Luận Văn LUẬN VĂN TIẾN SĨ LUẬT HỌC -Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
    1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ quan trọng bậc nhất. Bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật với đạo đức.
    Tuy nhiên, thực tế Việt Nam cho thấy, vị trí, vai trò của pháp luật, đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng nhìn chung chưa được nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ cả từ phía nhà nước, cả từ phía xã hội. Trong cơ chế kinh tế cũ, nhận thức về pháp luật có hai khuynh hướng, hoặc quá đề cao pháp luật, coi pháp luật là công cụ vạn năng có thể xác lập hay xóa bỏ một quan hệ xã hội nào đó một cách duy ý chí; hoặc lại hạ thấp vai trò của pháp luật, dẫn đến sử dụng mệnh lệnh hành chính, các quan niệm đạo đức mới như tinh thần làm chủ tập thể, mỗi người vì mọi người . để thay thế cho pháp luật. Trong khi đó, trong một thời gian dài trước đây, do nhận thức ấu trĩ, giáo điều về chủ nghĩa xã hội, nên đã không thấy hết được vai trò, giá trị to lớn của truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thậm chí nhiều quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc còn bị coi là tàn dư của chế độ cũ cần phải loại bỏ. Lối suy nghĩ, tư duy và hành động đó còn ảnh hưởng không nhỏ trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay. Điều này dẫn đến, trong thực tiễn, việc sử dụng pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội còn nhiều hạn chế, một mặt, những ưu thế vốn có của pháp luật cũng như đạo đức không được phát huy hết, mặt khác, sự tác động bổ sung cho nhau giữa chúng cũng không khai thác được, chính vì vậy, hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội của cả pháp luật và đạo đức đều chưa cao.
    Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã qui định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Xây dựng nhà nước pháp quyền đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước và toàn xã hội. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật được đặc biệt coi trọng, giữ vai trò thống trị trong đời sống nhà nước và xã hội, mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội kể cả nhà nước đều phải thượng tôn pháp luật, chấp pháp nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia Á Đông, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo, sự coi trọng đạo lý, ứng xử theo đạo lý đã trở thành truyền thống của dân tộc. Truyền
    5
    thống đó ăn sâu, bám chắc trong tâm lý xã hội, nó cố kết chặt chẽ trong tư duy con người. Có thể nói, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, thói quen xử sự theo đạo lý vẫn còn “ngự trị” trong lối sống của không ít người, ngược lại, thói quen xử sự theo pháp luật vẫn chưa được hình thành. Trong điều kiện đó, việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay gặp không ít khó khăn.
    Qua mấy chục năm tiến hành công cuộc cải cách, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống xã hội đã có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, cùng với nó, mặt trái của nền kinh tế thị trường và việc hợp tác, hội nhập quốc tế cũng gây ra không ít phức tạp, đó là sự coi thường các giá trị truyền thống, lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, chạy theo đồng tiền, đặt vật chất, tiền bạc lên trên hết, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách Sự xuống cấp của đạo đức xã hội đã gây ra những hệ lụy to lớn, làm đảo lộn các giá trị của cuộc sống, cản trở sự phát triển của xã hội, làm xã hội vận động, phát triển một cách không lành mạnh, thiếu vững chắc.
    Do vậy, phát triển kinh tế phải đi đôi với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Phát triển kinh tế phải đi đôi với xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
    Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hợp tác, hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quốc tế. Bản lĩnh, sự tự tin cũng như sự thành công trong các quan hệ quốc tế phụ thuộc khá lớn vào nền tảng văn hóa phong phú và đặc sắc của dân tộc. Mở cửa, hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì ảnh hưởng của điều kiện quốc tế đến đời sống kinh tế - xã hội trong nước ngày càng lớn, trong đó, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực. “Mở cửa ra, gió mát lùa vào thì ruồi muỗi cũng bay vào”. Chính vì vậy, cần phải có những rào cản hữu hiệu để sàng lọc, tiếp thu, học hỏi những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, ngăn chặn sự ảnh hưởng của những quan điểm, tư tưởng, lối sống độc hại Trong điều kiện đó, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là một màng lọc có hiệu quả nhất, chúng “đóng vai trò màng lọc và điều tiết việc sản sinh, tiếp thu cái mới, nhất là cái mới từ bên ngoài”, bởi lẽ chúng đã được “sàng lọc, tích lũy và kế thừa qua nhiều thế hệ”, chúng đã trở thành “thuần phong, mỹ tục và mang “khí thiêng sông núi” [123, tr.170,171]. Chính vì vậy, việc giữ gìn,bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn và vô cùng cần thiết.
    6
    Tất cả những phân tích trên đây cho thấy, cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, đặc biệt là mối quan hệ giữa chúng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, nhằm có được những tri thức đúng đắn về vị trí, vai trò, ưu thế cũng như hạn chế của từng yếu tố, sự tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa chúng . Trên cơ sở đó, đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Từ đó có cơ sở đề ra những giải pháp để tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp đạo đức, đảm bảo sự tôn nghiêm của luật pháp, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, củng cố, giữ gìn ổn định, trật tự xã hội, bảo đảm, bảo vệ các quyền, tự do, các lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người.
    1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam là một đề tài rất lớn, và tương đối phức tạp. Liên quan đến đề tài này, có nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độ, mức độ và phạm vi khác nhau. Trong đó, bao gồm các công trình nhiên cứu về vai trò, giá trị xã hội của đạo đức; các công trình nghiên cứu về vai trò, giá trị xã hội của pháp luật; các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
     Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về vai trò của đạo đức
    Có thể nói, có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Là một nội dung quan trọng của đạo đức học nên có thể nói, tất cả các giáo trình đạo đức học của các cơ sở đào tạo chuyên ngành triết học đều đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, vì giới hạn ở một giáo trình nên nhìn chung, vấn đề này được đề cập một cách hết sức khái quát. Cũng có khá nhiều công trình chuyên khảo chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau đây:
    Cuốn Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một công trình được biên soạn bởi một tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS.TS Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên. Công trình là tập hợp các bài viết của các tác giả, đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu đề cập vai trò của đạo đức trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường của nước ta, vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường. Cuốn Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của TS Trịnh Duy Huy đề cập một cách cụ thể hơn về những giải pháp xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị
    7
    trường ở nước ta hiện nay. Cuốn Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội do GS.TSKH Huỳnh Khái Vinh chủ biên, đề cập các vấn đề về vai trò của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội đối với việc xây dựng con người, vấn đề kế thừa và phát triển nếp sống, đạo đức và các giá trị truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, cuốn sách dành một phần quan trọng phân tích kinh nghiệm và bài học của một số nước cho Việt Nam trong việc xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội. Có thể nói, đây là những bài học quí báu cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Cuốn Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội do PGS Trường Lưu chủ biên, tiếp cận vấn đề dưới góc độ văn hóa, cuốn sách đã dành những phần nhất định đề cập vấn đề đạo đức, lối sống và vai trò của đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Cùng chung cách tiếp cận này có cuốn Văn hóa đạo đức, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của PGS.TS Thành Duy. Cuốn Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay do TS Nguyễn Thế Kiệt chủ biên, cuốn sách tập trung nhận diện những tàn dư của đạo đức phong kiến và ảnh hưởng của nó đến tư duy và hành động của cán bộ, công chức nước ta hiện nay. Cùng chủ đề này có cuốn Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến đối với con người Việt Nam hiện nay của TS Nguyễn Bình Yên. Công trình dành phần chủ yếu để phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức phong kiến trong xã hội Việt nam hiện nay, đó là tư tưởng địa vị, đẳng cấp, bệnh gia trưởng, gia đình chủ nghĩa, cục bộ, bản vị, trọng nam khinh nữ, coi thường lớp trẻ Sách cũng đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đức phong kiến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
     Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về vai trò của pháp luật
    Vai trò của pháp luật là một nội dung cơ bản của khoa học pháp lý, vì vậy vấn đề này được đề cập ở tất cả các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của các trường luật, tuy nhiên vấn đề luôn chỉ được đề cập ở mức độ hết sức khái quát. Các công trình chuyên khảo về vấn đề này cũng khá nhiều, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau đây:
    Trước hết đó là cuốn Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội của TS. Nguyễn Minh Đoan, cuốn sách phân tích khá sâu sắc về vai trò của pháp luật đối với nhà nước, đối với đời sống kinh tế - xã hội, đối với đường lối, chính sách của Đảng . Trong cuốn sách này, tác giả đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, pháp luật là công cụ quản lý xã hội không thể thiếu, công cụ quản lý quan trọng, có hiệu quả nhất, tuy nhiên, nó không phải là công cụ quản lý duy nhất, công cụ quản lý vạn năng. Cuốn Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, những vấn đề lý
    8
    luận và thực tiễn của PGS.TS Lê Minh Tâm đề cập giá trị xã hội của pháp luật. Sách phân tích và luận giải khá sâu sắc để khẳng định rằng, pháp luật là sự biểu hiện của văn minh và văn hóa; là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong xã hội, là nhân tố quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Cuốn Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở của PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan đề cập đến các vấn đề về lối sống theo pháp luật và những vấn đề ảnh hưởng đến lối sống theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Sách cũng đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng lối sống theo pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cuốn Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách con người của TS. Nguyễn Đình Đặng Lục, sách tập trung phân tích vai trò của pháp luật trong việc hình thành nhân cách người chưa thành niên, qua đó sách đề cập đến nội dung, hình thức, phương tiện giáo dục pháp luật cho người chưa thành niên.
     Nhóm 3: Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, trong đó:
    Một là: Các giáo trình luật học, đạo đức học
    Có thể nói, các giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật, giáo trình đạo đức học của các cơ sở đào tạo chuyên ngành triết học đều đề cập tới vấn đề này. Tuy nhiên, hầu hết các giáo trình này đều chỉ đề cập vấn đề này một cách rất khái quát, sơ lược.
    Hai là: Các bài báo, tạp chí
    Trên các tạp chí chuyên ngành như Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp, Luật học, Triết học . có khá nhiều công trình của các tác giả đề cập tới vấn đề này. Tác giả HoàngThị Kim Quế có hàng loạt bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức: Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức với việc điều chỉnh hành vi con người trong quản lý xã hội (Tạp chí Đại học Quốc gia, chuyên đề khoa học xã hội, số 4/1997); Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/1999); Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2000); Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2002); Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với giáo dục nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay (Tạp chí Triết học, số 12/2002); Những vấn đề hôm nay của pháp luật và đạo đức (Tạp chí Luật học số 7/2006) . Tác giả Trần Hậu Thành có bài viết Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp
    9
    luật (Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 5/1998). Hai tác giả Lê Hoài Thanh và Trần Hậu Thành có bài Về quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6/2000). Tác giả Hoàng Thị Hạnh có bài Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật (Diễn đàn thông tin khoa học xã hội). Tác giả Thành Duy có bài Tư tưởng Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, đạo đức và lợi ích công dân (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1995) .
    Mặc dù đều là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, với dung lượng hạn chế của một bài tạp chí, nên nhìn chung các tác giả đều dừng lại ở việc phân tích một vài khía cạnh của vấn đề, không có điều kiện để giải quyết toàn diện các khía cạnh của nó.
    Ba là: Các đề tài nghiên cứu khoa học
    Trước hết là công trình nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia của tiến sĩ Hoàng Thị Kim Quế: "Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay". Công trình nghiên cứu khá toàn diện các vấn đề như vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội; tính cấp thiết khách quan của việc kết hợp pháp luật, đạo đức trong quản lý xã hội; việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức trên thực tế trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Tuy nhiên, công trình vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Mặt khác, như chính tác giả chỉ rõ, công trình này mới chỉ bước đầu nghiên cứu những biểu hiện việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức ở một số lĩnh vực pháp luật. Tiếp theo là công trình nghiên cứu khoa học cấp khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội của Thạc sỹ Nguyễn Quốc Việt với đề tài: “Bảo lưu những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay”.Công trình đề cập đến vấn đề rất có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay của nước ta, đó là việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong quá trình cải cách, đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền, hợp tác và hội nhập quốc tế. Tác giả đã luận giải các vấn đề như sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện pháp luật; thực trạng bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống ở nước ta hiện nay . Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, do giới hạn ở phạm vi một công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở nên công trình này còn nhiều hạn chế: một là, công trình chỉ tiếp cận một khía cạnh rất hẹp của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức như tên của
    10
    công trình đã chỉ rõ; hai là, sự luận giải về sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống chưa sâu sắc, bởi vậy, sẽ là khó thuyết phục khi tác giả muốn luật hóa tất cả các giá trị đạo đức truyền thống; ba là, phương pháp, cách thức bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống; các giải pháp nhằm bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống . trong công trình nhìn chung là còn khá đơn giản.
    Tại Trường đại học Luật Hà Nội cũng có hai công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, đó là công trình của TS Nguyễn Minh Đoan với đề tài Những nguyên tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, trong đó có đề cập nhóm nguyên tắc đạo đức; công trình của TS Nguyễn Quốc Hoàn với đề tài Hành vi pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, trong đó có đề cập sự tương quan giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức .
    Cũng cần phải kể đến đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp Tập quán và thực tiễn xét xử trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật và thực tiễn pháp luật. Đề tài được thực hiện bởi các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành khoa học pháp lý. Để thực hiện đề tài này, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp có chuyên đề thông tin khoa học Mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật. Chuyên đề tập hợp bài viết của các tác giả là những người làm công tác thực tiễn tại các địa phương. Chuyên đề cung cấp những thông tin về thực tiễn áp dụng tập quán trong quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong thực tế. Các công trình này tuy không trực tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, nhưng ít nhiều nó đều có liên quan đến đề tài, bởi tập quán và đạo đức luôn có sự chồng lấn rất đáng kể, rất nhiều tập quán trong đời sống hàng ngày là các tập quán đạo đức.
    Bốn là: Các đề tài luận văn, luận án
    Nhiều luận văn tốt nghiệp đại học, cao học đã giải quyết về vấn đề này. Có thể kể đến như luận văn thạc sĩ của Hoàng Xuân Châu với đề tài Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002). Luận văn đã đề cập những khía cạnh của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, nhìn chung còn khá hạn chế. Tác giả luận án này cũng đã có dịp nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam với đề tài luận văn thạc sỹ Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đã được bảo vệ tháng 5.2003 tại Trường đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, như tên đề tài đã chỉ rõ, luận văn không đề cập một cách cụ thể quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Vì giới hạn ở đề tài luận văn thạc sỹ, công trình chưa có điều kiện phân tích một cách sâu sắc, có hệ thống về vai trò của pháp luật, đạo đức trong
    11
    quản lý xã hội. Phần trình bày về những điểm tương đồng, khác biệt và sự tác động qua lại giữa pháp luật với đạo đức cũng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, trong luận văn, tác giả không chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, làm cho quan hệ giữa chúng trong những không gian, thời gian khác nhau trở nên khác nhau. Vì vậy, luận văn không chỉ ra đặc thù của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Luận văn cũng chưa có điều kiện luận giải về sự cần thiết phải kết hợp giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội, do đó, đề tài không có cơ sở lý luận để đề xuất các giải pháp kết hợp chặt chẽ, hài hòa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thúy Hoa có luận văn thạc sĩ với đề tài Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006). Luận văn luận giải tính tất yếu của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước; nội dung kết hợp; thực trạng kết hợp và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp pháp luật với đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, toàn bộ phần nội dung chính của luận văn có 103 trang thì có tới khoảng 50 trang là sự sao chép từ luận văn thạc sĩ Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Văn Năm đã bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003.
    Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh có luận văn thạc sĩ của Lương Hồng Quang với đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002), luận văn thạc sĩ của Tạ Thị Thu Đông với đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010). Những đề tài nàyđề cập một cách khá sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Các luận văn đều phân tích khá sâu sắc các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch và khẳng định, đạo đức là gốc, là cơ sở để xây dựng pháp luật tiến bộ, là nhân tố đảm bảo việc thực hiện pháp luật, là công cụ hỗ trợ cho pháp luật trong việc giữ gìn trật xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngược lại, pháp luật cũng có tác động mạnh mẽ đến đạo đức. Pháp luật ghi nhận và đảm bảo về mặt pháp lý các chuẩn mực đạo đức, là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho cái thiện đấu tranh thắng cái ác, tạo điều kiện để các giá trị đạo đức phát triển bền vững. Chính vì vậy, luận văn khẳng định, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội. Có thể nói, các luận văn đều đã đề cập trực diện nhiều khía cạnh trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Tuy nhiên, vì giới hạn nghiên cứu trong phạm vi tư tưởng Hồ Chí
    12
    Minh nên không có điều kiện giải quyết một cách toàn diện mọi khía cạnh của mối quan hệ này, nhiều vấn đề tác giả có đề cập, nhưng phân tích chưa thực sự sâu sắc.
    Cũng cần kể đến luận văn thạc sĩ của Bùi Sĩ Hoàn với đề tài Mối quan hệ giữa pháp luật với phong tục tập quán; luận án tiến sĩ của Trương Tiến Hưng với đề tài Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý người Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận. Những công trình này tuy không trực tiếp giải quyết vấn đề quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, như vừa đề cập, giữa pháp luật, đạo đức và tập quán luôn có sự chồng lấn với nhau, bởi vậy, thông qua sự tác động qua lại giữa pháp luật với tập quán, luật tục, chúng ta cũng có thể hình dung phần nào mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Luận án tiến sĩ của Trương Tiến Hưng đề cập đến vấn đề vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước, Luận án đã đề cập đến những yêu cầu, nguyên tắc vận dụng luật tục trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp cơ sở tỉnh Ninh Thuận. Luận án đã chỉ rõ, luật tục, đạo đức, phong tục, tập quán . luôn có sự chồng lấn với nhau, khó mà phân biệt rạch ròi; luật tục luôn chứa đựng những tiêu chí về đạo đức, luân lý . Do vậy, cũng có thể quan niệm rằng, ở một góc độ nào đó, trong sự vận dụng luật tục vào quản lý xã hội có bao hàm trong đó sự vận dụng các chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên, như tên đề tài đã chỉ rõ, luận án chỉ tập trung đề cập sự vận dụng luật tục của người Chăm, trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận, vì vậy, luận án không khái quát cho mọi trường hợp áp dụng luật tục nói chung trên phạm vi cả nước.
    Năm là: Các công trình chuyên khảo
    Công trình của TS Phạm Duy Nghĩa Pháp luật và những nhân tố tích cực của Nho giáo. Sách đề cập đến hệ tư tưởng Nho giáo, một hệ tư tưởng đạo đức có ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội Việt Nam và các nước Á đông, hệ tư tưởng đạo đức lấy chữ “nhân” làm nền tảng. Trên cơ sở phân tích những nhân tố tích cực của Nho giáo, tác giả khẳng định pháp luật phải được xây dựng trên nền tảng ý chí của nhân dân, phản ánh nguyện vọng lợi ích của nhân dân, “gần với nhu cầu, mong ước và tiếng nói của nhân dân” - những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo. Công trình của GS Vũ Khiêu và PGS Thành Duy: Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam. Sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, đề cập đến vấn đề pháp luật và đạo đức ở Việt Nam một cách tương đối toàn diện, theo tiến trình lịch sử của sự phát triển. Sách tập trung phân tích những nét đặc trưng của đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển của dân tộc Việt Nam, “thứ triết lý được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dân tộc và đang biến đổi do tác động của các nhân tố phát triển của xã hội hôm nay” [56, tr.6]. Có thể nói, trong từng chương của cuốn sách đều đã
    13
    đề cập đến vị trí, vai trò của đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử của nó. Tuy nhiên, do tiếp cận vấn đề từ góc độ triết học, cuốn sách hầu như không đề cập một cách cụ thể vai trò của đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội. Cuốn sách hầu như không cung cấp cho bạn đọc những thông tin về sự giống, khác nhau cũng như sự tương tác giữa pháp luật với đạo đức. Tác giả Phan Văn Tỉnh cũng có công trình nghiên cứu Đạo đức truyền thống của dân tộc là môi trường thuận lợi của việc thực hiện pháp luật trong sách Xã hội và pháp luật. Công trình tiếp cận vấn đề trên khía cạnh vai trò của đạo đức truyền thống trong việc đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống.
    Nghiên cứu đề tài này, tác giả không thể không tìm đến công trình của PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế: “Pháp luật và đạo đức” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2007. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu khá đồ sộ về pháp luật, đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng. Với dung lượng hơn 500 trang sách, công trình đã đề cập một cách khá toàn diện các vấn đề như vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội; sự thống nhất, sự khác biệt và sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức. Công trình nghiên cứu cũng giới thiệu cho người đọc những nội dung cơ bản trong tư tưởng pháp luật và đạo đức ở phương Đông, phương Tây. Cuốn sách cũng giới thiệu với bạn đọc thực trạng đạo đức, pháp luật trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Qua đó, cuốn sách đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp giáo dục thực hành đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đọc sách, chúng ta thấy tác giả đề cập khá toàn diện các vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Tuy nhiên, nhiều vấn đề tác giả đề cập ở mức độ chung, mang tính khái quát. Chẳng hạn, vai trò của pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội được tác giả đề cập một cách tương đối khái quát mà chưa đi sâu phân tích từng vai trò cụ thể của chúng. Một số khía cạnh trong sự tương đồng, khác biệt, hay sự tác động qua lại giữa pháp luật với đạo đức cũng chưa được tác giả phân tích chi tiết. Đặc biệt, tác giả không luận giải các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhận thức của con người . ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, chính vì vậy, không có cơ sở để phân tích mối quan hệ này trong điều kiện cụ thể xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Công trình cũng chưa có sự khảo sát, đánh giá trên thực tế về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở nước ta trong điều kiện hiện nay.
    14
    Tóm lại, các công trình trên đây đều đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau xung quanh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, chưa có công trình nào tiếp cận mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Vì giới hạn ở những cấp độ khác nhau, phạm vi tiếp cận khác nhau . nên nhìn chung các công trình được đề cập trên đây vẫn còn những hạn chế nhất định. Liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức còn rất nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. Chẳng hạn, vai trò của pháp luật cũng như đạo đức trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội; những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức; tính đặc thù của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau . Đặc biệt, phải làm sáng tỏ những đặc thù của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật với đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay .
    1.3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Mục đích nghiên cứu
    - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam,
    - Xây dựng cơ sở cho việc đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất các quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
    Nhiệm vụ của luận án
    - Phân tích vai trò của pháp luật và đạo đức; phân tích một cách toàn diện những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức;
    - Phân tích sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức; những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chúng, đặc biệt sự ảnh hưởng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đến mối quan hệ giữa chúng.
    - Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những điểm tích cực cần phát huy, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết của mối quan hệ này cũng như những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
    15
    - Đề xuất các quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
    Phạm vi nghiên cứu
    Trong phạm vi của một luận án tiến sĩ, đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi sau đây:
    - Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong phạm vi không gian ở Việt Nam, có lưu ý đến việc tiếp thu kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này ở một số nước trên thế giới.
    - Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
    - Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong thời gian từ sau khi tiến hành đổi mới, đặc biệt từ sau khi có sự sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 về việc xây dựng nhà nước pháp quyền, có lưu ý đến việc tiếp thu kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này trong lịch sử dân tộc.





    KẾT LUẬN
    Pháp luật và đạo đức là những công cụ quản lý xã hội quan trọng, không thể thiếu được trong xã hội ta hiện nay. Để sử dụng pháp luật cũng như đạo đức một cách có hiệu quả nhất trong quản lý xã hội trước hết đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò cũng như những ưu điểm và hạn chế của mỗi yếu tố; chỉ rõ những điểm tương đồng, khác biệt của chúng, đồng thời phải nhận thức được một cách sâu sắc sự tác động qua lại, bổ sung cho nhau giữa chúng.
    Sự tác động giữa pháp luật và đạo đức thể hiện trước hết ở chỗ, đạo đức là cơ sở của việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Bất kì hệ thống pháp luật nào cũng luôn được xây dựng trên một nền tảng đạo đức nhất định, khi pháp luật không phù hợp với đạo đức xã hội, sớm muộn nó cũng phải bị thay đổi cho phù hợp. Đồng thời, đạo đức là nhân tố quan trọng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Pháp luật cũng có sự tác động mạnh mẽ đến đạo đức, nó ghi nhận củng cố và phát huy những quan niệm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị, những quan niệm đạo đức tiến bộ, loại trừ những quan điểm, quan niệm, qui tắc đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ, không phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị cũng như lợi ích của cộng đồng dân tộc. Nó góp phần ngăn chặn sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức, ngăn chặn sự hình thành những quan niệm, quan điểm đạo đức phản tiến bộ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nó góp phần làm hình thành những quan niệm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức mới.
    Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức sẽ trở nên khác nhau trong các không gian, thời gian khác nhau. Điều đó là do mối quan hệ giữa chúng luôn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện khách quan và chủ quan như hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, yếu tố truyền thống, phong tục tập quán, lịch sử, địa lý, dân cư; yếu tố quốc tế, yếu tố thời đại; yếu tố nhận thức của con người.
    Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức có những yêu cầu riêng của nó. Trong điều kiện đó, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong đời sống nhà nước và xã hội nhưng đạo đức vẫn không bị coi nhẹ, giữa pháp luật với đạo đức có sự thống nhất hơn bao giờ hết, tuy nhiên, ranh giới điều chỉnh giữa chúng càng được phân định rõ. Hai yếu tố này luôn được kết hợp một cách chặt chẽ, hài hòa trong quản lý xã hội.
    Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, pháp luật và đạo đức có mối quan hệ rất mật thiết. Đảng, Nhà nước ta đã xác định quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời
    187
    coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống và các quan niệm, quan điểm, qui tắc đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành đã được xây dựng trên nền tảng đạo đức cách mạng, đạo đức của nhân dân lao động. Pháp luật nước ta là pháp luật nhân bản, nhân đạo, pháp luật của nhân dân lao động, vì nhân dân lao động. Để bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức, nhà nước đã pháp luật hoá các quan niệm, quan điểm, qui tắc đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng. Pháp luật nước ta đã góp phần quan trọng vào việc loại bỏ các quan niệm, qui tắc đạo đức cũ lạc hậu như tư tưởng đa thê, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng cục bộ bản vị . Pháp luật cũng góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức bằng việc qui định và trừng phạt rất nghiêm khắc các hành vi xâm hại các giá trị đạo đức truyền thống. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong mối quan hệ này cũng còn một số khuyết điểm, tồn tại. Đó là một số trường hợp chưa phân biệt một cách rành mạch phạm vi điều chỉnh của pháp luật và đạo đức, nhiều qui định của pháp luật còn quá chung chung, không cụ thể, khó thực hiện. Đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp làm vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
    Để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những khiếm khuyết, tồn tại trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở nước ta, dảm bảo kết hợp một cách chặt chẽ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội, đòi hỏi phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:
    - Trước hết, cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tác dụng của pháp luật, đạo đức và mối quan hệ giữa chúng. Giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sự điều chỉnh có hiệu quả nhất các quan hệ xã hội.
    - Nghiên cứu tiếp thu những kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc cũng như của các nước trên thế giới về xử lý mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức nhằm phát huy hiệu quả sử dụng từng công cụ cũng như sử dụng kết hợp hai công cụ đó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý xã hội.
    - Không ngừng củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chuẩn mực đạo đức. Pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở của đạo đức, nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc. Chú trọng xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới trong từng lĩnh vực của cuộc sống, phù hợp với từng lứa tuổi, từng giới, từng nghề nghiệp .
    188
    - Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, pháp luật trong gia đình, nhà trường, xã hội. Cần lưu ý kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật trong gia đình, nhà trường và các thiết chế xã hội khác. Thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật, đạo đức
    - Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật, chú trọng hơn nữa công tác hoà giải ở cơ sở .
    189
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đào Duy Anh (1996), Hán Việt từ điển, Nxb TP Hồ Chí Minh.
    2. P. Ănghen (1971), Chống Đuy rinh, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    3. Lê Thị Tuyết Ba (2002), “Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (5), 26 - 28.
    4. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
    5. Bộ Tư pháp (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
    6. Hoàng Xuân Châu (2002), Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    7. Phan Bội Châu (2000), Khổng học đăng toàn tập, tập 10, Nxb Thuận hóa, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Huế.
    8. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
    9. Phan Huy Chú (1971), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    10. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chế ước quyền lực nhà nước, Nxb Đà Nẵng.
    11. Vũ Trọng Dung (chủ biên) (2005), Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    12. Vũ Trọng Dung (2009), Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    13. Thành Duy (2002), “Vai trò của văn hoá đạo đức trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học (2), 18 -22.
    14. Thành Duy (2004), Văn hóa và đạo đức - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    15. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    16. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ 7, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    190
    17. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương khoá 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    19. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương khoá 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ tám, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    21. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khoá 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
    22. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ chín, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    23. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ mười, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    24. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ mười một, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    25. Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hội Nội.
    26. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    27. Nguyễn Minh Đoan (chủ biên) (2011), Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
    28. Tạ Thị Thu Đông (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    29. Nguyễn Văn Động (chủ biên) (2010), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
    30. Frangsois Jullien (2000), Xác lập cơ sở cho đạo đức - Đối thoại của Mạnh Tử với một nhà triết học khai sáng, Nxb Đà Nẵng.
    31. Nguyễn Hồng Hà (2001), Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ, Viện văn hoá và Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
    32. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2003), Về phát triển văn hoá và xây dựng con người thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    191
    33. Hoàng Thị Hạnh (2009), “Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật”, Diễn đàn thông tin khoa học xã hội, (7), 38-45.
    34. Nguyễn Khắc Hiếu (1999), Giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
    35. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Đại hội VIII những tìm tòi và đổi mới, Thông tin chuyên đề, Tài liệu phục vụ lãnh đạo và nghiên cứu, Hà Nội.
    36. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (chương trình cao cấp), tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    37. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (chương trình cao cấp), tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    38. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.
    39. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình đạo đức học (dùng cho hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    40. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình lí luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng (dùng cho hệ cử nhân chính trị), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
    41. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình chủ nghĩa duy vật lịch sử (hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    42. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình lí luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng cộng sản Việt Nam (dùng cho hệ lí luận chính trị cao cấp), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    43. Hội đồng trung ương biên soạn sách giáo khoa Mác - Lênin (1999), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    44. Hội Luật gia Việt Nam, Nhà nước và pháp luật, tập 3, Nxb Lao động.
    45. Hội Luật gia Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (1985), Hồ Chủ tịch và pháp chế, TP. Hồ Chí Minh.
    192
    46. Đỗ Huy (1998), Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    47. Đỗ Huy (2002), Đạo đức học - Mĩ học và đời sống văn hoá nghệ thuật, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
    48. Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    49. Trương Tiến Hưng (2009), Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    50. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
    51. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    52. Khoa Triết học, Học viện CTQGHCM (2000), Giáo trình đạo đức học (dành cho hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    53. Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Học viện CTQGHCM (2000), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng (dùng cho hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    54. Vũ Khiêu (chủ biên) (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh truyền thống dân tộc và nhân loại, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
    55. Vũ Khiêu (chủ biên) (2000), Văn hoá Việt Nam xã hội và con người, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
    56. Vũ Khiêu - Thành Duy (2000), Đạo đức và pháp luật trong triết lí phát triển ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
    57. Trần Trọng Kim (2001), Nho giáo, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội
    58. Trần Hậu Kiêm (chủ biên), Các dạng đạo đức xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    59. Trần Hậu Kiêm (chủ biên) (1996), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    60. Nguyễn Thế Kiệt (2001), Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lí của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    61. Trần Bích Lan, Luận triết học, Ngôn ngữ xuất bản, Sài Gòn.
    193
    62. Lê triều hình luật (1998), Nxb Văn hoá, Hà Nội.
    63. Lênin (1979), toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Matxcova.
    64. Cao Văn Luận (1963), Đạo đức học, Sài Gòn.
    65. Nguyễn Đình Đặng Lục (2005), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
    66. Mac - Angghen (1984), tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    67. Mac - Angghen (1994), toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    68. Vũ Văn Mẫu (1975), Pháp luật diễn giảng, Sài gòn.
    69. Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam thông khảo, quyển III, Đại học Luật khoa Sài Gòn, tr. 395, 395
    70. Hồ Chí Minh (1976), Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    71. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
    72. Nguyễn Ngọc Minh (1988), Nghiên cứu những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, NXB Sự thật, Hà Nội.
    73. Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lí ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    74. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb giáo dục, Hà Nội.
    75. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
    76. Phan Ngọc (2000), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    77. Phạm Duy Nghĩa (2004), Pháp luật và những nhân tố tích cực của Nho giáo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
    78. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
    79. Nguyễn Gia Phu (chủ biên) (1997), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    80. Nguyễn Văn Quang, Trần Minh Hương (2009), Chuyên đề nghiên cứu trong đề tài khoa học cấp nhà nước Văn hóa pháp luật Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn, Hà Nội.
    194
    81. Hoàng Thị Kim Quế (1999), “Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm đạo đức”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (3), 34 - 45.
    82. Hoàng Thị Kim Quế (1999), “Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (3), 41.
    83. Hoàng Thị Kim Quế (1999), “Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (7), 9 - 19.
    84. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Vấn đề kết hợp quản lí xã hội bằng pháp luật với giáo dục nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (12), 28-31.
    85. Hoàng Thị Kim Quế (2002), Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học quốc gia Hà Nội.
    86. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Xu hướng vận động, phát triển của pháp luật và đạo đức ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (7) (8), 9-12; 17-19.
    87. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và đạo đức”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (8), 64 - 71.
    88. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Vấn đề kết hợp quản lí xã hội bằng pháp luật với giáo dục và nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học (12), 28 - 31.
    89. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong nhà nước pháp quyền”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (4), 5-8,19.
    90. Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Tính con người và những vấn đề của đạo đức, pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2), 5-9.
    91. Hoàng Thị Kim Quế (2005), “Đời sống pháp luật”, Tạp chí Luật học, (4), 25-31.
    92. Hoàng Thị Kim Quế (2006), “Quan niệm về pháp luật, một vài suy nghĩ”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (6), 9-13.
    93. Hoàng Thị Kim Quế (2006), “Những vấn đề hôm nay của pháp luật và đạo đức”, Tạp chí Luật học, (7), 42-48.
    94. Hoàng Thị Kim Quế (2007), Pháp luật và đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia.
    95. Hoàng Thị Kim Quế (2008), “Hư vô pháp luật”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (9), 13-18
    195
    96. Hoàng Thị Kim Quế (2010), “Bản chất đích thực của mối quan hẹ giữa pháp luật với đạo đức”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (1), 3-6.
    97. Hoàng Thị Kim Quế (2011), “Vai trò của nhà giáo trong giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống cho người học ở nước ta hiện nay”, Tạp chí dân chủ và pháp luật (11), 2-5.
    98. Quốc triều hình luật (1998), Nxb Văn hóa, Hà Nội.
    99. Nguyễn Duy Quý (chủ nhiệm) (2005), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KX.04.01 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Hà Nội.
    100. Rousseuau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
    101. Bùi Ngọc Sơn (2002), Việt Nam tinh hoa đạo đức, Nxb Hà Nội.
    102. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
    103. Vũ Xuân Thái (1999), Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
    104. Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa (1997), Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    105. Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và học nho ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    106. Vũ Tình (1998), Đạo đức học phương đông cổ đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    107. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010 của ngành tòa án nhân dân.
    108. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2011 của ngành tòa án nhân dân.
    109. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành tòa án nhân dân.
    110. Trần Văn Toàn (1967), Xã hội và con người, Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn.
    111. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (1999), Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, Hà Nội.
    196
    112. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
    113. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lí luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
    114. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
    115. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Lí luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
    116. Khổng Tử (2006), Tứ thư, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
    117. Lão Tử (2001), Đạo đức kinh, Nxb Văn học, Hà Nội.
    118. Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Triết học, ((6 - 2002), 19 - 22.
    119. Đức Uy (dịch) (1986), Sự sai lệch chuẩn mực xã hội, tập 1, Nxb thông tin lí luận, Hà Nội.
    120. Đức Uy (dịch) (1987), Sự sai lệch chuẩn mực xã hội, tập 2, Nxb thông tin lí luận, Hà Nội.
    121. Đào Trí Úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    122. Đào Trí Úc (2002), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    123. Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    124. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
    125. Nguyễn Quốc Việt (2002), Bảo lưu những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
    126. Trần Nguyên Việt (2002), “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (5), 20-25.
    127. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1994), Xã hội và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    197
    128. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1999), Mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật, Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội.
    129. Lã Trấn Vũ (1964), Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    130. X.Y.Z (2002), Sửa đổi lối làm việc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    131. Nguyễn Bình Yên (2002), Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
    132. Website Vietnamnet.vn
    133. Website Vnexpress.net
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...