Thạc Sĩ Luận văn Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay
    Đề tài: Thông tin khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay
    ĐỊnh dạng file word
    5. Nội dung nghiên cứu

    Kết cấu nội dung cơ bản gồm lời mở đầu, 3 chương, kết luận:
    Mở đầu: Khái quát về lý do, mục đích, phương pháp, nội dung, ý nghĩa nghiên
    cứu
    Chương 1: Vai trò, chức năng của TTKH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
    Chương 2: Thực trạng TTKH phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta
    Chương 3: Những giải pháp để TTKH đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới
    KT-XH ở nước ta hiện nay
    Kết luận chung
    Danh mục tài liệu tham khảo

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thứ nhất: Xem xét dưới góc độ lý luận TTKH, cần tìm ra cách thức tối ưu để
    gắn TTKH với sự phát triển kinh tế - xã hội.
    Trong thời đại ngày nay, khái niệm "thông tin" đã mang tính phổ biến có ý
    nghĩa toàn cầu, toàn nhân loại, phổ cập trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các
    thuật ngữ: "thời đại thông tin", "xã hội thông tin", "ưu thế thông tin" v.v . đang được
    lưu truyền rộng rãi, thậm chí có một số nhà lý luận còn cho rằng có cả "nền kinh tế
    thông tin". Thực vậy, ở Tây Âu, trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin
    phát triển với tốc độ nhanh gấp 2 - 3 lần các ngành khác. Ngay từ năm 1993, khối
    lượng giá trị được tạo ra từ thông tin (bao gồm công nghệ thông tin và cả hoạt động
    dịch vụ mang tính thông tin) đã bằng khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của Tây
    Âu. Hiện nay, ở Mỹ người ta ước tính giá trị khu vực thông tin chiếm khoảng 60 -
    70% GDP. Còn trên phạm vi toàn cầu, năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường
    công nghệ thông tin đạt 7,1%, cao gấp hơn 2 lần tăng trưởng bình quân GDP của toàn
    thế giới 1).
    Dưới góc độ lý luận, thông tin đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu
    nhưng chủ yếu là nghiên cứu về bản chất thông tin, vai trò của thông tin, vai trò xã hội
    của thông tin, còn đi sâu vào lĩnh vực hẹp là TTKH (TTKH) thì chưa được đề cập thỏa
    đáng, có thể nói là rất ít, chỉ thoáng qua. Đặc biệt là vai trò chức năng của TTKH đối
    với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tác động của TTKH đối với với sự phát
    triển kinh tế - xã hội của Việt Nam chưa được nghiên cứu thấu đáo. Do vậy, khía cạnh
    lý luận về vận dụng TTKH vào lĩnh vực kinh tế - xã hội cần được nghiên cứu tiếp.
    Ngày nay, TTKH là một hoạt động quan trọng không thể thiếu không chỉ đối
    với lĩnh vực nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo, mà cũng rất cấp thiết đối với
    hoạt động thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa v.v Thí dụ, xử lý dữ liệu về biến
    động thị trường thế giới: như giá vàng, các ngoại tệ mạnh, về giá dầu thế giới hiện nay
    v.v . đòi hỏi một sự phân tích tổng hợp về kinh tế chính trị, về kinh tế - kỹ thuật, về
    chính trị và xã hội thế giới, phải phân tích các dữ liệu có căn cứ khoa học, để có chính
    sách ứng phó quốc gia. Nếu nối mạng được toàn bộ các dữ liệu thông tin về tài chính,
    ngân hàng, đầu tư, xuất - nhập khẩu, công nghiệp - nông nghiệp, cũng như có đầy đủ
    thông tin về kinh tế đối ngoại, về chính trị thế giới, về các điều kiện tự nhiên và xã hội
    khác v.v . thì chúng ta sẽ có các biện pháp phát triển kinh tế nói chung, cũng như góp
    phần đối phó với khó khăn kép của nền kinh tế nước ta như vừa lạm phát cao lại vừa
    tăng trưởng chậm và hiệu quả kém. Có TTKH từ sự nghiên cứu của các cơ quan
    nghiên cứu trong nước cũng như nghiên cứu quốc tế, nắm bắt và xử lý kịp thời các
    thông số kinh tế - xã hội, xử lý linh hoạt các biện pháp điều chỉnh về đầu tư, xuất -
    nhập khẩu, về lãi suất tín dụng ngân hàng, về tài chính và ngân sách v.v . chúng ta sẽ
    kìm hãm được lạm phát cao hiện nay và có khả năng kéo lạm phát xuống mức một con
    số, để rồi kéo về mức lạm phát tối ưu. Nói chung, nếu nắm được những TTKH, những
    dữ liệu có tính chính xác, được xử lý một cách khoa học, đảm bảo độ tin cậy thì chúng
    ta sẽ giải quyết được các vấn đề, trong đó vấn đề trung tâm là kinh tế - xã hội một cách
    hiệu quả.
    TTKH là nhân tố không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hơn thế còn là tăng
    trưởng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tăng trưởng, gắn phát triển kinh tế với phát
    triển xã hội một cách tối ưu.
    TTKH là phạm trù riêng trong tập hợp chung của hai phạm trù lớn là thông tin
    và khoa học. Nó vừa nằm ở lĩnh vực thông tin, lại đồng thời nằm ở lĩnh vực khoa học,
    vừa mang nội dung thông tin, vừa mang bản chất khoa học.
    Còn nhiều khía cạnh TTKH cần được đi sâu nghiên cứu về phương diện lý luận,
    chẳng hạn như: phân biệt thông tin với tri thức, phân biệt thông tin với truyền thông và
    tuyên truyền, phân biệt thông tin nói chung với TTKH; xác định những dấu hiệu riêng
    của phạm trù TTKH; nghiên cứu vị trí TTKH trong hoạt động nghiên cứu khoa học và
    với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội; nghiên cứu chức năng đặc thù của TTKH và
    quan hệ giữa các chức năng đó với kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ
    đổi mới, với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn
    lực thông tin (tri thức) để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nước ta
    Chương 1

    VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THÔNG TIN KHOA HỌC
    ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

    1.1. KHÁI NIỆM THÔNG TIN VÀ THÔNG TIN KHOA HỌC
    1.1.1. Khái niệm thông tin
    Khái niệm thông tin dưới các góc độ sinh học, triết học, điều khiển học quản lý,
    kinh tế học, xã hội học v.v . được đề cập khác nhau nhưng đều có những nét chung.
    Khái niệm thông tin liên quan đến các khái niệm tri thức. Tri thức là những hiểu
    biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội 10).
    Thuật ngữ "Thông tin" theo tiếng Anh: information (có nguồn gốc từ tiếng
    Latinh), là sự giải thích, sự trình bày. Theo quan niệm của chúng tôi, thông tin là sự
    truyền tin. Thông tin chính là sự truyền tải tri thức trong xã hội. Thông tin là các kiến
    thức, tri thức được làm thành các dữ liệu, tin tức để lưu chuyển, phổ biến và sử dụng
    giữa những cá nhân hay tập thể và cộng đồng xã hội với các qui mô và trình độ khác
    nhau.
    Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm thông tin có bản chất chung như sau:
    - Thông tin là một phạm trù của nhận thức, nó thông qua việc sử dụng các công
    cụ biểu hiện đặc trưng để nhận thức thế giới khách quan.
    - Nội dung thông tin là tri thức bao gồm tri thức cũ và tri thức mới, được vật thể
    hoá bởi các công cụ lao động và sản phẩm lao động, các công cụ đặc thù của thông tin
    như sách báo, các phương tiện truyền thanh, truyền hình, các thiết bị điện tử v.v và
    đặc biệt là chính con người - con người có tích luỹ tri thức ở các mức độ khác nhau.
    Đó là sự phản ánh thế giới hiện thực được con người thu nhận bằng hình thức thông
    tin. Thông tin chính là sự chuyển tải (dịch chuyển) tri thức giữa con người với con
    người. Tri thức là nội dung đích thực của thông tin, là sản phẩm của ý thức - nhận thức
    của chúng ta. Vì thế, thông tin phụ thuộc vào hoạt động ý thức của con người.
    Thông tin được truyền tải bằng những hình thức và công cụ đặc trưng của quy
    trình nhận thức, dưới dạng các dấu hiệu có tính lôgic bằng ngôn ngữ riêng, có vật
    mang tin cụ thể để chứa đựng thông tin như sách, báo, truyền hình, truyền thanh v.v .
    và biểu hiện dưới dạng tiếng nói, cử chỉ, ngôn ngữ, chữ số, bảng biểu, sơ đồ v.v . gọi
    là các dữ liệu.
    - Các thành tố cơ bản của thông tin gồm:
    + Tri thức là nội dung thông tin, là dữ liệu để được xử lý, truyền tải, lưu thông.
    + Đối tượng dùng tin: gắn liền với nhu cầu cá nhân hay tổ chức cụ thể nào đó,
    phục vụ cho hiểu biết, cho đời sống kinh tế - xã hội hay cho cá nhân, cho học tập hoặc
    nghiên cứu, giảng dạy v.v .
    + Chủ thể xử lý thông tin là con người (cá nhân hay tập thể, tổ chức) với các
    công cụ, phương tiện để làm tin, thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền tải tin theo các cấp
    độ và qui mô khác nhau.
    - Đặc điểm về giá trị của thông tin: khác với các sản phẩm vật chất, của giá trị
    thông tin không bị tiêu dùng hết, không bị hao mòn, không bị mất đi do tiêu dùng,
    ngược lại nó dễ dàng được sao chụp lại và truyền tải. Nhiều khi người dùng tin không
    phải trả chi phí vì tin đã được đăng tải, công bố rộng rãi. Nó được làm giàu và phong
    phú thêm không ngừng do quá trình lưu thông và sử dụng tri thức. Do vậy, thông tin
    tiết kiệm được nhân trí rất lớn cũng như các lượng vật chất và tài chính để sáng tạo ra
    tri thức mới, mà nhiều khi không thể sáng tạo lại được những tri thức mà người khác
    đã tạo ra.
    - Sở hữu giá trị trong thông tin: Trong quá trình sản phẩm thông tin được
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1) Aisimsev. Đảm bảo thông tin trong quản lý hành chính nhà nước của Nhật
    Bản hiện nay, T/c: “Những vấn đề Viễn Đông” (Nga), số 4/2004.
    2) Khoa học & Công nghệ. Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2003, H,
    2004.
    3) Khoa học & Công nghệ - Trung tâm Thông tin KH-CN quốc gia. Báo cáo kết
    quả điều tra hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2004 tại 7232 doanh nghiệp, H,
    2004.
    4) V. Balaski. Khoa học kinh tế trước những thách thức mới của thời đại, T/c:
    “Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế” (Nga), số 1/2006.
    5) B. Boezusev. Nghiên cứu ảnh hưởng của các cơ cấu ngầm trong nền kinh tế,
    T/c: “Người đưa tin trường Đại học tổng hợp Lômônôxôp” (Nga), số 5/2004.
    6) Buzgalin và A. Colganov. Chúng ta có cần hay không chủ nghĩa Mác tự do,
    T/c: “Những vấn đề kinh tế” (Nga), số 7/2004.
    7) EM và UNDP. Báo cáo khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
    Việt Nam, Hà Nội, 2004, Dự án VIE/01/025.
    8) G. Kleiner. Kinh tế nanô, T/c: “Những vấn đề kinh tế” (Nga), số 12/2004.
    9) Hội Tin học TP Hồ Chí Minh. Báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt
    Nam năm 2006.
    10) B. L. Inozemcov. Kinh tế hậu công nghiệp và xã hội hậu công nghiệp, T/c
    "ONS", số 3/2001.
    11) V. Kladuenco. Sự điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế, T/c: “Những
    vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý” (Nga), số 6/2005.
    12) Lê Văn Châu. Những vấn đề cần quan tâm về thị trường chứng khoán nước
    ta, Báo Nhân Dân, ngày 15/01/2007.
    13) Maarten Vanheuverswyr. Bill Gates - vị cứu tinh của thế giới?
    http://www.marxist.com, ngày 17/3/2005.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...