Luận Văn Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục với đề tài Quản lý Giáo dục môi trường ở trường THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU ​ ​ 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môi trường ngày nay đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được sự quan tâm của toàn thế giới. Hiện tại cuộc sống của chúng ta đang bị ảnh hưởng rất lớn của sự ô nhiễm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Đặc biệt , khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và cả Việt Nam, môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên (như ô nhiễm không khí ,môi trường sinh thái, nguồn nước sạch ), làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững của đất nước.
    Một trong những nguyên nhân chính là do ý thức trách nhiệm của con người đối với môi trường còn chưa đúng đắn. Từ đó, một vấn đề bức thiết được đặt ra trước mắt chúng ta là phải tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc tổ chức công tác GDMT trong các trường THPT. Trong những năm gần đây , nội dung GDMT được tích hợp, lồng ghép ở các môn học ở trường THPT như: Sinh học, Địa lý, GDCD . Ngoài việc giảng dạy lồng ghép, tích hợp với một thời lượng còn ít trong chương trình, một số trường THPT đã tiến hành hoạt động ngoại khoá theo các chủ đề có liên quan đến tình hình môi trường ở địa phương như : Nước uống, năng lượng sử dụng trong gia đình, Bioga, rừng nhiệt đới, môi trường sinh thái, rác thải sinh hoạt và một số vấn đề khác như V.A.C, Tết trồng cây, chương trình xanh hoá nhà trường và các cuộc thi tìm hiểu về môi trường . Để đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, để đảm bảo cuộc sống cho con người và sự phát triển bền vững của đất nước Giáo dục môi trường trở thành một yêu cầu thiết yếu của nhà trường nhằm tăng cường hiểu biết của học sinh đối với thế giới tự nhiên và đời sống xã hội. Đặc biệt là tăng cường hiểu biết về mối quan hệ, tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở thế hệ trẻ thế giới quan , nhân sinh quan đúng đắn và hành động đúng đắn bảo vệ môi trường. Vì những lý do nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài :- “ Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch thất , tỉnh Hà Tây”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT Huyện Thạch Thất, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở các trường THPT, đồng thời phát huy ảnh hưởng của giáo dục trong nhà trường đến các địa bàn mà nhà trường đang cư trú. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3.1 Khách thể nghiên cứu:Quá trình quản lý các hoạt động giáo dục ở các trường THPT huyện Thạch Thất. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý hoạt động GDMT ở các trường THPT . 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Việc quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường THPT huyện Thạch Thất – tỉnh Hà tây chưa được chú trọng đúng mức . Do đó, hiệu quả giáo dục môi trường chưa cao, nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của giáo viên, học sinh và một bộ phận còn hạn chế. Nếu đề ra và thực hiện một số biện pháp quản lý chặt chẽ, hợp lý thì hiệu quả công tác giáo dục môi trường sẽ được nâng lên . 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 5.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về GDMT và quản lý hoạt động GDMT ở trường THPT. 5.2. Tìm hiểu thực trạng giáo dục môi trường và các biện pháp quản lý hoạt động GDMT ở các trường THPT Huyện Thạch thất –Tỉnh Hà tây. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDMT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDMT ở các trường THPT Huyện Thạch Thất . 6 . GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hoạt động GDMT trong những năm gần đây tại trường THPT Phùng Khắc Khoan và 3 trường THPT khác trong huyện : THPT Thạch thất ,BC Thạch Thất và trường THPT Hai Bà Trưng về phương pháp giảng dạy,tổ chức dạy lồng ghép ,tích hợp nội dung GDMT trong các môn học : Địa lý , Sinh vật, Hoá học , GDCD ,kỹ thuật và công tác tổ chức ngoại khoá , hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề GDMT 7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : + Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết :Nghiên cứu ,phân tích ,tổng hợp các văn bản ,tài liệu có liên quan để tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài . + Phương pháp quan sát + Các phương pháp điều tra viết : + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục ,tổng kết các hoạt động giáo dục môi trường , + Phương pháp xử lý kết quả bằng toán thống kê: ​ NỘI DUNGCHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT1-1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Vài nét về sự phát triển GDM T Môi trường đã và đang là vấn đề gay gắt của toàn nhân loại, khi mà con người càn phải đối mặt trược tiếp với sự ô nhiễm môi trường , sự cạn kiệt về tài nguyên .Vì vậy bảo vệ môi trường mang tính toàn cầu, con người phải phối hợp hành động nhằm tìm ra những biện pháp khắc phục, ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường ,sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho mọi thế hệ . Lần đầu tiên trong lịch sử ,năm 1948 ,tại Pa- ri,trong cuộc họp của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên,thuật ngữ “Giáo dục môi trường” (GDMT) đã được sử dụng. Năm 1970, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đã định nghĩa GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm nhằm phát triển các kỹ năng và quan điểm cần thiết đẻ hiểu và đánh giá được sự quan hệ tương tác giữa con người, nền văn hoá , thế giới vật chất bao quanh, GDMT đồng thời cũng thực hiện quyết định đưa ra bộ qui tắc ứng xử với vấn đề liên quan tới đặc tính môi trường . Tại nguyên tắc 19 trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về “môi trường con người “tại Stockholm ,ngày 5/6/1972 đã nêu : “Việc giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để họ có được trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường ”.Từ đó ,ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới ”. 1.1.2. Giáo dục môi trường ở Việt nam : -Năm 1962 , Bác Hồ đã khai sinh “Tết trồng cây”. Cho đến nay phong trào trồng cây càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1991 Bộ GD&ĐT đã có chương trình trồng cây hỗ trợ phát triển giáo dục -đào tạo và bảo vệ môi trường (1991-1995).-Thông qua việc thay sách giáo khoa (Cải cách giáo dục năm 1986-1992), các tác giả đã chú trọng đến việc đưa nội dung GDMT vào nội dung giảng dạy cho học sinh ,trước hết ở các môn Sinh , Địa ,Hoá ,kỹ thuật NN. Những chủ đề về giáo dục môi trường không chỉ được lồng ghép vào những môn học có liên quan đến môi trường như: địa lý, hoá học , mà cả các môn khác như giáo dục công dân, đạo đức, thẩm mỹ học ,văn học Khối kiến thức học sinh được trang bị ngoài những giờ học trên lớp học sinh còn được tham gia các chương trình ngoại khoá theo các chủ đề có liên quan đến tình hình môi trường ở địa phương như : nước uống , năng lượng sử dụng trong gia đình , Bioga , rừng nhiệt đới , môi trường sinh thái , rác thải sinh hoạt , và một số các vấn đề khác như : VAC , Chương trình xanh hoá nhà trường , Tết trồng cây , các cuộc thi tìm hiểu về môi trường : Viết truyện , chụp ảnh , quay băng hình VIDEO ,vẽ tranh 1-2 - Lý luận chung về giáo dục môi trường 1-2-1 : Khái niệm về môi trường - Môi trường theo nghĩa rộng là tập hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội nhân tạo,có quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau và qua đó ảnh hưởng đến cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của con người và giới tự nhiên. 1-2-2 : Khái niệm về giáo dục môi trường - Ngày nay cộng đồng quốc tế hiểu một cách đầy đủ là giáo dục môi trường như một quá trình thường xuyên để tạo cho con người ý thức về môi trường, những giá trị và tri thức, kỹ năng, những khả năng cho phép họ giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và tương lai cũng như đáp ứng nhu cầu của bản thân họ mà không làm phương hại đến thế hệ mai sau. 1-2-3 Vai trò và ý nghĩa của giáo dục môi trường cho học sinh Đối với giáo dục đào tạo : “ Một trong những quan điểm chỉ đạo chiến lược là Phát triển giáo dục và đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế –Xã hội , những tiến bộ khoa học-công nghệ ,và cũng cố quốc phòng , an ninh trong đó có nhu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững . Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của đất nước .Trong quá trình phát triển, con người không chỉ khai thác thiên nhiên mà còn phải giữ gìn bảo vệ môi trường tự nhiên ,tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và sản xuất , dịch vụ , xây dựng mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp , bảo đảm lợi ích lâu dài cho các thế hệ hôm nay và mai sau . 1-2-4: Giáo dục môi trường trong chương trình giáo dục phổ thông Với một hệ thống tổ chức chặt chẽ ,liên tục giữa các bậc học ,ngành học , việc tổ chức và quản lý công tác giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách có khoa học ,mục tiêu , nội dung và phương phps phù hợp sẽ góp phần tạo nên một lực lượng hùng hậu tham gia bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc cũng như ở từng địa phương . 1.1 Quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở trường THPT 1.3.1 Khái niệm quản lý và quản lý nhà trường 1.3.2 Quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở trường THPT 1.3.3 Quản lý hoạt động GDMT trong nhà trường THPT Ở nước ta việc GDMT trong nhà trường phổ thông bắt đầu từ năm 1981 cùng với việc thực hiện chương trình cải cách giáo dục và hình thức cho đến nay ,nội dung GDMT ở nước ta không cấu thành một môn học riêng như ở một số nước , mà được tích hợp vào một số môn mà đối tượng nghiên cứu có quan hệ gần gũi với môi trường . CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDMT TRONG CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN THẠCH THẤT –TỈNH HÀ TÂY .​ 2-1 Khái quát về điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất
    2.1.1: Điều kiện địa lý tự nhiên
    Huyện Thạch Thất là một trong 14 huyện, thị xã của tỉnh Hà Tây thuộc vùng trung du đồng bằng Bắc bộ.
    Diện tích gồm 11.948.536 ha (~15km²)
    Địa hình của huyện gồm hai khu vực:
    -Vùng đồng bằng:gồm các xã nằm ngoài phía bắc sông Tích giang
    -Vùng bán sơn địa : gồm các xã nằm trong phía Nam sông Tích
    Địa giới hành chính của huyện Thạch Thất cách thủ đô Hà Nội khoảng 30 km về phía tây, nằm giữa và cách thị xã Hà Đông và Sơn Tây không quá xa, do vậy sự ảnh hưởng về giáo dục ở các trung tâm chính trị , văn hoá nhìn chung có nhiều thuận lợi
    2.1.2 Tình hình kinh tế,văn hoá- xã hội
    2.1.2.1 Về kinh tế :
    Huyện Thạch Thất có 19 xã và 1 thị trấn. Theo thống kê năm 2001 , toàn huyện có 143.400 người , nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông là chính, ngoài ra còn sống bằng nghề truyền thống ở một số địa phương : nghề mộc, nghề cơ khí ,nghề mây, tre, giang đan , nghề xây dựng nhà ở và các công trình . Một bộ phận các hộ sống bằng nghề kinh doanh buôn bán ,các hoạt động dịch vụ , du lịch .Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã và đang huỷ hoại môi trường do ý thức của con người .
    2.1.2.2 Tình hình văn hoá - xă hội
    Thạch Thất là môt vùng quê có những kiệt tác về kiến trúc và điêu khắc như ( Chùa Tây Phương) , cũng là một địa phương có truyền thống hiếu học và khoa bảng . Thời phong kiến có 29 người đỗ đại khoa , hàng trăm người đỗ trung khoa .
    Ngày nay , nhân dân huyện Thạch Thất vẫn phát huy được truyền thống của ông cha có nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực đời sống xã hội đã và đang góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nước .
    2.2 Tình hình giáo dục THPT của huyện Thạch Thất
    2.2.1 Đôi nét về tình hình giáo dục ở huyện Thạch Thất :
    Trong những năm gần đây, tình hình phát triển giáo dục ở huyện Thạch Thất vào loại tốt trong 14 huyện thị của tỉnh Hà Tây. Toàn huyện có hơn 50.420 học sinh các cấp và 2.526 giáo viên (cả hợp đồng) với hệ thống các cấp học đồng đều :Giáo dục mầm non ,giáo dục tiểu học và THCS ở khắp các xã và thị trấn ,toàn huyện có 21 trường THCS và 4 trường THPT với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đạt chuẩn .
    2.2.2 Quá trình phát triển các trường THPT ở huyện Thạch Thất
    - Trước năm 1965: ở huyện Thạch Thất chưa có trường cấp III nào.Từ năm học 1966 trường phổ thông cấp III Thạch Thất chính thức được thành lập và là ngôi trường cấp III duy nhất ở huyện Thạch Thất .
    - Đến năm học 2005-2006, trải qua 39 năm xây dựng và phát triển ,toàn huyện đã có 4 trường THPT (3 trường công lập và 1 trường bán công) với tổng số 145 lớp học và 7850 học sinh.
    2.3 Thực trạng quản lý hoạt động GDMT ở các trường THPT huyện Thạch Thất
    * Thực trạng nhận thức của hiệu trưởng về :
    + Vai trò,vị trí của GDMT trong trường THPT.
    + Vai trò,vị trí của quản lý GDMT trong trường THPT.
    * Thực trạng quản lý hoạt động GDMT của hiệu trưởng trường THPT gồm :
    + Thực trạng quản lý hoạt động dạy của thầy.
    + Thực trạng quản lý các hình thức GDMT.
    + Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ GDMT.
    * Thực trạng quy trình quản lý GDMT của hiệu trưởng trường THPT:
    Để nghiên cứu về thực trạng quản lý GDMT của hiệu trưởng trường THPT nói trên, tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,kết quả khảo sát được thống kê thành các bảng và đánh giá như sau:
    +Mức độ nhận thức : rất quan trọng,có quan trọng ,không quan trọng .Kết quả được đánh giá bằng tỉ lệ phần trăm.
    + Mức độ đánh giá :rất tốt ,tốt ,chưa tốt .Kết quả được đánh giá bằng tỉ lệ phần trăm.
    Những kết luận nêu ra là tổng hợp kết quả của các phương pháp điều tra ,quan sát lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu đề tài.
    2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL trường THPT về GDMT và quản lý GDMT .
    + Nhận thức về vai trò , vị trí của GDMT trong nhà trường THPT .
    Qua điều tracho thấy 100% cán bộ quản lý các trường THPT được nghiên cứu đều cho rằng GDMT có tầm quan trọng nhất định trong nhà trường và khẳng định tầm quan trọng của nội dung GDMT môi trường nhằm giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản của vấn đề môi trường ,hình thành kỹ năng nghiên cứu và xây dựng hành vi thái độ đúng đắn cho học sinh để các em cùng tham gia cùng cộng đồng bảo vệ môi trường .
    * Nhận thức về vai trò ,vị trí quản lý GDMT trong trường THPT
    Qua khảo sát cán bộ quản lý trong trường THPT ,tất cả đều có nhận thức đúng đắnvề vai trò , vị trí quản lý công tác GDMT trong trường THPT . Về mặt kiến thức thì một số bài học ở một số bộ môn cũng chính là nội dung GDMT. Hơn nữa ,quản lý các hoạt động ,trong đó có hoạt động GDMT là một trong những nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp .Vì vậy, quản lý GDMT là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ quản lý trong các trường học nói chung ,đặc biệt ở các trường THPT.
    2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động GDMT của hiệu trưởng trường THPT
    Giáo dục môi trường là một thành phần bắt buộc trong chương trình giáo dục -đào tạo và được thực trong kế hoạc dạy học –giáo dục hiện hành . GDMT không chỉ cung cấp các kiến thức ,kĩ năng và hiểu biết về môi trường,mà phải
    Tạo điều kiện cho học sinhhoà nhập ,tiếp cận một môi trường thực tế để có thể bộc lộ thái độ tình cảm
    - Thực trạng quản lý hoạt động dạy học có nội dung GDMT
    - Thực trạng quản lý hoạt động độc lập về chủ đề GDMT.
    - Thực trạng quản lý CSVC-kỹ thuật phục vụ giảng dạy và hoạt động độc lập các chủ đề GDMT .
    Qua khảo sát ,đánh giá ,cả hiệu trưởng và giáo viên đều cho rằng năng lực sư phạm của giáo viên giữ vai trò quan trọng và đó cũng chính là một trong những khó khăn nhất hiện nay.
    Kết quả cho thấy :
    Hiệu trưởng cũng đã chú trọng tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động do Sở GD-ĐT tổ chức phát động như : Tháng làm sạch môi trường , Vệ sinh môi trường và tết trồng cây ,Tham gia cuộc thi vẽ,viết báo , quay phim phóng sự về môi trường nhưng công tác tổ chức tham gia những hoạt động này chưa trở thành nề nếp quy mô như một số hoạt động dạy và học khác .

    CHƯƠNG 3MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THẠCH THẤT3.1 Định hướng đề xuất các biện pháp
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục ,tôi nhận thấy rằng :
    Để quản lý GDMT trong trường THPT có hiệu quả ,người hiệu trưởng không chỉ nắm vững các nguyên tắc , phương pháp ,chức năng quản lý mà còn phải biết vận dụng một cách đầy đủ và nghiêm túc trong quản lý GDMT.
    Các biện pháp GDMT được đưa ra dựa trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm việc quản lý GDMT của hiệu trưởng huyện Thạch Thất trong các kỳ giao ban với Sở GD-ĐT Hà Tây và UBND huyên Thạch Thất . Những kinh nghiệm về công tác quản lý GDMT đã và sẽ trở thành những vấn đề cấp bách , thời sự đối với hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà trường .
    Để có thể đề xuất những biện pháp quản lý công tác GDMT trong trường THPT tôi đã có xin ý kiến của các chuyên viên phụ trách GDMT của Sở GD-ĐT Hà tây, Sở Khoa học công nghệ –Môi trường , chuyên viên về môi trường của Bộ lao động _TB và XH, Thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo là hiệu trưởng ,hiệu phó các trường ,giáo viên một số bộ môn liên quan trực tiếp đến GDMT nhằm đảm bảo tính thực tế khách quan và lý luận .
    3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động GDMT ở các trường THPT huyện Thạch Thất ,tỉnh Hà Tây
    3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý trường THPT về mục đích của GDMT và vai trò của hoạt động GDMT trong trường học.
    Qua tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL trường THPT huyện Thạch Thất về nội dung GDMT ,đã cho thấy họ đã đánh giá được vai trò quan trọng của việc cho học sinh làm quen với các khái niệm bảo vệ môi trường ,cũng như xây dựng thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường .Trong khi đó hiệu trưởng lại xem nhẹ việc hình thành cho học sinh những kỹ năng nghiên cứu ,phát hiện và giả quyết các vấn đề môi trường .,
    Để khắc phục những thiếu sót này hiệu trưởng cần tự nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức về mục đích GDMT một cách đầy đủ để có thể xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tốt hoạt động này .
    .Tính hiệu quả của mục đích GDMT khi được chúng ta quan tâm một cách đầy đủ nội dung giáo dục được nổi lên trong câu thành ngữ của người Anh:
    “ Gieo một ý tưởng, sẽ gặt một lời nói .
    Gieo một lời nói, sẽ gặt một hành động .
    Gieo một hành động, sẽ gặt một thói quen.
    Gieo một thói quen ,sẽ gặt một vận mệnh”
    ( Gordon Johnson , Trưởng ban quản lý tài nguyên và môi trường UNDP)
    3.2.2 Tăng cường quản lý hoạt động dạy học các nội dung GDMT Vì GDMT không có chương trình riêng –nên hiệu trưởng cần chỉ đạo việc xây dựng chương trình ,trên cơ sở đó mới chỉ đạo thực hiện . - Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên thảo luận những vấn đề cần thiết như mục đích ,yêu cầu của GDMT của chương , bài trong từng nhóm , phân tích và chọn những phương pháp thích hợp , kết hợp việc dạy trên lớp với hoạt động độc lập .
    3.2.3 Tăng cường quản lý các hoạt động GDMT độc lập ( ngoài giờ lên lớp ) Trên cơ sở đó hiệu trưởng lập kế hoạch hoạt động trên phạm vi toàn trường . Trước hết là công tác tuyên truyền giáo dục được quan tâm thường xuyên liên tục. Hiệu trưởng làm việc với tổ chuyên môn nhằm phân tích ,đánh giá ,chọn lọc các hoạt động có nội dung phong phú ,có tính giáo dục cao,đồng thời đảm bảo cho việc tiến hành các hoạt động giáo dục khác . Qua tìm hiểu thực tế nhu cầu hoạt động của học sinh , đa số các em cho rằng hoạt động ngoại khoá ,tham quan ,du lịch ,thi sáng tác về môi trường rất bổ ích và hứng thú . Vì vậy hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên nghiên cứu thiết kế từng hoạt động ,mục đích giáo dục , qui mô để lựa chọn hình thức cho phù hợp . Tổ chức các hoạt động chủ đề GDMT là một hoạt động còn nhiều mới mẻ,vừa làm vừa học , vừa bổ xung cho nhau nên việc tổng kết rút kinh nghiệm là hết sức cần thiết .Nhờ đó hiệu quả của công tác GDMT trong nhà trường dần đi vào nề nếp và đạt hiệu quả ngày càng cao. 3.2.4 Quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng giáo viên về các nội dung,phương pháp GDMT. Từ nhiều năm nay , hơn 1000 giáo viên các môn có nội dung GDMT đều được đi tập huấn do Sở GD-ĐT hoặc Bộ GD-ĐT tổ chức trong một thời gian không dài nhưng họ cũng nắm được mục dích , nội dung , phương pháp và kỹ năng tổ chức hoạt động GDMT. Vì vậy việc chỉ đạo của hiệu trưởng về việc bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết , là nền tảng nâng cao chất lượng hoạt động GDMT. 3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất –kỹ thuật phục vụ hoạt động GDMT - Hiệu trưởng nghiên cứu chương trình kế hoạch dạy và hoạt động GDMT hàng năm , nhằm xác định những yêu cầu về hệ thống CSVC-KT cần thiết . BGH lập kế hoạch mua sắm ,trang bị ,đầu tư kinh phí cho từng gia đoạn,cho năm học. 3.2.6 Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong GDMT - Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhà trường ,hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường như : Công đoàn , Đoàn thanh niên ,Hội cha mẹ học sinh ,phát huy tối đa sức mạnh khả năng của từng tổ chức ,tác động giáo dục học sinh ở mọi nơi ,mọi lúc ,bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao hiệu quả GDMT. - Với tổ chức công đoàn. - Với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Với Hội cha mẹ học sinh - Tăng cường phối hợp với các lực lượng xã hội khác . 3.2. 7 Chỉ đạo tốt việc tổng kết ,đánh giá , rút kinh nghiệm hoạt động GDMT Trong chu trình quản lý GD nào cũng có phần đánh giá ,rút kinh nghiệm ,tổng kết .Đối với công tác quản lý GDMT của hiệu trưởng trường THPT lại càng phải quan tâm hơn , vì đây không chỉ là một công tác còn mới mẻ nữa mà nó rất quan trọng . 3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.3.1. Kết quả thăm dò ý kiến Trên cơ sở nghiên cứu lý luận , thực trạng và tham khảo ý kiến của các thành phần cán bộ , giáo viên tại 3 trường THPT Huyện Thạch Thất tôi đã đề xuất một số biện pháp quẩn lý hoạt động GDMT như trên . Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp tôi đã tìm hiểu ý kiến của cán bộ quản lý :hiệu trưởng và hiệu phó ,giáo viên ,học sinh các trường THPT huyện Thạch Thất *ác nhóm đối tượng khảo nghiệm: -Nhóm 1 : các cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng ,hiệu phó) -Nhóm 2 : các giáo viên các bộ môn có liên quan đến GDMT * Nội dung khảo nghiệm: - Mức độ quan trọng của biện pháp - Tính cấp thiết của biện pháp - Tính khả thi của biện pháp KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ​ 1 Kết luận
    1.1 Trong nhà trường THPT ,giáo dục môi trường là hoạt động của các lực lượng giáo dục nhằm cung cấp và rèn luyện cho học sinh những kiến thức, kỹ năng , thái độ ,tình cảm về môi trường và những vấn đề môi trường đang đặt r a trước mắt chúng ta.
    Hoạt động GDMT chưa trở thành vấn đề bức xúc đặt ra trước mắt đối với hiệu trưởng ,giáo viên cũng như học sinh của nhiều trường THPT ,chúng ta mới chỉ quan tâm đến chính nhà trường của chúng ta mà chưa quan tâm đến những vấn đề môi trường xung quanh ,trong địa phương và khu vực cuả chúng ta mặc dù chúng ta đang hàng ngày đang huỷ hoại môi trường sống một cách mạnh mẽ .
    Kết quả thăm dò ý kến của hiệu trưởng ,hiệu phó ,một số giáo viên các trường THPT huyện Thạch Thất cho thấy các biện pháp được trình bày ở luận văn này là có thể chấp nhận được . 7 biện pháp có tính khả thi cao , có tính thực tiễn và áp dụng phù hợp với cơ cấu ,tổ chức hoạt động của nhà trường THPT .không những ở huyện Thạch thất mà có thể dùng cho các địa phương khác .
    2. Khuyến nghị
    2.1 Đối với Tỉnh uỷ và UBND Tỉnh Hà Tây : - Cần quan tâm chỉ đạo công tác GDMT ở nhà trường các cấp trong phạm vi tỉnh hơn nữa .Chỉ đạo các sở GD-ĐT , sở công nghệ và môi trường có kế hoạch cụ thể hơn về kế hoạch bồi dương giáo viên ,tổ chức các phong trào trong từng giai đoạn ,đầu tư về CSVC cho các trường đẻ tăng cường hiệu quả giáo dục của hoạt động này. Hoàn chỉnh các đề án Giáo dục môi trường trong nhà trường giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ,trước mắt là giai đoạn 2005-2010. - Chỉ đạo các đoàn thể ,đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động các phong trào bảo vệ môi trường với qui mô rộng lớn hơn , thường xuyên hơn ,dài hơi hơn nhằm giáo dục ,động viên đoàn viên thanh niên đi đầu trong việc bảo vệ môi trường . - Cụ thể hoá và bổ xung các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh ,huyện ,xã nhằm ngăn chặn những hành vi có hại đến vệ sinh và BVMT , cần có quy hoạch các nơi đổ rác thải sinh hoạt , rác thải công nghiệp ,nước thải các loại ,xây dựng khu tái chế rác thải ở các địa bàn cho từng khu vực dân cư. - Cần có chính sách , qui định cụ thể đối với nhân dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống . 2.2 Đối với Sở GD-ĐT Hà Tây . - Có kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai đến cán bộ quản lý các trường ,tổ chức bồi dưỡng giáo viên ,tổ chức phong trào cho hoạt động GDMT của nhà trường và có kế hoạch kiểm tra sát sao hơn. Vấn đề GDMT ,bảo vệ môi trường đang trở nên cấp thiết cũng như phòng chống tệ nạn xã hội ,phòng chống ma tuý , HIV/AIDS. - Tạo điều kiện cung cấp tài liệu dạy GDMT cho giáo viên đủ tài liệu để giảng dạy tốt hơn , chỉ đạo xây dựng phòng bộ môn cũng như tăng cường CSVC cho các trường như thiết bị nghe nhìn , tranh ảnh ,tạp chí môi trường , thông tin cập nhật,quan trọng về môi trường và GDMT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...