Thạc Sĩ Luận văn thạc sỹ: Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân

    Luận văn thạc sỹ Học viện ngoại giao. 110 trang

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START mới được Mỹ - Nga ký kết ngày 8/4/2010 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Đây là một trong những hiệp ước song phương quan trọng nhất giữa hai cường quốc hạt nhân Mỹ - Nga trong lĩnh vực kiểm soát vũ trang và có ý nghĩa to lớn đối với quá trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân của nhân loại.
    Trong bối cảnh sau chiến tranh lạnh, nguy cơ phổ biến và rò rỉ kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu và vũ khí hạt nhân từ các nhà máy, các phòng thí nghiệm hay thậm chí từ các kho vũ khí của các quốc gia hạt nhân ngày càng gia tăng. Chủ thể muốn tìm kiếm và sở hữu công nghệ hạt nhân không chỉ là các quốc gia đầy tham vọng, mà còn là các chủ thể phi nhà nước như các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, những thành phần khủng bố cực đoan Nguy cơ về một cuộc chiến hạt nhân toàn diện đã giảm bớt, song nhân loại phải đối mặt với nguy cơ về chiến tranh hạt nhân cục bộ, khủng bố hạt nhân. Mặt khác, sau chiến tranh lạnh, tiến trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi của cộng đồng quốc tế. Các cơ chế đa phương vẫn chưa tìm được các chế tài đủ mạnh để đối phó với các thách thức mới. Thêm vào đó, quá trình đàm phán nhằm cắt giảm hai kho vũ khí lớn nhất thế giới là Mỹ - Nga không tạo ra những khuôn khổ pháp lý phù hợp, mà điển hình là sự thất bại trong việc ký kết hiệp ước START II, START III, việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM Chính thực tế này đã khiến việc ra đời và thực thi hiệp ước START mới có ý nghĩa to lớn.
    Những vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp ước START mới bắt đầu từ cuối năm 2006, song đều thất bại do chính quyền của Tổng thống V. Putin và chính quyền G. Bush không tìm được tiếng nói chung. Các cuộc đối thoại chỉ bắt đầu đạt hiệu quả và đem lại những tiến bộ tích cực khi Tổng thống Obama lên cầm quyền vào năm 2009, thể hiện và muốn hiện thực hóa mục tiêu hướng đến “một thế giới không vũ khí hạt nhân”. Quá trình đàm phán và ký kết hiệp ước START mới được coi là quá trình đấu tranh lợi ích giữa hai bên, đồng thời tác động lên nhiều mặt của tiến trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
    Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ - Nga lại ký kết và phê chuẩn Hiệp ước START mới? mục đích của hai bên là gì? Hiệp ước START mới có tác động như thế nào đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân? Tương lai của Hiệp ước mới sẽ ra sao, liệu số phận của Hiệp ước mới có giống như START II năm 1993, hay Hiệp ước ABM?
    Lĩnh vực nghiên cứu về vũ khí hạt nhân, phổ biến và chống phổ biến loại vũ khí có tính hủy diệt cao này đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế trên thế giới. Trong khi đó, tại Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề phổ biến và chống phổ biến hạt nhân lại chưa nhận được sự đầu tư, quan tâm thích đáng. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của Hiệp ước START mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp, với hy vọng sẽ đóng góp vào công tác nghiên cứu vấn đề phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân giai đoạn sau chiến tranh lạnh.
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ƯỚC START 8
    1.1. Vũ khí hạt nhân và vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân . 8
    1.1.1. Vũ khí hạt nhân . 8
    1.1.2. Phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân . 13
    1.2. Tổng quan về các Hiệp ước START 16
    1.2.1. Hiệp ước START I 17
    1.2.2. Hiệp ước START II 22
    1.2.3. Định hình Khuôn khổ Hiệp ước START III 25
    CHƯƠNG 2. HIỆP ƯỚC START MỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀ CHỐNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN 28
    2.1. Cơ sở ký kết Hiệp ước START mới 28
    2.1.1. Nguy cơ phổ biến VKHN sau chiến tranh lạnh . 28
    2.1.2. Những hạn chế của quá trình cắt giảm VKHN 34
    2.1.3. Chính sách chống phổ biến VKHN của Nga và Mỹ thời hậu Chiến tranh lạnh 38
    2.1.4. Lợi ích của Nga và Mỹ trong START mới 42
    2.2. Quá trình ký kết và nội dung Hiệp ước START mới 45
    2.2.1. Quá trình ký kết 45
    2.2.2. Nội dung Hiệp ước START mới 55
    2.3. Những tác động ban đầu của Hiệp ước START mới 62
    2.3.1. Thúc đẩy cải thiện quan hệ Mỹ - Nga . 63
    2.3.2. Tăng cường tính ổn định hạt nhân chiến lược . 66
    2.3.3. START mới và Quy chế chống phổ biến hạt nhân NPT trên thế giới 68
    2.3.4. Thúc đẩy giải quyết một số vấn đề quốc tế và khu vực 70


    2.3.5. Thúc đẩy ký kết, thực thi các văn kiện pháp lý khác . 73
    CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC START MỚI 76
    3.1. Những khó khăn trong quá trình phê chuẩn Hiệp ước START mới 76
    3.1.1. Về phía Mỹ . 76
    3.1.2. Về phía Nga . 79
    3.2. Tương lai của Hiệp ước START mới 81
    3.2.1. Một số hạn chế của Hiệp ước START mới 81
    3.2.2. Triển vọng hợp tác trong khuôn khổ Hiệp ước START mới và vấn đề chống phổ biến VKHN 87
    KẾT LUẬN 90
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...