Luận Văn Luận văn thạc sĩ Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ:

    -----

    TÓM TẮT:

    Trong kinh tế thị trường, sức lao động đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ, xuất khẩu lao động cũng ngày càng phát triển. Nó vừa thu hút ngoại tệ, làm tăng nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất ở trong nước thông qua tiền gửi của người lao động làm việc ở nước ngoài, vừa là cơ hội tăng việc làm, giảm bớt nạn thất nghiệp ở trong nước, nhờ đó góp phần xóa đói giảm nghèo. Nó còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; tạo cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến; mở rộng quan hệ với bạn bè quốc tế. Do vậy, xuất khẩu lao động được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động này của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng khẳng định là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Theo thống kê, hiện nay có trên 500 ngàn người lao động Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hàng năm chuyển về gia đình khoảng 1.7 tỷ USD.

    Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta còn nhiều mặt hạn chế, do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, thiếu những chính sách thích hợp để mở rộng thị trường lao động; chất lượng nguồn lao động xuất khẩu thấp, còn có những hành vi lừa đảo, thiệt hại cho nhiều người

    Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, cần phải thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế, phân tích những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó, để tìm giải pháp khắc phục.

    Chính vì vậy, “Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam” được chọn làm đề tài cho luận văn thạc sĩ này.


    ----

    MỤC LỤC

    Mở đầu 1

    Chương 1. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM – TÍNH CẤP THIẾT VÀ THÀNH TỰU 6

    1.1. Sự cấp thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ Việt Nam 6

    1.1.1. Trên thị trường lao động ở Việt Nam cung vượt cầu quá xa 6

    1.1.2. Cầu về lao động ở nhiều nước trên thế giới lại nhỏ hơn cung, tạo khả năng tiếp nhận người lao động Việt Nam tới làm việc 9

    1.1.3. Vai trò quan trọng của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta 16

    1.2. Những thành tựu của xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian qua 19

    1.2.1. Về chất lượng và số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam 21

    1.2.2. Về thu nhập và đời sống của người lao động làm việc ở nước ngoài 24

    Chương 2. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ ẤY 28

    2.1. Những hạn chế trong việc xuất khẩu lao động 28

    2.2. Những nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế nêu trên 37

    2.2.1. Những thiếu sót trong khâu tuyển chọn 37

    2.2.2. Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài 42

    2.2.3. Hỗ trợ kinh phí và cho vay vốn đối với người lao động đạt hiệu quả thấp 45

    2.2.4. Quản lý lao động làm việc ở nước ngoài chưa chặt chẽ 50

    2.2.5. Chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng nguồn lao động sau khi về nước 57

    Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 60

    3.1. Công khai, minh bạch và giảm phiền hà trong tuyển dụng lao động 60

    3.1.1. Tăng cường việc công khai hóa các chính sách, luật pháp về xuất khẩu lao động và Hợp đồng cung ứng lao động của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động tiếp cận thị trường lao động ngoài nước, hạn chế tối đa các tiêu cực trong lĩnh vực xuất khẩu lao động 60

    3.1.2. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính gây phiền hà cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và ngươi lao động trong tuyển chọn lao động xuất khẩu 62

    3.2. Phối hợp giữa các cơ quan hữu trách để hoàn thiện việc đào tạo cho người đi xuất khẩu lao động 64

    3.2.1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nâng cao khả năng dự báo nhu cầu lao động trong nước và trên thị trường quốc tế; trên cơ sở đó, đầu tư thỏa đáng cho đào tạo lao động nói chung và lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng 65

    3.2.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng cục dạy nghề trong việc giáo dục và đào tạo người lao động 65

    3.2.3. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục dạy nghề và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện "Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu" 66

    3.2.4. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động địa phương tại các huyện nghèo cần hợp tác chặt chẽ, nhiệt tình hơn nữa với các doanh nghiệp XKLĐ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành có hiệu quả công tác tạo nguồn tại địa phương 67

    3.3. Giảm thiểu chi phí xuất khẩu lao động và hoàn thiện hệ thống tín dụng cho vay vốn đối với người đi xuất khẩu lao động 69

    3.4. Nâng cao hiệu lực quản lý lao động làm việc ở nước ngoài 73

    3.5. Hỗ trợ tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động sau khi về nước 77

    Kết luận 81

    Danh mục tài liệu tham khảo 85

    Phụ lục 95
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...