Luận Văn Luận văn : Thực trạng học thêm của học sinh tiểu học hiện nay và đánh giá của các bậc phụ huynh.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn : THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC BẬC PHỤ HUYNH.


    1. Lí do chọn đề tài

    Đất nước Việt Nam chúng ta trong quá trình giao lưu, hội nhập và phát triển tất nhiên cũng không tránh khỏi vòng quay này. Có thể nói sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nước ta đã thu được những thành tựu rất đáng khích lệ, mọi mặt, mọi lĩnh vực đều có sự thay đổi mạnh mẽ góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - một mục tiêu lớn mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang cố gắng thực hiện.

    Yêu cầu trên đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta nhưng cũng đòi hỏi một sự phấn đấu rất cao nếu chúng ta nhìn từ thực tiễn đất nước hiện nay. Để đạt được mục tiêu này nhân dân ta phải hết sức nỗ lực trong đó ngành giáo dục - đào tạo có một vai trò đặc biệt quan trọng.
    Thực tế, trong nhiều thập kỉ qua, Đảng và nhà nước ta luôn chăm lo đến sự nghiệp "trồng người", toàn dân tham gia giáo dục vì lợi ích của mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và của toàn xã hội. Bước sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục - đào tạo ngày càng được đề cao hơn nữa với quan điểm: "giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu", "lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho phát triển nhanh và bền vững".
    Với những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, ngành giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay đã có sự biến chuyển rõ rệt. Nếu như trước đây, học sinh, sinh viên hoàn toàn học theo phương pháp thụ động có nghĩa là thầy giảng, trò ghi, thầy dạy như thế nào thì học trò chỉ biết có như thế ấy thì ngày nay, đổi mới phương pháp dạy và học đã và đang được áp dụng trên tất cả các cấp học ở mọi nơi trên khắp đất nước Bên cạnh sự đổi mới về phương pháp kể trên, chúng ta còn thấy sự thay đổi về chương trình đào tạo, về trình độ của các giáo viên Những sự thay đổi trên ngày càng được thể hiện rõ nét trong đời sống xã hội mang lại những khuynh hướng mới cho ngành giáo dục - đào tạo.
    Trong các cấp học thì giáo dục tiểu học có vai trò rất to lớn không chỉ đối với quá trình học nói riêng mà còn đối với đời sống của mỗi một con người nói chung. Người ta thường nói: "Vạn sự khởi đầu nan" vì thế chất lượng giáo dục phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục tiểu học. Khi chúng ta hoàn thành tốt bậc tiểu học đó sẽ là nền tảng vững chắc để chúng ta vững bước trong những bậc học tiếp theo.
    Trong thời gian vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và nhà nước, giáo dục tiểu học của ta đã có những thành tựu rất đáng biểu dương. Chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Những thành tựu trên đã khiến cho chúng ta rất vui mừng và tự hào về nền giáo dục nước nhà đặc biệt là giáo dục tiểu học nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề khiến cho nhiều người phải lên tiếng trong đó có hiện tượng học thêm, dạy thêm đang xuất hiện tràn lan nổi bật là ở các vùng đô thị phát triển. Quả thật, học thêm dạy thêm đang là một vấn đề bức xúc của nền giáo dục nước ta hiện nay. Thực chất, học thêm dạy thêm là một hiện tượng đã tồn tại lâu đời ở nhiều nền giáo dục trên thế giới đặc biệt ở các nước châu á, học thêm dạy thêm là khá phổ biến nhưng không gây khó chịu trong dư luận xã hội bởi chúng ta không thể không thừa nhận những giá trị tích cực của việc học thêm dạy thêm trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, đây vẫn đang là một vấn đề gây "đau đầu" cho những người làm công tác giáo dục bởi học thêm dạy thêm đã và đang trở thành một vấn nạn của xã hội. Tại sao lại như vậy? Học thêm dạy thêm ở nước ta có khiếm khuyết gì mà khiến cho rất nhiều người phải lên tiếng như thế?

    Mặc dù chính phủ đã ra chỉ thị cấm từ hơn chục năm nay (quyết định số 242/TTg ngày 24/5/1993 của thủ tướng chính phủ về việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập): "các trường công lập không được tổ chức dạy thêm đồng loạt đối với học sinh ở các lớp học phổ thông và không được dùng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp ép buộc học sinh phải học thêm ngoài giờ học" nhưng tình trạng học thêm - dạy thêm vẫn tiếp tục phát triển và ngày một phát triển hơn. Một triết gia đã từng nói: "cái gì tồn tại phải có hạt nhân hợp lí của nó". Vậy "hạt nhân hợp lí" của việc học thêm và dạy thêm là ở đâu?
    Bậc tiểu học - bậc học đầu tiên mà mỗi học sinh lần đầu được biết đọc, biết viết được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, nhà trường, là lứa tuổi đang cần được chăm lo nhiều nhất, liệu việc học thêm ở ngay bậc tiểu học có trở nên quá tải đối với học sinh tiểu học không? Đánh giá của các bậc cha mẹ về vấn đề này như thế nào? Đối với những bậc cha mẹ cho con tham gia các lớp học thêm, họ nhìn nhận như thế nào về học thêm của học sinh tiểu học hiện nay: lợi hay hại? Họ ủng hộ hay không ủng hộ? Nguyên nhân gì khiến họ để cho con mình tham gia các lớp học thêm?

    2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
    2.1. ý nghĩa khoa học
    Thông qua đề tài nghiên cứu, tôi muốn mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng học thêm của học sinh tiểu học hiện nay, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và đặc biệt hơn là thấy được đánh giá của các bậc cha mẹ đối với vấn đề.
    Qua đề tài nghiên cứu, tôi muốn khẳng định hơn nữa những lí thuyết xã hội học đã được học trong nhà trường như lí thuyết hành động xã hội, lí thuyết trao đổi và lí thuyết tương tác biểu trưng.
    Với quy mô và thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên trong báo cáo của mình tôi không thể chuyển tải hết các khía cạnh của vấn đề học thêm. Vì thế những kết quả trong báo cáo này sẽ phần nào gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề đang thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều người trong xã hội hiện nay.
    2.2. ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về thực trạng học thêm của học sinh tiểu học hiện nay, nguyên nhân của hiện tượng này và đánh giá của các bậc cha mẹ. Ngoài ra, đề tài của tôi còn có một ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng là nhìn nhận những mặt tích cực cũng như những mặt tiêu cực của vấn đề học thêm bởi hiện tại nhiều người vẫn cho rằng đây là một hiện tượng không tốt cần phải dẹp bỏ. Thông qua việc phân tích những thông tin thu được sẽ giúp cho các nhà quản lí giáo dục, những nhà hoạch định chính sách có cái nhìn khoa học và thực chứng về hiện tượng này để phát huy những mặt tích cực cũng như hạn chế những mặt tiêu cực từ đó góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo của đất nước.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Tìm hiểu mức độ quan tâm của các bậc cha mẹ đến việc học tập của con cái.
    Tìm hiểu thực trạng học thêm của học sinh tiểu học hiện nay, nguyên nhân khiến cho các bậc cha mẹ cho con mình học thêm từ đó xem xét đánh giá của các bậc cha mẹ đối với vấn đề này.
    Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp cho vấn đề học thêm của học sinh tiểu học hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Phân tích các cơ sở lí thuyết và phương pháp cho việc nghiên cứu thực trạng học thêm của học sinh tiểu học và thái độ của các bậc cha mẹ đối với vấn đề này.
    Phân tích thực trạng cũng như nguyên nhân học thêm của học sinh tiểu học hiện nay.
    Phân tích và xem xét đánh giá của các bậc phụ huynh về vấn đề học thêm của học sinh tiểu học.
    Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp.
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng học thêm của học sinh tiểu học hiện nay và đánh giá của các bậc phụ huynh.
    4.2. Khách thể nghiên cứu: Các bậc cha mẹ có con học tại trường PTCS Kim Liên - Hà Nội
    4.3. Phạm vi nghiên cứu
    Không gian: Trường PTCS Kim Liên
    Thời gian: Tháng 4 năm 2004
    5. phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Trong quá trình viết báo cáo, tôi có sử dụng một số bài viết về vấn đề học thêm trên các báo, tạp chí phục vụ cho nghiên cứu của mình.
    5.2. Phương pháp định lượng: Tiến hành thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn qua bảng hỏi.
    Bảng hỏi của tôi gồm 20 câu với hai phần câu hỏi rất rõ ràng:
    Phần câu hỏi về thực trạng học thêm
    Phần câu hỏi về thái độ của các bậc cha mẹ
    5.3. Phương pháp định tính: Trong quá trình thu thập thông tin, tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 8 người trong đó không chỉ có các bậc cha mẹ mà còn có cả giáo viên trong trường và sinh viên đang dạy thêm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...