Thạc Sĩ Luận văn thạc Sỹ chuyên ngành Hồ chí minh học: Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, phương châm đố

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
    Định dạng file word
    8. Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
    2 chương 6 tiết.


    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, nhà hoạt động quốc tế xuất sắc, chiến
    sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, sứ giả của hoà bình và hữu nghị. Người
    vừa là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà chiến lược quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà
    thơ, nhà báo; là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kiến lập, giáo dục và rèn luyện
    quân đội ta, đồng thời cũng là người sáng lập ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Cuộc
    đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người đã để lại kho tàng lý luận, tư tưởng cách
    mạng và khoa học vô giá cho dân tộc Việt Nam. Nó là kim chỉ nam cho cách mạng Việt
    Nam nói chung và cho việc xây dựng nền ngoại giao nói riêng phát triển, từng bước đánh
    thắng kẻ thù xâm lược, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời nó
    còn có giá trị to lớn đối với công cuộc đổi mới, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
    trong giai đoạn hiện nay.
    Trên những giá trị lý luận và thực tiễn mà tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại, Đại hội
    đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã khẳng định: “cùng
    với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
    cho hành động”. Thực tiễn cho thấy, vận dụng tư tưởng của Người đã đưa cách mạng Việt
    Nam vượt qua những khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tạo nên
    những trang hào hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam.
    Một trong những di sản trong hệ thống tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại
    cho Đảng, dân tộc, nhân dân ta là tư tưởng đối ngoại. Tư tưởng đối ngoại là bộ phận quan
    trọng trong hệ thống tư tưởng toàn diện sâu sắc của Người đặc biệt là quan điểm về mục
    tiêu, phương châm đối ngoại. Trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống
    dân tộc, từ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đặc biệt là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
    Mác - Lênin, thông qua quá trình khảo sát thực tiễn trong nước và thế giới để Người hình
    thành những quan điểm về đối ngoại. Những quan điểm đó đã trở thành đường lối, chủ
    trương, chính sách đối ngoại của Đảng, được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính
    đúng đắn của nó trong cách mạng giải phóng dân tộc và cả trong giai đoạn xây dựng chủ
    nghĩa xã hội.
    Trong công cuộc đổi mới, tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh đã cho Đảng Cộng
    sản Việt Nam những chỉ dẫn đúng đắn trong việc xác định mục tiêu, phương châm đối
    ngoại, hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế quốc tế,
    đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, đem lại những kết quả tốt đẹp mà
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đánh giá: “Hoạt động đối ngoại được mở
    rộng, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
    hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[17, tr.59].
    Thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hợp tác cùng phát triển, chính sách đối
    ngoại mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, tích cực chủ động hội
    nhập kinh tế quốc tế, với phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
    nước trên thế giới, tích cực tham gia vào tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế. Công tác
    đối ngoại của nước ta trong những năm qua đã và đang gặt hái được nhiều thành công tuy
    nhiên bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức: tình hình trong nước và
    thế giới biến đổi, nhiều vấn đề mới nảy sinh, chúng ta đang trong tiến trình hội nhập sâu,
    toàn diện vào đời sống khu vực và quốc tế, kẻ thù tìm mọi cách thông qua hợp tác kinh tế
    quốc tế để can thiệp, chi phối, phá hoại chúng ta, chống phá quyết liệt vào nền tảng tư
    tưởng của xã hội ta, nếu không cảnh giác, không xác định đúng đắn mục tiêu, phương
    châm của đường lối đối ngoại sẽ có những hậu quả khó lường.
    Trước tình hình đó, việc nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn tư tưởng đối ngoại Hồ
    Chí Minh, đặc biệt là quan điểm của Người về mục tiêu, phương châm đối ngoại, khai thác
    và vận dụng sáng tạo quan điểm đó của Người vào việc xây dựng mục tiêu, phương châm
    của đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam có một ý nghĩa lý luận và
    thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục
    tiêu, phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời
    kỳ đổi mới” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Trong hệ thống tư tưởng toàn diện sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng
    Việt Nam, tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh được nhiều nhà khoa học, nhiều học giả quan
    tâm nghiên cứu. Đến nay có nhiều công trình với nhiều khoa học, nhiều sách chuyên đề,

    Chương 1
    quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu,
    phương châm đối ngoại

    1.1. một số nhận thức chung về Quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh
    1.1.1. Một số khái niệm về quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh
    Quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành của tư tưởng Hồ Chí
    Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Vì vậy để hiểu được quan điểm đối ngoại Hồ
    Chí Minh thì trước hết phải hiểu khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
    Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc
    lần thứ IX đã đưa ra khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
    Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
    những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển
    sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát
    triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
    loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
    người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
    Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
    thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta [17, tr.83-84].
    Như vậy, có thể hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và
    sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
    dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
    Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh của những tinh hoa văn
    hoá dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
    con người.
    Quan điểm đối ngoại Hồ Chí Minh là một bộ phận trong nội hàm của khái niệm tư
    tưởng Hồ Chí Minh, giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm của Hồ Chí
    Minh về cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
    Minh về đối ngoại, về ngoại giao cũng đã được đề cập đến trong các văn kiện của Đảng và
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Bộ Ngoại giao (1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội
    thảo khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Bộ Ngoại giao (2004), Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Pari về Việt Nam,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Bộ Ngoại giao, Ban Nghiên cứu lịch sử ngoại giao (2009), Vận dụng tư tưởng đối
    ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Phạm Hồng Chương - Phùng Đức Thắng (1999), “Tìm hiểu tư tưởng ngoại giao Hồ
    Chí Minh, Cộng sản, (12).
    E.Côbêlép (1985), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội - Nxb Tiến bộ,
    Mátxcơva.
    Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến
    lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    Lê Duẩn (1981), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta, Nxb Sự
    thật, Hà Nội.
    Phạm Thành Dung (chủ biên) (2008), Những vấn đề quan hệ quốc tế và đường lối

    chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội,
    Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.

    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...