Luận Văn Luận văn Tiến sĩ Ngữ văn: "Tình hình song ngữ Khmer-Việt tại đồng bằng sông Cửu Long – Một số vấn đề

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN
    Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011




    MC LỤC (Luận án dài 245 trang)

    DẪN NHẬP

    1. Lý do chọn đề tài 8
    2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu . 9
    2. Tính cấp bách, cần thiết, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn . 9
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
    4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 10
    5. Cơ sở lý luận . 14
    6. Phương pháp nghiên cứu . 14
    7. Cấu trúc luận án . 17

    Chương 1: BỐI CẢNH TIẾP XÚC NGÔN NGỮ KHMER-VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . 19
    1.1 Ngôn ngữ học tiếp xúc 19
    1.1.1 Các định nghĩa và khái niệm . 19
    1.1.2 Các lĩnh vực nghiên cứu của Ngôn ngữ học tiếp xúc 21
    1.1.3 Các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ . 22
    1.2 Bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ KV ở ĐBSCL 25
    1.2.1 ĐBSCL và cộng đồng dân tộc Khmer . 25
    1.2.2 Các trường hợp nghiên cứu điển hình . 32
    1.2.3 Tiếng Việt, tiếng Khmer và sự phát triển quy tụ của các ngôn ngữ Đông
    Nam Á 38
    1.3 Xác định cảnh huống tiếng Khmer ở ĐBSCL 48
    1.3.1 Tiêu chí phân loại . 48
    1.3.2 Các loại hình cảnh huống ngôn ngữ 49
    1.3.3 Loại hình của cảnh huống tiếng Khmer . 51
    1.4 Tiểu kết chương 53

    Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG SONG NGỮ KHMER- VIỆT Ở ĐBSCL . 55
    2.1 Các môi trường song ngữ ở ĐBSCL 55
    2.1.1 Môi trường song ngữ về mặt địa lý . 55
    2.1.2 Môi trường song ngữ về mặt xã hội 57
    2.2 Phân loại người Khmer về mặt song ngữ . 63
    2.2.1 Phương pháp và tiêu chí phân loại 64
    2.2.2 Kết quả phân loại . 67
    2.2.3 Khuynh hướng phát triển của các nhóm người Khmer song ngữ 73
    2.2.4 Người Khmer song ngữ nhìn từ một số tham tố xã hội . 75
    2.3 Phân loại vùng địa lý về mặt song ngữ 78
    2.3.1 Các tiêu chí và phương pháp phân loại . 78
    2.3.2 Kết quả phân vùng và một số đặc điểm vùng song ngữ KV 79
    2.4 Vị thế và việc sử dụng các ngôn ngữ trong cộng đồng song ngữ 82
    2.4.1 Vị thế ngôn ngữ và các lĩnh vực giao tiếp 82
    2.4.2 Sự phân công chức năng tiếng Việt và tiếng Khmer . 85
    2.5 Tiểu kết chương . 91

    Chương 3: MỘT SỐ HỆ QUẢ CỦA SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ KHMER- VIỆT Ở ĐBSCL . 92
    3.1 Các cơ sở lý thuyết và phân biệt 92
    3.1.1 Khái niệm “mã” 92
    3.1.2 Một số hiện tượng về mã qua tiếp xúc ngôn ngữ . 93
    3.1.3 Một số hiện tượng về biến đổi ngôn ngữ qua tiếp xúc . 95
    3.1.4 Một số phân biệt giữa các khái niệm 96
    3.2 Chọn mã và luân phiên mã ở song ngữ KV 99

    3.2.1 Chọn mã, vay mượn và sao phỏng trong tiếng Khmer 99
    3.2.2 Chuyển mã . 113
    3.3 Giao thoa KV 122
    3.3.1 Giao thoa thanh điệu tiếng Việt của người Khmer 123
    3.3.2 Lỗi chính tả của học sinh Khmer 131
    3.4 Tiểu kết chương . 135

    Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH VÀ GIÁO DỤC SONG NGỮ
    KHMER-VIỆT Ở ĐBSCL 137

    4.1 Chính sách ngôn ngữ đối với dân tộc Khmer . 137
    4.1.1 Tình hình nghiên cứu và chính sách ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam . 137
    4.1.2 Chính sách ngôn ngữ cho vùng song ngữ KV . 143
    4.2 Giáo dục song ngữ KV 156
    4.2.1 Một số kiểu loại giáo dục song ngữ 158
    4.2.2 Tình hình giáo dục song ngữ KV hiện nay 160
    .2.3 Giáo dục tiếng Việt cho đồng bào Khmer . 166
    4.2.4 Vài lưu ý về việc học và viết chữ Khmer 169
    4.3 Tiểu kết chương . 176
    KẾT LUẬN . 178

    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 185
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 200
    PHỤ LỤC 201

    1. Lý do chọn đề tài

    PHẦN MỞ ĐẦU

    Sự cộng cư lâu đời và hoà hợp giữa hai dân tộc Việt và Khmer cũng như sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer đã tạo nên tình hình song ngữ KV tại nhiều khu vực ở ĐBSCL với các kiểu loại người, các vùng song ngữ khác nhau, cũng như những biến đổi, phát triển của hai ngôn ngữ trong tiếp xúc. Trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, nhất là quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, từ ngôn ngữ, đến giáo dục, đến phát triển xã hội là con đường mà các nhà làm chính sách cần phải tính đến, và ba yếu tố này cũng tạo nên một tam giác tương hỗ. Đề tài “Tình hình song ngữ Khmer-Việt tại ĐBSCL – Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn.” được lựa chọn trên cơ sở đó và quan tâm đến mối quan hệ tương hỗ này ở mắt xích đầu tiên (ngôn ngữ), và các kết quả nghiên cứu sẽ làm nền tảng cho việc hoạch định hai mắt xích còn lại một cách hợp lý trường hợp cộng đồng người Việt gốc Khmer tại ĐBSCL. Đề tài được thực hiện với những lý do chủ yếu sau:
    - Lý do thứ nhất: Nghiên cứu dân tộc thiểu số là một mảng nghiên cứu quan trọng ở một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Ở vùng ĐBSCL - một khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, dân tộc Khmer đóng vai trò rất quan trọng về các mặt lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội và chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Khmer và tình hình song ngữ KV, như là một phần của nghiên cứu dân tộc, sẽ đóng góp vào sự phát triển của bản thân cộng đồng dân tộc này và vào sự ổn định kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị.
    - Lý do thứ hai: Vấn đề song ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội, một khuynh hướng nghiên cứu cần được phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là giữa tiếng Việt với ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Đây là một lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm từ lâu và thích thú, bởi tính ứng dụng của nó trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, vốn là nghề nghiệp của chúng tôi hiện nay.
    - Lý do thứ ba: Luận án tiến sĩ này được phát triển từ luận văn cao học của chúng tôi về đề tài song ngữ KV. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài này sẽ giúp chúng tôi tận dụng được các kết quả nghiên cứu trước đó và khai thác được khía cạnh mô tả lịch đại thông qua so sánh.
    - Lý do thứ tư: Khi lựa chọn đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc mà chúng tôi đã nhiều năm tiếp xúc, nghiên cứu và trở nên yêu mến.
    2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

    Trên cơ sở một số lý thuyết mới về nghiên cứu song ngữ, cũng như số liệu, ngữ liệu thu thập được qua thực địa, mục đích nghiên cứu là mô tả các đặc điểm môi trường, đặc điểm cộng đồng, đặc điểm ngôn ngữ học, qua đó cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình song ngữ KV hiện nay của đồng bào Khmer ĐBSCL. Bức tranh đó sẽ bao gồm việc mô tả khả năng và việc sử dụng song ngữ của người Khmer trong giao tiếp, sự hành chức của hai ngôn ngữ trong xã hội, thái độ của cộng đồng đối với các ngôn ngữ, sự phát triển biến đổi của các ngôn ngữ trong tiếp xúc và từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách dân tộc, chính sách giáo dục cho cộng đồng Khmer ở ĐBSCL.
    Để thực hiện các mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án là: hệ thống hoá và giới thiệu một cách có chọn lọc các lý thuyết liên quan đến nội dung luận án; giới thiệu khái quát về ĐBSCL cũng như các địa bàn nghiên cứu; miêu tả và chỉ ra các đặc điểm của cộng đồng song ngữ KV qua các nghiên cứu trường hợp cả ở góc độ định tính lẫn định lượng; mô tả và phân tích các hệ quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ KV; và, tổng thuật, phân tích, đánh giá cũng như gợi ý những chính sách ngôn ngữ, chính sách giáo dục song ngữ và giáo dục ngôn ngữ cho người Khmer vùng song ngữ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...