Thạc Sĩ Luận văn thạc Sỹ chuyên ngành Hồ Chí Minh Học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con ngườ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam
    Định dạng file word, thuận tiện cho việc chỉnh sửa
    Mục lục
    Mở đầu

    Chương 1: tư tưởng của Hồ Chí Minh về người việt nam phát triển
    các mặt đức, trí, thể, mỹ
    1.1. Một số khái niệm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
    Việt Nam phát triển đức, trí, thể, mỹ
    1.2. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
    Việt Nam phát triển các mặt đức, trí, thể, mỹ

    Chương 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản trong sự nghiệp
    phát triển đức, trí, thể, mỹ của người Việt Nam
    2.1. Những cống hiến của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản trong thực tiễn
    xây dựng con người Việt Nam mới
    2.2. Tiếp tục sự nghiệp của Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam
    phát triển đức, trí, thể, mỹ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá đất nước
    2.3. Phương hướng, giải pháp đổi mới nền giáo dục đào tạo con người về
    đức, trí, thể, mỹ ở Việt Nam

    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo

    Mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vấn đề con người, xây dựng và phát triển con người là vấn đề muôn thủa, một đề tài
    tưởng chừng đã cũ nhưng luôn luôn mới. Bởi lẽ thế giới xung quanh con người và bản
    thân con người luôn vận động, biến đổi. Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con
    người ngày càng sâu rộng thì những vấn đề về con người đặt ra cũng ngày càng phức tạp,
    đa dạng hơn. Con người và phát triển con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
    nhiều ngành khoa học. Đúng như C.Mác đã dự báo, trong tương lai mọi khoa học đều
    gặp nhau ở một khoa học cao nhất, đó là khoa học về con người. Trong giai đoạn hiện
    nay, vấn đề xây dựng và phát triển con người đang là một vấn đề thực tiễn sống động,
    ảnh hưởng đến các nền tảng phát triển của nhân loại.
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một mong muốn tột bậc là đất nước được
    hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai
    cũng được học hành. Thực chất là mong muốn giải phóng triệt để con người Việt Nam,
    để có những con người phát triển toàn diện. Giải phóng con người, xây dựng con người
    mới phát triển toàn diện đủ năng lực làm chủ bản thân và xã hội là một trong những nội
    dung quan trọng, là vấn đề chi phối mọi tư duy và hành động của Hồ Chí Minh từ lúc ra
    đi tìm đường cứu nước cho đến lúc về nơi vĩnh hằng. Đó là ước mơ, khát vọng cháy
    bỏng, đồng thời là sự nghiệp cao cả và vĩ đại nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó chứa
    đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trên các
    mặt đạo đức, trí lực, thể lực, mỹ thuật (gọi tắt là đức, trí, thể, mỹ) đã góp phần to lớn vào việc
    đào tạo cho cách mạng Việt Nam những con người ưu tú, đủ sức đưa Việt Nam vượt qua
    muôn vàn khó khăn, thử thách, liên tục giành những thắng lợi to lớn, làm thay đổi sâu sắc địa
    vị nước ta từ nước thuộc địa, nô lệ trở thành một nước độc lập và ngày càng có vị thế trên
    trường quốc tế.
    Phát triển con người một cách toàn diện luôn là mục tiêu xuyên suốt mọi chính sách
    của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, là tư tưởng nhân
    văn quan trọng trong quản lý xã hội đương đại và là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ

    Chí Minh về phát triển con người. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác
    định: “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ,
    đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, lòng khoan dung,
    tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã
    hội” [15, tr.114]. Đây là đường lối đúng đắn và quan trọng, song trong thực tế, ngay đội
    ngũ những người tiên phong - cán bộ đảng viên, một bộ phận không nhỏ vẫn chưa đáp
    ứng được những mong muốn đó. Vì sao như vậy? rất cần câu trả lời có căn cứ khoa học.
    Bước vào thế kỷ XXI, khi đất nước từng bước tiến sâu vào quá trình công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá, chủ động mở cửa và hội nhập với khu vực và quốc tế thì hàng loạt
    thách thức đã nảy sinh xung quanh việc xử lý vấn đề vì con người, cho con người,
    phát huy nhân tố con người. Nói cách khác hầu như các vướng mắc trên con đường
    phát triển, đều có nguyên nhân thuộc về vấn đề con người Việt Nam chưa được phát
    triển toàn diện - sản phẩm tất nhiên và đặc thù của lịch sử Việt Nam. Vì vậy, nghiên
    cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam là hết sức
    cần thiết để tìm ra những định hướng, nguyên tắc phương pháp luận đúng đắn cho sự
    nghiệp xây dựng con người Việt Nam làm chủ đất nước, đủ tài, đức, sức khoẻ, đưa
    đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Làm rõ được vấn đề này thực sự là một đòi hỏi bức
    thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Song, đây là vấn đề rất lớn, luận văn này
    chỉ mong góp phần nhỏ bé làm rõ về mặt lý luận một vài khía cạnh như khái niệm,
    cơ sở hình thành, điều kiện và nội dung xây dựng con người phát triển toàn diện
    đức, trí, thể, mỹ trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí,
    thể, mỹ của con người Việt Nam " làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Hồ Chí
    Minh học.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà khoa học
    nghiên cứu và đã có nhiều công trình khoa học có giá trị được công bố.
    - Về các đề tài khoa học:
    Chương 1
    tư tưởng của Hồ Chí Minh về người việt nam
    phát triển các mặt đức,trí, thể, mỹ

    1.1. Một số khái niệm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Việt
    Nam phát triển đức, trí, thể, mỹ
    ở Hồ Chí Minh, tư tưởng về con người, về giải phóng con người và phát triển con
    người, coi con người là nhân tố quyết định thành công của cách mạng, luôn quán xuyến
    trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người và dân tộc ta. Luận văn này nghiên cứu
    một khía cạnh về phát triển đức, trí, thể, mỹ con người Việt Nam sau khi đã được giải
    phóng về chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, trong tiết này tập trung làm rõ hai
    khái niệm công cụ: con người, con người phát triển toàn diện và bản chất của nó .
    1.1.1. Khái niệm con người và bản chất con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh
    Khái niệm con người, bản chất con người trong tư tưởng của Hồ Chí Minh đã được
    nhiều người nghiên cứu và có kết quả công bố. Chúng tôi đồng tình với những đánh giá,
    kết luận đã công bố trong các công trình của các nhà khoa học đi trước như Đặng Xuân
    Kỳ, Thành Duy, Lê Quang Hoan, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Hữu Công . Với tư cách
    là một khái niệm công cụ trong nghiên cứu đề tài này, đồng thời để góp thêm ý kiến, làm
    sáng tỏ câu trả lời con người là gì, bản chất con người như thế nào trong tư tưởng Hồ Chí
    Minh, chúng tôi xin nêu mấy vấn đề sau:
    1.1.1.1. Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về người: “Chữ người, nghĩa hẹp là
    gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài
    người” [40, tr.644].
    Lý giải thông thường theo định nghĩa này (duy danh), “chữ người” mà Hồ Chí Minh
    đề cập ở đây chủ yếu là con người cộng đồng, tồn tại ở ba khu vực địa lý khác nhau
    (làng, nước, thế giới) được hiểu ở ba nghĩa: hẹp, rộng và rất rộng và đây chủ yếu là con
    người xã hội, có quan hệ xã hội và mang bản chất xã hội. Con người hình thành là do biết
    đối xử với người khác, giải quyết các quan hệ xã hội từ hẹp (gia đình, anh em, họ hàng, bầu
    bạn) trong làng đến quan hệ rộng là đồng bào cả nước, rộng nữa là nhân loại cả thế giới.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Phạm Ngọc Anh (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và vận dụng tư
    tưởng đó trong điều kiện nước ta hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
    2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giỏo trỡnh tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    3. Nguyễn Hữu Công (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện,
    Luận án tiến sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    4. Nguyễn Trọng Chuẩn (2005), “Để phát triển con người một cách bền vững”, Tạp chí
    Triết học, (1), tr.5-8.
    5. Thành Duy (2000), “Hồ Chí Minh với việc phát huy sức mạnh của văn hoá trong đấu
    tranh giữ nước, giải phóng dân tộc”, Tạp chí Triết học, (5), tr.31-34.
    6. Thành Duy (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam
    phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    7. Thành Duy (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xó hội đối
    với con người”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (12), tr.24-30.
    8. Lê Văn Dương (1995), “Một số nét cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con
    người”, Tạp chớ Nghiờn cứu lý luận, (3).
    9. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân
    giàu nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
    độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khoá VII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 2, khoá
    VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...