Thạc Sĩ Luận văn Thạc sĩ Sinh học: điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi n

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN dài 109 trang CÓ FILE WORDL

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc
    1.2. Chiều hướng nghiên cứu
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
    1.2.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
    1.2.1.2. Nghiên cứu trong nước
    1.2.2. Xu hướng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc
    1.2.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu

    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    2.2. Phương pháp nghiên cứu

    CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
    3.1.Điều kiện tự nhiên
    3.1.1. Vị trí địa lí
    3.1.2. Địa hình
    3.1.3. Khí hậu, thủy văn
    3.1.4. Thổ nhưỡng
    3.2. Kinh tế - xã hội

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật
    4.1.1. Hệ thực vật
    4.1.2. Thảm thực vật
    4.1.2.1. Rừng kín
    4.1.2.2. Rừng thưa
    4.1.2.3. Thảm cây bụi
    4.1.2.4. Thảm cỏ
    4.2.Hiện trạng, tiềm năng và nguyên nhân hình thành ĐTĐT
    4.2.1. Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi trọc
    4.2.2. Tình hình sử dụng đất trống đồi trọc
    4.2.3. Hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi trọc
    4.2.4. Nguyên nhân hình thành đất trống đồi trọc
    4.3. Hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc
    4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc
    4.3.2.Quản lý và chăm sóc
    4.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc
    4.3.3.1. Mức đầu tư và thu nhập
    4.3.3.2 Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh ĐTĐT
    4.4. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc
    4.4.1. Điều tra phân loại mô hình phủ xanh ĐTĐT
    4.4.2.Xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc
    4.4.3. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc
    4.5. Xây dựng quy trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc
    4.5.1 Qui trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc
    4.5.2. Trồng rừng nhằm mục đích lấy sản phẩm gỗ là chủ yếu
    4.5.3. Trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ là chính, thu sản phẩm từ rừng là kết hợp
    4.5.4. Quy trình trồng cây công nghiệp phủ xanh đất trống đồi trọc
    4.6. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc
    4.6.1. Giải pháp về kỹ thuật
    4.6.1.1. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên
    4.6.1.2. Khoanh nuôi phục hồi thảm thực vật phòng hộ
    4.6.1.3 Trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ
    4.6.1.4 Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày
    4.6.1.5 Thực hiện nông lâm kết hợp
    4.6.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trường
    4.6.3. Giải pháp về vốn
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

    Kết luận
    Đề nghị

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    MỞ ĐẦU

    Rừng là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, hơn nữa còn có chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng; rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển Oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên trái đất; duy trì tính ổn định độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán; ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai; bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí, nước [44].

    Rừng là một hệ sinh thái đa dạng và phong phú, là nơi lưu giữ nguồn gen và cung cấp nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống con người. Rừng là lá phổi xanh của Trái đất, nhưng hiện nay rừng đã và vẫn đang bị chặt phá khai thác dẫn đến suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài gỗ quí có giá trị sử dụng cao ngày càng bị cạn kiệt. Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này, ngoài công tác xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ nguồn gen, thì phục hồi các hệ sinh thái rừng đã bị suy thoái là thực sự cần thiết. Cùng với quá trình thoái hoá của thảm thực vật là quá trình suy thoái của đất do xói mòn rửa trôi. Các nhà khoa học đều nhận định mất rừng dẫn đến trọc hoá đất đai là nguyên nhân chính gây ra các thảm hoạ như thiên tai, bão lụt và hạn hán. Vì vậy cùng với việc khai thác và sử dụng đất rừng hợp lý, thì khôi phục rừng để phủ xanh những vùng đất trống trọc là hết sức cần thiết.

    Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành chọn đề tài: "Điều tra, đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên"

    Mục đích nghiên cứu

    - Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp, mô hình hợp lý để phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.




    Nội dung nghiên cứu

    1. Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
    2. Điều tra thống kê và phân loại các mô hình hiện có.
    3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một số mô hình.
    4. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc.

    Ý nghĩa của đề tài

    + Về lý luận
    Góp phần nghiên cứu khả năng phục hồi của thảm thực vật trên đất trống đồi núi trọc thông qua các hoạt động xây dựng của con người tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp và xây dựng mô hình phủ xanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...