Thạc Sĩ Luận văn thạc sỹ : Ngành vận tải biển Việt nam.Thực trạng và giải pháp phát triển

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngành vận tải biển Việt nam.Thực trạng và giải pháp phát triển

    Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng.
    Trong thương mại quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đó là do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra lợi thế cho mình, như phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp.Do vậy ngành vận tải biển trở thành ngành kinh doanh dịch vụ rất tiềm năng.
    Việt Nam với những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị trí địa lý có bờ biển dài và có nhiều cảng biển lớn nhỏ.Trong những năm gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam không ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.Bên cạnh đó, ngành vận tải biển Việt nam còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Để ngành vận tải biển phát triển thuận lợi, đó là những bài toán khó khăn đặt ra cho nhà quản lý.
    Những năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa , ngành vận tải biển Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, thị trường vận tải biển Việt Nam đang dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại khu vực và toàn cầu
    Sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa, hoà nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế đã tạo điều kiện cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ nhanh.
    Toàn cầu hoá khu vực đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Các nước đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá thương mại đầu tư và tài chính. Trong bối cảnh đó bất cứ nước nào cũng phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, điều chỉnh chính sách, giảm dần hàng rào thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động, công nghệ và kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Việt nam không thể không theo xu hướng này. Trong điều kiện đó, mức độ quốc tế hoá các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng tăng, thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế ngày càng gay gắt hơn.
    Đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới cùng với nền kinh tế phát triển, xuất nhập khẩu tăng đã tạo điều kiện cho hàng loạt những hãng tàu lớn quốc tế có mặt tại thị trường Việt Nam cạnh tranh với nhau, với ngành hàng hải Việt Nam còn non yếu. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp khả thi, đáp ứng điều kiện kinh tế của đất nước đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện mới.

    Vì vầy đề tài “Ngành vận tải biển Việt nam.Thực trạng và giải pháp phát triển.” Được lựa chọn nghiên cứu xuất phát từ tính cấp thiết trong thực tế hoạt động ngành vận tải biển Việt nam.
    Phân tích thực trạng ngành vận tải biển Việt nam hiện nay nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực để phát triển ngành vận tải biển Việt Nam.

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN 3
    VIỆT NAM . 3
    1.1 Khái niệm và vai trò của ngành vận tải biển. 3
    1.1.1 Khái niệm về ngành vận tải biển. 3
    1.1.2 Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế. 3
    1.2 Tổng quan về ngành vận tải biển. 5
    1.2.1 Đội tàu biển: 6
    1.2.2 Cảng biển: 6
    1.2.3 Các dịch vụ vận tải biển. 9
    1.2.3.1 Dịch vụ kinh doanh khai thác tàu. 9
    1.2.3.2 Dịch vụ kinh doanh khai thác cảng. 10
    1.2.3.3 Kinh doanh dịch vụ hàng hải 11
    1.3 Tình hình vận tải biển trên thế giới 13
    1.3.1 Xu hướng thương mại hàng hoá trên thế giới 13
    1.3.2 Tình hình đội tàu thế giới 15
    1.3.3 Tình hình phát triển và kinh doanh cảng biển thế giới 16
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM . 21
    2.1 Quá trình hình thành và phát triển của vận tải biển Việt Nam 21
    2.2 Thực trạng phát triển đội tàu biển Việt Nam 24
    2.2.1 Quá trình phát triển của đội tảu biển Việt Nam 24
    2.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển của đội tàu biển Việt Nam 30
    2.3 Thực trạng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 40
    2.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống cảng biển Việt Nam 40
    2.3.2 Lưu lượng hàng hóa qua các cảng Việt Nam 50
    2.3.3 Thực trạng năng lực xếp dỡ tại các bến container của Việt Nam 53


    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM . 63
    3.1 Định hướng phát triển vận tải biển Việt Nam tới 2030. 63
    3.2 Các giải pháp phát triển vận tải biển của Việt Nam 73
    3.2.1 Các giải pháp chung. 73
    3.2.2 Các giải pháp cụ thể. 75
    3.2.3 Một số nhận xét về những chính sách trên. 78
    3.3 Một số biện pháp để hoàn thiện những giải pháp trên. 79
    KẾT LUẬN 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...