Tiểu Luận Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục đề tài Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học t

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. - Lý do khách quan: Bước vào thế kỷ XXI, thế giới dang tiến lên như vũ bão, khoa học kỹ thuật đang chiếm ưu thế trong đời sống xã hội. Trong khi đó, nước ta đang ở trong tình trạng lạc hậu về mọi mặt, đang đứng trước những thách thức vô cùng gay gắt. Để vượt qua những thử thách đó phải phát huy được nguồn lực con người. Đảng ta khẳng định : Con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển. Do vậy việc đầu tư cho con người, tăng giá trị con người (về mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ ) để con người tham gia vào cuộc sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển đang là điều quan tâm hàng đầu không chỉ ở nước ta, mà ở tất cả các nước trên thế giới. Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã chỉ rõ: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" Hội nghị TW4 khoá VII - 1/1993 có nghị quyết: "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo " và chỉ rõ vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết TW2 khoá VIII lại khẳng định: "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững" và "Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn tài chính và nguồn vật chất con hạn hẹp" (Đỗ Mười - Bài phát biểu khai mạc Hôi nghị TW2- khoá VIII).
    Như vậy, "giáo dục và đào tạo là chìa kháo mở cửa tiến vào tương lai" để đào tạo nên con người mới xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu xã hội thì phải nâng cao chất lượng dạy học. Đây là nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề đối với ngành giáo dục nói chung và hệ thống trường THPT nói riêng. - Lý do chủ quan: Đất nước ta đã gần 20 năm đổi mới, cùng với sự phát triển của xã hội, chúng ta tự hào về những thành tựu đạt được, nhưng cũng thấy được sự yếu kém và thách thức. Một trong những yếu kém đó là công tác quản lý giáo dục và đào tạo, mà khâu quan trọng nhất là quá trình chỉ đạo dạy và học. Qua các kỳ thi đại học, cao đẳng thực tế giáo dục vẫn đào tạo ra rất nhiều "chủ nhân tương lai" của đất nước không đáp ứng được yêu cầu xã hội. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng dạy học của chúng ta chưa cao. Trường cấp II - III Hoá Tiến - Quảng Bình cũng nằm trong tình trạng này, vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng dạy học, để hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó. Xuất phát từ lý do khách quan và chủ quan nêu trên, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường THPT " để kết thúc khoá bồi dưỡng CBQL.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường THPT.
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3.1. Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học. 3.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy học của trường THPT
    3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường THPT
    4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Dựa vào các văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa vào luật giáo dục, dựa vào chương trình giáo dục THPT, dựa vào bài giảng và giáo trình của giảng viên trường CBQL. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm quản lý. 5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Bảng biểu, sơ đồ PHẦN NỘI DUNG​ ​ Chương ICƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNHDẠY HỌC - TRƯỜNG THPT
    1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.1. Khái niệm quá trình dạy học: Trong cuốn "Giáo dục học" do cố GS. Hà Thế Ngữ chủ biên được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt - xuất bản 1999 đã định nghĩa quá trình dạy học như sau: "Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh, trong đó dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tư điều khiển hoạt động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra". 1.2. Các nhiệm vụ dạy học cơ bản: a. Hình thành tri thức. b. Rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhận thức. c. Hình thành thái độ, tính tích cực xã hội. 1.3. Cấu trúc quá trình dạy học: Theo tiếp cận hệ thống, quá trình dạy học được cấu thành theo một hệ thống đa thành tố mang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính xã hội. Cấu trúc đó bao gồm các thành tố: a. Mục đích dạy học b. Nội dung dạy học c. Phương pháp dạy học d. Các hình thức tổ chức dạy học e. Các điều kiện dạy học (cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường dạy học) g. Các mối quan hệ dạy học h. Kết quả dạy học 1.4. Khái niệm và đặc điểm của quản lý quá trình dạy học Quản lý quá trình dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích nhiệm vụ dạy học đặt ra. Chúng ta hiểu vấn đề này bằng sơ đồ sau: [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD="width: 20"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    2. CƠ SỞ PHÁP LÝ. Quản lý quá trình dạy học ở trường THPT phải được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý và những quy định có tính pháp lý của Nhà nước đó là: - Luật giáo dục: + Điều 2 luật giáo dục ghi: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" + Điều 3 ghi: "Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất , lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội ". + Điều 16 ghi: "Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức. quản lý điều hành các hoạt động giáo dục cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục" - "Tiếp tục thực hiện yêu cầu đổi mới chương trình nội dung, phương pháp giáo dục. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống và hướng nghiệp; phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và hiệu quả giáo dục" (chỉ thị Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005 - 2006 ngày 29/7/2005 chỉ thị số 22/2005/CT Bộ Giáo dục và Đào tạo). 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Quản lý trường phổ thông nói chung, trường PTTH nói riêng cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Một mặt để khai thác những nhân tố tích cực, tiến bộ nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Mặt khác tác động điều chỉnh, loại bỏ các nhân tố tiêu cực thường xuyên tác động tới nhà trường, làm hạn chế kết quả của quá trình dạy học. Những cơ sở thực tiễn nổi bật chúng ta cần quan tâm là: + Thực trạng của hệ thống giáo dục. của hệ thống trường phổ thông trong đó có trường THPT về tất cả các yếu tố cấu thành nên quá trình dạy học. + Những xu hướng phát triển của thời đại trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng. + Tình hình phát triển của đất nước về kinh tế xã hội đặc biệt của địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của quá trình dạy học trong nhà trường. + Thạc tiễn phát triển của nhà trường về tất cả các mặt có ảnh hưởng tới quá trình dạy học bao gồm: * Thực trạng về tổ chức quản lý * Thực trạng về đội ngũ giáo viên * Thực trạng về đối tượng học sinh * Thực trạng về các điều kiện phục vụ dạy học . Việc nghiên cứu thực tế giúp các nhà quản lý tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...