Luận Văn Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá ở nguời tăng

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN DÀI 95 trang có File WORD
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN 3
    1.1.Định nghĩa và phân loại bệnh THA 3
    1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh THA 4
    1.3. Biểu hiện của bệnh THA 9
    1.4. Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA 10
    1.5. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các nghiên cứu bệnh tăng huyết 11
    áp ở một số nước trên Thế giới
    1.6. Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam 13
    1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về rối loạn chuyển hoá và 15
    các yếu tố liên quan đến bệnh THA
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 24
    2.3. Thời gian nghiên cứu 24
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
    2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 25
    2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu 26
    2.7. Xử lý số liệu 33
    Chương 3[B]. [B]K[B]ẾT QUẢ [B]34
    3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu xã Hóa Thượng 34
    3.2. Thực trạng về bệnh THA 36
    3.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 41
    [B]C[B]hương [B]4[B]. [B]B[B]ÀN LUẬN [B]49
    4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 49
    4.2. Thực trạng bệnh THA 52
    4.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 62
    [B]K[B]ẾT LUẬN [B]73
    [B]KH[B]U[B]Y[B]Ế[B]N NGHỊ [B]74
    [B]TÀ[B]I LIỆU THAM KHẢO [B]75
    [B]MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ PHỤ LỤC 83


    [B]ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [53].
    Tỷ lệ bệnh THA rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Bệnh THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận . phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền. Chính vì thế, bệnh THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
    Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ [53].
    Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành phố Hà Nội năm 2001-2002, tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, cao gần ngang hàng với các nước trên thế giới [25]. Tỷ lệ THA trong các nghiên cứu về dịch tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 25% [53]. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ THA người lớn (trên 25 tuổi) ở một số vùng Việt Nam đã lên đến
    33,3% [18]. Bệnh THA còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hoá glucose máu, lipid máu . Các rối loạn chuyển hoá này vừa là nguyên nhân gây THA vừa là hậu quả của THA và như vậy khi bị THA bệnh ngày càng nặng lên nhanh chóng và tử vong do các biến chứng tại tim, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý mà chúng ta cần quan tâm.

    Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh THA [3].
    Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ. Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo chưa đủ tiền theo dõi, điều trị, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp . Do đó cần xây dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống bệnh THA. Chúng tôi tiến hành đề tài "[B][COLOR=#0000FF]Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và một số rối loạn chuyển hoá ở người THA tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên[/COLOR]" nhằm đạt được các mục tiêu sau:
    [I]1[I]. Mô tả thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
    [I]2[I]. Đánh giá một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng.[/I][/I][/I][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...