Thạc Sĩ Luận văn thạc sĩ khoa học địa lí : Phát triển kinh tế xã hội tỉnh bắc kạn trong thời kỳ công nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.Lí do chọn đề tài
    Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý các
    nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực kinh tế, xã hội đã
    và đang là những vấn đề quan trọng có ý nghĩa bức thiết ở Việt Nam nói
    chung và ở từng khu vực lãnh thổ của nước ta nói riêng, đây là vấn đề đã
    nhiều năm nay được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước, của các cấp chính
    quyền từ TW đến địa phương cũng như của các nhà khoa học trong các lĩnh
    vực tự nhiên, xã hội. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi chúng ta
    đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có thể đạt
    được mục tiêu quan trọng này đối với từng vùng lãnh thổ cần có những
    nghiên cứu, đánh giá cụ thể tiềm năng thực tế mỗi vùng, nghiên cứu làm rõ
    được những thế mạnh, những mặt hạn chế cho phát triển và trên cơ sở đó có
    được những bước đi cụ thể, các kế hoạch phát triển các ngành sản xuất, kinh
    tế phù hợp và cho mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế - xã hội vùng một
    cách bền vững.
    Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã có
    những bước phát triển và đạt được những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên do
    nhiều nguyên nhân khác nhau mà nền kinh tế xã hội Bắc Kạn vẫn ở một trình
    độ thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Cuộc sống của một bộ phận dân
    cư đặc biệt là các dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn.
    Việc phát triển kinh tế xã hội để đưa tỉnh Bắc Kạn ra khỏi tình trạng
    nghèo nàn lạc hậu, nâng cao đời sống của người dân là một nhiệm vụ quan
    trọng với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn.
    Thực tế chỉ ra rằng để làm tốt nhiệm vụ đó, việc nhìn nhận đánh giá các
    thành công, tồn tại của những việc đã làm là vô cùng quan trọng góp phần
    định hướng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ sắp tới. Chính vì vậy tác giả
    mạnh dạn chọn đề tài “ Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cho luận văn thạc sĩ của mình.
    2.Mục tiêu của đề tài
    Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ các tiềm năng và thực
    trạng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
    tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ CNH, HĐH.
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - xã
    hội, quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.
    - Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn.
    - Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
    Bắc Kạn.
    4. Giới hạn nghiên cứu
    - Về mặt nội dụng: Đề tài nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng và giải
    pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ CNH, HĐH.
    - Về mặt thời gian: Đề tài sử dụng hệ thống số liệu của cơ quan Thống
    kê và qua các tài liệu liên quan từ năm 1997 đến 2009.
    - Về mặt không gian: nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn.
    5. Các quan điểm nghiên cứu đề tài
    5.1 Quan điểm hệ thống
    Giữa việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệ môi trường luôn
    có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng ta không nên chỉ chú trọng phát
    triển kinh tế - xã hội mà bỏ quên việc phải bảo vệ môi trường hoặc ngược lại.
    Vì tất cả các yếu tố trên đều nằm trong một hệ thống hài hòa, bền chặt.
    5.2 Quan điểm tổng hợp
    Đây là một quan điểm rất quan trọng và cần thiết. Quan điểm này đòi hỏi
    việc phân tích đối tượng nghiên cứu trong sự vận động và biến đổi, trên cơ sở
    mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành chúng và với các hệ thống
    khác. Vì vậy khi nghiên cứu việc xác lập cơ sở khoa học và đề xuất các giải
    pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệ môi trường cần quan tâm
    đến tất cả các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...