.9. Đánh giá các kết quả đạt được của KBTB Cù Lao Chàm 136
    4.10. Nhận định về tính khả thi của mô hình ĐQL 148
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 152
    1. Kết luận . 152
    2. Kiến nghị . 153


    HÌNH & BẢNG BIỂU
    Hình

    Hình 1.1. Vị trí các điểm thu mẫu chất lượng nước tại KBTB Cù Lao Chàm [29]. 17
    Hình 1.2. Phân bố các quần cư chủ yếu trong KBTB Cù Lao Chàm năm 2008 18
    Hình 2.1. Các bên liên quan tham gia ĐQL . 19
    Hình 2.2. ĐQL kết nối quản lý Nhà nước và lấy cộng đồng làm trọng tâm 20
    Hình 3.1. Khung logic chu trình xây dựng mô hình ĐQL 41
    Hình 3.2. Khung hệ quả ĐQL 45
    Hình 3.3. Mô hình ĐQL tài nguyên - môi trường dựa vào cộng đồng [59]. 48
    Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước tại Cù Lao Chàm . 55
    Hình 3.5. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KBTB Cù lao Chàm 56
    Hình 3.6. Sơ đồ quan hệ giữa BQL KBTB với các cơ quan liên quan 57
    Hình 3.7 Biểu diễn thành phần nghề nghiệp cá nhân (năm 2004) . 61
    Hình 3.8. Phân tích hiện trạng TN,MT theo mô hình DPSIR . 69
    Hình 3.9. Bản đồ phân vùng chức năng Cù Lao Chàm . 74
    Hình 4.1. Cộng đồng biểu quyết sự đồng thuận của mình 81
    Hình 4.2. Các bên liên quan đối với các tài nguyên mục tiêu . 83
    Hình 4.3. Số phần trăm vi phạm quy chế vùng ngư trường 84
    Hình 4.4. Số vụ vi phạm quy chế trong và ngoài KBTB từ 8/2006 - 9/2010 . 85
    Hình 4.5. Số vụ các nghề vi phạm quy chế trong và ngoài KBTB 85
    Hình 4.6. Số (%) các nghề trong và ngoài KBTB vi phạm quy chế 86
    Hình 4.7. Phân bổ năng lực khai thác tại các vùng ngư trường . 95
    Hình 4.8. Phân bổ năng lực khai thác trên các vùng ngư trường 96
    Hình 4.9. Phân bổ năng lực theo nhóm nghề đánh bắt tại Cù Lao Chàm 97
    Hình 4.10. Phân bổ năng lực đánh bắt theo các thôn của Cù Lao Chàm . 97
    Hình 4.11. Tổng sản lượng thủy sản của CLC từ năm 1996- 2009 . 98
    Hình 4.12. Sản lượng đánh bắt hằng năm trên các vùng ngư trường 98
    Hình 4.13. Phân bổ sản phẩm đánh bắt theo các vùng ngư trường . 99
    Hình 4.14. Phân bổ sản lượng, sản phẩm theo các vùng ngư trường 100
    Hình 4.15. Sản lượng hằng năm của CLC theo các vùng ngư trường . 100
    Hình 4.16. Biểu diễn tổng sản lượng từng vùng trong KBTB CLC 101
    Hình 4.17. Doanh thu khai thác hải sản tại Cù Lao Chàm (1998 - 2009) 102
    Hình 4.18. Biểu diễn (%) số hộ ngư dân bị ảnh hưởng bởi việc phân vùng 103
    Hình 4.19. Các nhóm nghề hiện tại trong KBTB Cù Lao Chàm . 104
    Hình 4.20. Các nhóm nghề hoạt động lâu năm tại Cù Lao Chàm . 105
    Hình 4.21. Mức độ du khách ưa chuộng các sản phẩm du lịch CLC 106
    Hình 4.22. Doanh thu các ngành nghề và sản phẩm du lịch từ 2007 đến 2009 . 107
    Hình 4.23. Doanh thu hải sản, sản phẩm du lịch và tham quan/lặn tại CLC . 108
    Hình 4.24. Doanh thu và kế hoạch đến năm 2015 111
    Hình 4.25. Doanh thu du lịch trong/ngoài CLC và kế hoạch đến năm 2015 . 111
    Hình 4.26. Các nguồn tài chính xây dựng và phát triển của KBTB CLC 113
    Hình 4.27. Diễn biến tình hình du khách đến Cù Lao Chàm 114
    Hình 4.28. Nội dung thu phí tham quan . 115
    Hình 4.29. Nội dung thu phí lặn biển . 115
    Hình 4.30. Doanh thu và phân bổ phí lặn biển tại KBTB CLC. 116
    Hình 4.31. Doanh thu và phân bổ phí tham quan tại KBTB CLC. 116
    Hình 4.32. Tổng doanh thu và phân bổ phí dịch vụ (PES) tại KBTB CLC. 117
    Hình 4.33. Doanh thu trước và sau khi thu phí dịch vụ (PES) 117
    Hình 4.34. Bản đồ vị trí thu mẫu nước biển giám sát chất lượng hằng năm 120
    Hình 4.35. Tỷ lệ (%) bậc độ phủ của san hô ở khu vực khảo sát. . 122
    Hình 4.36. Sự thay đổi (%) độ phủ san hô sống ở khu vực khảo sát . 123
    Hình 4.37. Sự thay đổi (%) độ phủ san hô cứng ở khu vực khảo sát . 123
    Hình 4.38. Sự thay đổi (%) độ phủ san hô mềm ở khu vực khảo sát 124
    Hình 4.39. Sự thay đổi độ phủ của san hô sống tại 10 điểm giám sát cố định . 124
    Hình 4.40. Độ phủ trung bình của san hô sống tại 10 điểm giám sát cố định 125
    Hình 4.41. Độ phủ trung bình của san hô cứng tại 10 điểm giám sát cố định . 125
    Hình 4.42. Độ phủ trung bình của san hô mềm tại 10 điểm giám sát cố định . 126
    Hình 4.43. Độ phủ san hô san hô chết vỡ vụn tại 10 điểm giám sát cố định . 126
    Hình 4.44. Độ phủ của tập đoàn dạng san hô tại 10 điểm giám sát cố định 127
    Hình 4.45. So sánh độ phủ trung bình của san hô sống 127
    Hình 4.46. Mật độ tổng số cá rạn san hô (con/100m
    Hình 4.47. Mật độ trung bình cá rạn san hô được BVNN và KBVNN . 129
    Hình 4.48. Mật độ ĐVKXS kích thước lớn tại 10 điểm giám sát cố định . 130
    Hình 4.49. Mật độ Cầu gai đen tại 10 điểm giám sát cố định . 131
    Hình 4.50. Mật độ Hải sâm tại 10 điểm giám sát cố định . 131
    Hình 4.51. Mật độ thân mềm tại 10 điểm giám sát cố định 132
    Hình 4.52. Mật độ ĐVKXS kích thước lớn được BVNN và KBVNN 132
    Hình 4.53. Nước ngọt mang trầm tích cao và rác thải tấn công Cù Lao Chàm . 134
    Hình 4.54. Các chỉ thị đánh giá cộng đồng CLC 140
    Hình 4.55. Mức độ tham gia và hành động của cộng đồng . 141
    Hình 4.56. Cấp độ cộng đồng tham gia vào các hoạt động của KBTB CLC . 142
    Hình 4.57. Mối quan hệ giữa hành động, cấp độ ĐQL, và cấp độ tham gia 145
    Hình 4.58. Cấp độ đồng quản lý tại KBTB Cù Lao Chàm 145
    Hình 4.59. Chuỗi các sự kiện trong quá trình ĐQL ở KBTB Cù Lao Chàm . 151

    Bảng
    Bảng 1.1. Tổng số tàu cá Cù Lao Chàm phân theo đội tàu [87]. . 10
    Bảng 1.2. Tổng số tàu cá Cù Lao Chàm phân theo vùng khai thác [87]. 11
    Bảng 1.3. Phân bổ số lượng sổ ghi nhật ký khai thác [87]. . 11
    Bảng 3.1. Phân tích thành phần, trách nhiệm, quyền lợi các bên tham gia 51
    Bảng 3.2. Nghề nghiệp cá nhân của cộng đồng Cù Lao Chàm . 60
    Bảng 3.3. Tình hình thảm cỏ biển Cù Lao Chàm . 64
    Bảng 3.4. Tình hình khai thác sinh vật biển rạn san hô chiếm ưu thế . 66
    Bảng 3.5. Lịch mùa vụ ngư trường Cù Lao Chàm 67
    Bảng 3.6. Xác định thứ tự ưu tiên các giải pháp theo nguyên tắc SMART . 70
    Bảng 3.7. Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức theo ma trận SWOT . 71
    Bảng 4.1. Quy chế quản lý KBTB Cù Lao Chàm . 82
    Bảng 4.2. Diễn biến các thiết chế cộng đồng được thành lập/ban hành và duy trì 90
    Bảng 4.3. Phân tích các nguồn tài chính được kêu gọi cho KBTB CLC . 112
    Bảng 4.4. Bộ chỉ thị và chỉ tiêu giám sát 118
    Bảng 4.5. Bộ chỉ tiêu đánh giá các đối tượng tài nguyên mục tiêu . 119
    Bảng 4.6. Kết quả chất lượng nước tại các vùng ngư trường CLC . 121
    Bảng 4.7. Số lượng Sao biển Gai và các vết tẩy trắng 129
    Bảng 4.8. So sánh mật độ Cầu gai tại các khu vực . 130
    Bảng 4.9. Diễn biến đa dạng sinh học biển tại KBTB Cù Lao Chàm . 133
    Bảng 4.10. Diễn biến các dấu hiệu/hoạt động của KBTB theo thời gian 136
    Bảng 4.11. Diễn biến các dấu hiệu/hoạt động theo ý kiến của dân . 138
    Bảng 4.12. Phần trăm lượt người tham gia trong các hoạt động . 142


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề
    Ở nước ta, tài nguyên, môi trường (TN,MT) biển là nơi nương tựa sinh kế của hơn 20 triệu người sống dựa vào nguồn lợi ven bờ, trong đó có hơn 157 xã nghèo ven biển và trên hải đảo. Sự phụ thuộc này càng trở nên quan trọng sống còn khi công tác quản lý TN,MT biển còn có những bất cập và các biểu hiện suy giảm môi trường, cạn kiệt tài nguyên biển ngày càng rõ nét [1]. Khai thác không hợp lý, ô nhiễm biển, thiên tai ở vùng biển, quản lý đơn ngành, thiếu sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, đặc biệt là sự chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa cộng đồng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng TN,MT biển vẫn là những vấn đề bức xúc [20].
    Việc phối hợp giữa Nhà nước, cộng đồng và các bên liên quan (stakeholder) để bảo vệ và sử dụng hợp lý TN,MT nói chung và biển nói riêng là một trong những hiệu quả đem lại của đồng quản lý (ĐQL)
    Qua thực tế áp dụng ĐQL ở một số nước trên thế giới, thì cộng đồng địa phương được tham gia trong quá trình quy hoạch, lập kế hoạch phân vùng và ra quyết định thường chú ý các tác động ảnh hưởng TN,MT ở địa phương có hệ thống hơn 102. Gần đây, trong chừng mực khác nhau cơ chế ĐQL được nghiên cứu ứng dụng và bước đầu đã hố trợ công tác quản lý nhà nước về TN,MT biển, ven biển ở một số địa phương như: Bến Tre, Tiên Yên (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Đầm Thị Nại (Bình Định), [4]. Về mặt chủ trương, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Quy chế dân chủ cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” [16].
    Cho nên, việc bảo vệ biên giới biển và hải đảo của mỗi công dân phải được xem là một nhiệm vụ gắn liền với quá trình sản xuất (trên biển, hải đảo và ven biển)

    2. Tính cấp thiết của đề tài
    Mặc dù sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ TN,MT nói chung và biển nói riêng đã dần được pháp lý, được cụ thể trong nhiều văn bản chính sách, pháp luật khác nhau (Chỉ thị số 36 - CT/TW của Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN ngày 26/8/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [3]; Nghị quyết số 41 - NQ/TW ban hành ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường; Luật Thủy sản ban hành tháng 11/2003, ) nhưng đến nay vẫn chưa có một mô hình ĐQL theo đúng nghĩa được áp dụng bài bản, đặc biệt không có ĐQL cho Khu bảo tồn biển (KBTB) để chia sẻ trách nhiệm và lợi ích (quyền và lợi) cho cộng đồng được tham gia vào sự nghiệp quản lý khai thác bền vững TN,MT và bảo vệ biên giới biển, hải đảo và ven biển của đất nước.
    Vì vậy, việc “Xây dựng mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam” để vận động cộng đồng địa phương tham gia với tư cách “chủ thể” không phải “khách thể” [17] là một đòi hỏi khách quan, một nhu cầu thực tế ở nước ta hiện nay và trong tương lai.

    3. Lý do chọn Cù Lao Chàm để thử nghiệm mô hình
    Quần đảo Cù Lao Chàm nằm tách xa đất liền, người dân trên đảo này đã trải qua bao đời có sinh kế phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên của các hệ sinh thái biển như: vụng biển, rạn san hô, thảm cỏ biển, ghềnh đá và bờ cát, Các hệ sinh thái quan trọng này còn tạo cho vùng biển Cù Lao Chàm (CLC) một tiềm năng bảo tồn cao và Cù Lao Chàm đã trở thành một KBTB quan trọng trong hệ thống 16 KBTB Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó và tương tác giữa cộng đồng và KBTB ở đây, đặt ra một phương thức quản lý và bảo vệ TN,MT mà cộng đồng là trọng tâm và ĐQL chính là phương thức đáp ứng nhu cầu trên.
    Thành lập KBTB Cù Lao Chàm nhằm cải thiện quản lý nghề cá, bảo vệ phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn phát triển đa dạng sinh học và nguồn lợi biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên; thông qua cải thiện quản lý về vấn đề rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường biển, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng tài nguyên biển. Đồng thời, phát triển du lịch biển - đảo để cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương này [70]. Kinh nghiệm của Thế giới cho thấy, việc thành lập KBTB cũng là sự tăng cường hợp tác giữa Nhà nước, các nhà khoa học, các tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng địa phương cùng quản lý hiệu quả TN,MT trong KBTB [13].

    4. Mục đích nghiên cứu
    Đưa ra giải pháp tối ưu để vận động cộng đồng địa phương tham gia chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý TN,MT ở KBTB Cù Lao Chàm.

    5. Phương pháp luận nghiên cứu

    Từ mục đích trên, giải pháp mà mô hình ĐQL vận dụng tại KBTB CLC đã được định hướng nghiên cứu ứng dụng theo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Ba hình thức hoạt động thực tiễn sẽ gắn liền với ba thành phần cộng đồng tham gia ĐQL là khối Nhà nước trong hoạt động chính trị - xã hội, khối các bên liên quan trong hoạt động thực nghiệm khoa học và khối cộng đồng địa phương trong các hoạt động sản xuất vật chất phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của CLC; sẽ được thực hiện đúng nghĩa theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để kêu gọi vận động cộng đồng cùng tham gia chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi.

    6. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
    a. Tổng quan các mô hình ĐQL hoặc liên quan đến ĐQL (quản lý có sự tham gia của người dân, quản lý dựa vào cộng đồng) trong quản lý TN,MT vùng bờ biển (gọi tắt là vùng bờ).
    b. Định hướng các tiêu chi, cơ chế chung cho một chương trình ĐQL
    c. Thiết kế mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm.
    d. Ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL TN,MT trong các hoạt động thực tiễn: quy hoạch phân vùng chức năng, xây dựng quy chế và các kế hoạch quản lý. Bổ sung cải thiện sinh kế; đào đạo các ngành nghề chuyển đổi sinh kế thay thế, giao quyền quản lý TN,MT cho cộng đồng khai thác du lịch và tuần tra canh gác.
    e. Nhận định, phân tích tính khả thi, bền vững của mô hình ĐQL TN,MT tại KBTB Cù Lao Chàm để có thể nhân rộng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...