Thạc Sĩ Luận văn Thạc Sĩ Triết học Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần c

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
    1.1. Sự ra đời và phát triển của thế giới quan Phật giáo
    1.2. Nội dung thế giới quan Phật giáo
    1.3. Đặc điểm thế giới quan Phật giáo Việt Nam
    Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN
    PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CON
    NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY – NHỮNG VẤN ĐỀ
    ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
    2.1. Thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với một số lĩnh
    vực của đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay
    2.2. Một số vấn đề đặt ra (Xét ở những khía cạnh tiêu cực)
    2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt
    tiêu cực trong ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống
    tinh thần con người Việt Nam hiện nay
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhỡn lại những thập kỷ cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, tỡnh
    hỡnh tôn giáo trên thế giới và trong nước ta hiện nay, có nhiều biểu hiện diễn biến phức
    tạp, hết sức nhạy cảm, đó và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được lý giải trên cơ sở khoa
    học. Trong xó hội hiện đại ngày nay, tôn giáo đang trở thành một trong những vấn đề
    thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên cả phương diện lý luận
    cũng như thực tiễn.
    Với tư cách là một hỡnh thái ý thức xó hội, tôn giáo luôn biến động phản ánh sự
    biến đổi của lịch sử nhân loại. Thực tế đó chứng minh rằng, một tôn giáo cụ thể ở một
    quốc gia nhất định có thể suy tàn, hưng thịnh hoặc mất đi, song nhỡn chung từ khi ra
    đời cho đến nay, tôn giáo luôn tồn tại trong xó hội loài người. Tôn giáo là nhu cầu tinh
    thần của một bộ phận nhân dân, nhưng lại liên quan và luôn ảnh hưởng khá sâu sắc đến
    các lĩnh vực của đời sống xó hội, tác động đến văn hoá, đạo đức, kinh tế, chính trị, xó
    hội, an ninh và quốc phũng.
    Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần
    2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng từ bi, hỉ xả, Phật giáo đó được
    nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế,
    gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vỡ hạnh phúc an vui cho con người. Đạo Phật đó trở
    thành một trong những hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn tại cho đến ngày
    nay, đó ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần con người Việt Nam trong lịch sử.
    Theo cuốn Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam của tác giả Phùng Hữu Phú chủ biên
    có ghi: nhỡn nhận lực lượng Phật giáo, Hồ Chí Minh đánh giá: “Tín đồ Phật giáo chiếm
    3/4 nhân dân Việt Nam” [55, tr.24].
    Phật giáo Việt Nam luôn gắn liền vận mệnh đất nước, thăng hoa cùng dân tộc
    trong mọi hoàn cảnh và trải qua mọi thời đại. Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo có
    truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc. Bên cạnh đó, văn hoá Phật giáo là một bộ
    phận không thể tách rời văn hoá dân tộc. Đạo Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo của
    nó trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn hoá dân tộc.
    Mỗi một tôn giáo, để trở thành một tôn giáo đích thực đều phải giải đáp câu hỏi:
    Thế giới này (kể cả tự nhiên và xó hội) là gỡ? Do đâu mà có? Vận hành theo những quy
    luật nào? Đằng sau cái thế giới hữu hỡnh này là cái gỡ? Có nhận thức được không? .
    Phật giáo với cái đích là cứu con người thoát khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu
    cánh là giải thoát. Nhỡn bề ngoài, nó chủ yếu bàn về nhân sinh, nhưng để cho những
    quan niệm nhân sinh này tồn tại một cách vững chói, trải dài hơn 2500 năm thỡ chúng
    phải dựa trên một cơ sở triết học, một nền tảng lý luận, thế giới quan vô cùng sâu sắc.
    Chính vỡ vậy, mà Phật giáo mang đậm tính triết học hơn bất kỳ một tôn giáo nào khác.
    Trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay, do sự tác động mạnh mẽ của
    nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa cùng với các học thuyết tư tưởng và
    tôn giáo, đạo Phật đó có những biến chuyển mạnh mẽ cùng với sự chuyển mỡnh lớn lao
    của đất nước.
    Việc đứng trên lập trường triết học Mác - Lênin để nghiên cứu thế giới quan Phật
    giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay, chỉ
    ra những yếu tố tích cực, phát hiện những giá trị tinh tuý của nó cũng như những mặt
    hạn chế của nó chính là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận cũng như về
    mặt thực tiễn. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy, học viên mạnh dạn chọn vấn đề:
    “Thế giới quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt
    Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học.
    2. Tỡnh hỡnh nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của con người
    Việt Nam là một đề tài rộng lớn. Đó có nhiều công trỡnh nghiên cứu và đạt được
    những kết quả đáng trân trọng. Có thể kể ra một số công trỡnh sau đây:
    - Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học, Hà Nội,
    1986;
    - Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Viện Triết học, Hà
    Nội, 1991;
    - Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), NXB khoa
    học xó hội, 1993;
    - Góp phần tỡm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông của Nguyễn
    Hùng Hậu, NXB Khoa học xó hội, 1996;
    - Thiền học Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục, NXB Văn hoá thông tin,
    1996;
    - Tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, Trung tâm
    thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996;
    - Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện
    nay của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997;
    - Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu, NXB
    Khoa học xó hội, 1997;
    - Tư tưởng Triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Trung,
    NXB Chính trị quốc gia, 1998;
    - Ảnh hưởng của tư tưởng Triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở
    Việt Nam của Lê Hữu Tuấn, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
    Chí Minh, 1998;
    - Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, NXB Khoa học xó hội,
    Hà Nội, 1999;
    - Phật giáo với văn hoá Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, NXB Hà Nội, 1999;
    - Nhân sinh quan Phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín đồ Đạo Phật hiện
    nay (qua quan sát một số Chùa ở Hà Nội) của Nguyễn Thị Hảo, luận văn Thạc sĩ Triết
    học, Viện Triết học, 2000;
    - Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Hùng Hậu, NXB
    Khoa học xó hội, Hà Nội, 2002;
    - Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con ng-ười Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trỡnh đổi mới hiện nay của Mai Thị
    Dung, luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003;
    - Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam của Minh Chi, NXB Tôn giáo,
    2003;
    - Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xó hội Việt Nam hiện nay
    của Lê Văn Đính, Tạp chí Tôn giáo, số 10 - 2007;
    - Vai trũ của Phật giáo Việt Nam hiện nay của Nguyễn Khắc Đức, Tạp chí Tôn
    giáo, số 7 - 2008;
    - í nghĩa xó hội và nhân văn cao cả của Phật giáo của Trần Đỡnh Hà, Tạp chí Tôn
    giáo, số 10 - 2008; .
    Nhỡn chung, có thể nhận xét một cách khái quát các công trỡnh nghiên cứu trên
    đều khẳng định Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xó hội Việt Nam, đặc
    biệt là đời sống tinh thần. Những triết lý đầy tính nhân sinh của Phật giáo kết hợp với
    văn hoá truyền thống, đó tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của con người Việt
    Nam. Các công trỡnh nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở từng khía cạnh và mức
    độ xem xét khác nhau, đó thể hiện tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với
    đời sống xó hội Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu làm sáng tỏ có tính hệ thống thế giới
    quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện
    nay thỡ cho đến nay vẫn chưa có một công trỡnh khoa học chuyên khảo nào trực tiếp nào
    đề cập đến. Các công trỡnh trên là những tài liệu quý, hết sức có giá trị là cơ sở để học viên
    tiếp thu và kế thừa những thành quả nghiên cứu của những người đi trước. Vỡ vậy, luận văn
    này, từ góc độ triết học đi sâu nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về tư tưởng thế
    giới quan Phật giáo, từ đó tỡm hiểu ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người
    Việt Nam hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Luận văn làm rừ thế giới quan Phật giáo trên những nội dung chủ yếu có liên
    quan và có ảnh hưởng rừ nét đối với một số mặt trong đời sống tinh thần con người Việt
    Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích
    cực, hạn chế mặt tiêu cực ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh
    thần con người Việt Nam hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể
    sau:
    - Làm rừ thế giới quan Phật giáo trên những nội dung chủ yếu (về thế giới, về
    con người và về cuộc đời con người) .
    - Phân tích ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với một số mặt trong đời
    sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu
    cực ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần con người Việt
    Nam trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Thế giới quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con ngư-ời Việt Nam hiện nay.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn không đi vào nghiên cứu tất cả nội dung thế giới quan của các tông phái
    trong mọi giai đoạn phát triển của Phật giáo, kể cả thế giới quan của Phật giáo Việt Nam,
    cũng không đề cập đến ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo trong mọi lĩnh vực của đời
    sống tinh thần con người Việt Nam. Luận văn chỉ đi vào nghiên cứu thế giới quan Phật giáo
    trên những nội dung chủ yếu (về thế giới, về con người và về cuộc đời con người). Từ đó,
    tỡm hiểu ảnh hưởng của chúng đối với một số lĩnh vực đời sống tinh thần con người Việt
    Nam hiện nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
    Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo
    nói chung, Phật giáo nói riêng.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
    nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với một số phương pháp phân tích và tổng hợp; lôgíc và
    lịch sử; phương pháp so sánh và đối chiếu
    6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    - Luận văn góp phần vào việc làm rừ thế giới quan Phật giáo trên những nội dung
    chủ yếu và ảnh hưởng của nó đối với một số mặt của đời sống tinh thần con người Việt
    Nam trong giai đoạn hiện nay.
    - Luận văn bước đầu đưa ra đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt
    tích cực, hạn chế mặt tiêu cực ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống
    tinh thần con người Việt Nam hiện nay.
    7. í nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Về mặt lý luận
    Luận văn góp phần làm rừ thế giới quan Phật giáo cũng như tác dụng của nó đối
    với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay.
    - Về mặt thực tiễn
    Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy tôn
    giáo, liên quan đến tôn giáo ở các trường Cao đẳng, Đại học và những ai quan tâm tỡm
    hiểu về Phật giáo nói chung.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
    gồm 2 chương, 6 tiết.
    Chương 1


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.
    2.
    3.
    4.
    5.
    6.
    7.
    8.
    Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản (2008), Kỷ yếu Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc, Nxb
    Tôn giáo, Hà Nội.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn
    giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và
    châu thổ Bắc Bộ, Nxb Thông tin, Hà Nội.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giỏo trỡnh triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giỏo trỡnh chủ nghĩa xó hội khoa học, Nxb Chính
    trị quốc gia, Hà Nội.
    Thích Minh Châu, Minh Chi (1991), Từ điển Phật học, Nxb Khoa học xó hội, Hà
    Nội.
    Nguyễn Văn Chế (1976), Những vấn đề cơ bản trong Phật học, Hội Phật giáo Việt
    Nam thống nhất.
    Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà
    Nội.
    9. Đoàn Trung Cũn (1992), Các tông phái đạo Phật, Nxb Thuận Hóa, Huế.
    10. Mai Thị Dung (2003), Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống
    tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nú trong quỏ trỡnh đổi
    mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
    Minh, Hà Nội.
    11. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
    12. Nhậm Kế Dũ (1985), Tôn giáo từ điển, Từ thư xuất bản xó, Thượng Hải.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện nghị quyết trung ương 5 khóa VIII, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Lê Văn Đính (2007), "Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xó hội
    Việt Nam hiện nay", Tạp chí Tôn giáo, (10).
    17. Phùng Đông (1997), "Vị trớ, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xó hội trong
    chủ nghĩa duy vật lịch sử", Tạp chí Triết học, (6/112).
    18. Nguyễn Khắc Đức (2008), "Vai trũ của Phật giáo Việt Nam hiện nay", Tạp chí Tôn
    giáo, (7).
    19. Trần Văn Giàu (1993), Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb Thành phố Hồ Chí
    Minh.
    20. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam - Từ thế kỷ XIX đến cách
    mạng tháng Tám, tập 1, Hệ ý thức Phong kiến và sự thất bại của nó trước các
    nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ chí Minh.
    21. Trần Đỡnh Hà (2008), "í nghĩa xó hội và nhân văn cao cả của Phật giáo", Tạp chí
    Tôn giáo, (10).
    22. Mai Thanh Hải (2006), Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, tập 1, Nxb Văn hóa
    Thông tin, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...