Thạc Sĩ Luận văn thạc sỹ kinh tế Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word, thuận tiện cho việc chỉnh sửa.
    Vì vấn đề sưu tầm nên file chỉ có chương 1, hy vọng mọi người tham khảo tốt.
    Thân!
    8. Cấu trúc của luận văn
    Cấu trúc của luận văn bao gồm 3 phần: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung
    luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1/Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đánh giá điều kiện tự nhiên phục
    vụ sản xuất nông lâm nghiệp.
    Chương 2: Đánh giá các điều kiện tự nhiên vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế
    định hướng cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.
    Chương 3: Vận dụng kết quả đánh giá các điều kiện tự nhiên định hướng cho sản
    xuất nông - lâm nghiệp vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế.
    Luận văn dài 150 trang, kèm theo 10 bản đồ, 3 sơ đồ, 15 bảng, 5 mô hình, 15 ảnh
    chụp minh họa, 170 tài liệu tham khảo
    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đã và đang
    là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp
    của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là Việt Nam, một quốc gia có hơn 2/3 diện tích đất
    nông lâm nghiệp thuộc về dung du miền núi. Việc đánh giá chính xác nguồn tài nguyên tự
    nhiên sẽ chỉ ra được những ưu thế và hạn chế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở
    khu vực này.
    Vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế với diện tích 365.538 ha, chiếm 72,92% diện tích
    tự nhiên của tỉnh. Đây là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc ít người (Tà ôi, Pakô, Cơ tu,
    Vân Kiều), là nơi chứa đựng tiềm năng kinh tế phong phú và đa dạng, đặc biệt là tiềm
    năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng có năng suất
    cao. Đồng thời, đây cũng là khu vực thuộc về rừng phòng hộ đầu nguồn, thượng nguồn lưu
    vực của các sông lớn sông Hương, sông Hồng, sông Dâu, Truồi . đổ về đồng bằng ven
    biển. Do đó, việc tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp phải được thực hiện có cơ sở khoa học
    dựa trên đặc điểm và chất lượng đất đai để bố trí các loại hình sử dụng trong nông nghiệp,
    quản lý bảovệ các loại rừng, trồng rừng không những có ý nghĩa lớn trong việc phát triển
    kinh tế - xã hội vùng đồi núi mà còn đảm bảo an toàn sinh thái cho toàn tỉnh Thừa Thiên -
    Huế.
    Do ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh trước đây, đồng thời do việc khai thác bất
    hợp lý lâu dài dẫn đến diện tích rừng tự nhiên giảm sút, diện tích đất trống đồi núi trọc
    chiếm đến 175.000 ha (87%) diện tích đất nông lâm nghiệp của tỉnh). Độ dày tầng đất
    mỏng dần, tiềm năng dinh dưỡng của đất ngày càng nghèo kiệt. Hiện tượng lũ lụt, lũ quét
    xảy ra đã tàn phá nhiều vùng ở Thừa Thiên Huế, như đợt lũ lớn 11-1999, đây là biểu hiện
    mất cân bằng sinh thái. Hơn 89% cư dân vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế hoạt động trong
    lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động của ngành này vẫn còn nhiều
    vướng mắc, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp còn chậm, đời
    sống người dân còn nghèo khó, công tác giao đất giao rừng còn gặp khó khăn vì thiếu địa
    chỉ cụ thể cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chiến lược đầu tư cho các dự án bảo
    vệ và phát triển vốn rừng. Miền núi Thừa Thiên - Huế vẫn còn là vùng nghèo khó và chậm
    phát triển.
    Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế, ngoài
    việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư con người . thì cần có bước đánh giá và phân hạng các
    điều kiện tự nhiên nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và sử dụng hợp lý đất
    đai đặc biệt là vùng đất trống đồi trọc, trong sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần ổn định
    và nâng cao đời sống nhân dân vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế là một vấn đề cấp thiết.
    Từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài "Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy
    hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế" nhằm
    góp phần khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích
    - Đánh giá điều kiện tự nhiên nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc quy hoạch
    sử dụng đất đai và bố trí một số cây trồngnông lâm nghiệp ở vùng đồi núi Thừa Thiên
    Huế.
    - Nghiên cứu, đề xuất các loại hình sử dụng đất đai trong sản xuất ở địa phương
    theo hướng phát triển lâu bền.
    2.2. Nhiệm vụ
    - Tổng quan cơ sở lý luận về đánh giácác điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch
    phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
    - Đánh giá tổng hợpcác điều kiện tự nhiên làm cơ sở để xác định khả năng sản
    xuất của đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp.
    - Đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp tiềm năng sinh thái tự nhiên đối với cây
    trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp cho vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế.

    Chương 1
    Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đánh giá
    điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp


    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên phục
    vụ sản xuất nông lâm nghiệp trên thế giới và Việt Nam
    Địa lý học đã phát triển qua các giai đoạn: Giai đoạn mô tả; Giai đoạn phân vùng
    và phân loại; Giai đoạn nghiên cứu cơ chế, đánh giá tổng hợp tiến tới sử dụng hợp lý lãnh
    thổ.
    Xã hội ngày càng phát triển thì chức năng ứng dụng của địa lý cũng ngày càng mở
    rộng. Chức năng ứng dụng của địa lý được hiểu một cách tổng quát là: Các nghiên cứu cơ
    bản, lý thuyết của địa lý đang trở thành cơ sở, nền tảng cho việc khai thác và sử dụng các
    điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội một
    cách tốt nhất theo hướng lâu bền và mang lại lợi ích cao nhất cho con người.

    Tổng hợp từ các tài liệu [ ], [

    ], [

    ], [

    ], . cho thấy việc nghiên cứu, đánh

    giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho sử dụng hợp lý lãnh thổ đã trải qua một
    thời gian khá dài với nội dung phong phú với nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả
    trong và ngoài nước.
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá tổng hợp điều kiện tự
    nhiên và tài nguyên thiên nhiên
    Trên quan điểm muốn sử dụng tối ưu hóa môi trường tự nhiên thì cần phải hiểu
    toàn diện và cơ bản các hệ địa lý. Vì vậy, quan điểm đánh giá nghiên cứu lấy học thuyết về
    cảnh quan làm cơ sở đánh giá tổng hợp và quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu các đặc
    điểm sinh thái của cảnh quan và thiết lập các quan hệ hài hòa giữa sự sử dụng lãnh thổ, con
    người và môi trường. Từ giữa thế kỷ XX trường phái này phát triển mạnh trong những năm
    60 - 70 ở Liên Xô (cũ) và Đức, cho rằng cần đánh giá và quy hoạch trên cơ sở xây dựng
    bản đồ cảnh quan. ở đây quan niệm về cảnh quan được hiểu như "là một đơn vị phân loại
    trong hệ thống phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...