Thạc Sĩ Luận văn Thạc sĩ KH ngữ văn "ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN QUA HAI TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT CỦA NHẤT LI

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn Thạc sĩ dài 121 trang có File WORD
    MỤC LỤC

    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .10
    3.1. Đối tượng 10
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 11
    4. Phương pháp nghiên cứu 11
    5. Đóng góp của luận văn 11
    6. Cấu trúc luận văn 12

    NỘI DUNG . 13

    Chương 1: ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM. 13
    1.1. Cơ sở lịch sử - văn hóa - xã hội cho sự ra đời của Tự lực văn đoàn
    1.1.1. Những cơ sở lịch sử - văn hóa- xã hội của công cuộc hiện
    đại hóa nền văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX. 13
    1.1.2. Sự ra đời của Tự lực văn đoàn 17

    1.2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn 20
    1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết luận
    đề của Tự lực văn đoàn 20
    1.2.2. Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng .24

    1.3. Vai trò của Tự lực văn đoàn đối với quá trình hiện đại hóa văn
    hc dân tộc .30
    1.3.1. Cổ vũ cho phong trào thơ mới 32
    1.3.2. Hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết .33

    Chương 2: BƯỚC CHUYỂN TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH VÀ KHÁI HƯNG 36
    2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực
    văn đoàn .36
    2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong nghiên cứu văn học .36
    2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực
    văn đoàn 39

    2.2. Con người theo mô hình đạo đức lễ giáo phong kiến 42
    2.2.1. Mâu thuẫn giữa con người cá nhân với đại gia đình phong
    kiến .. .. .. 42
    2.2.2. Nhân vật đại diện cho nền luân lý phong kiến cũ 46

    2.3. Con người theo mô hình phương Tây hiện đại .53
    2. 3.1. Nhân vật trí thức Tây học .53
    2.3.2. Nhân vật phụ nữ đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân 60

    Chương 3: NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG ĐOẠN TUYỆT
    NỬA CHỪNG XUÂN 72

    3.1. Hiện đại hóa trong cốt truyện và kết cấu 72
    3.1.1. Hiện đại hóa trong cốt truyện: .73
    3.1.2. Hiện đại hóa trong kết cấu .78

    3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 84
    3.2.1. Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại 86
    3.2.2. Miêu tả tâm lý qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm: 92

    3.3. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ và giọng điệu 96
    3.3.1. Hiện đại hóa trong ngôn ngữ .96
    3.3.2. Hiện đại hóa trong giọng điệu .102

    KẾT LUẬN 109
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113



    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay đổi lớn lao trên mọi phương diện. Hòa chung vào dòng chảy của xã hội, văn học Việt Nam có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với nền văn học phương Tây hiện đại nên đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Những ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa văn học tiến gần và tiến nhanh hơn đến “quỹ đạo” của quá trình hiện đại hóa. Một nền văn học mới ra đời với những quan niệm thẩm mĩ mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách tân, để văn học phát triển phù hợp với thời đại. Trước những yêu cầu trên, nhiều nhóm phái văn học đã ra đời đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tầng lớp độc giả mới. Trong đó Tự lực văn đoàn đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vị trí “chủ soái” trên văn đàn trong suốt những năm 30 của thế kỉ XX: “Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [24, 550- 551].

    Với khoảng 10 năm hoạt động của mình, Tự lực văn đoàn đã có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Trong sự tồn tại phát triển của nhóm, chúng ta không thể không nhắc đến hai cây bút trụ cột Nhất Linh và Khái Hưng. Bằng tài năng nghệ thuật và sức sáng tạo không mệt mỏi, hai ông đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, góp phần làm rạng danh tên tuổi của nhóm.
    Là những cây bút tài năng, tâm huyết với cuộc sống và nghệ thuật, Nhất Linh, Khái Hưng không chỉ để lại một số lượng tác phẩm tương đối lớn mà những sáng tác của hai ông có nhiều ảnh hưởng tới tư tưởng của tầng lớp thanh niên trí thức Việt Nam những năm 30 và tạo được sự ngưỡng mộ đối với độc giả yêu mến văn học.
    Cả Nhất Linh và Khái Hưng đều sáng tác ở nhiều thể loại, song có lẽ thành công nhất vẫn là thể loại tiểu thuyết, trước hết là tiểu thuyết luận đề, và sau đó là tiểu thuyết tâm lý. Những tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng, giờ đây đã quá quen thuộc với độc giả yêu văn học và giới nghiên cứu phê bình. Vị trí của hai ông ngày càng được khẳng định vững chắc. Số lượng lớn các bài viết và những công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của hai ông là minh chứng hùng hồn khẳng định điều đó.
    Những thành công trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng đã góp phần quan trọng dần từng bước tạo ra diện mạo mới cho văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng là hai cuốn tiểu thuyết luận đề vừa là mở đầu, vừa là có giá trị nhất, góp tiếng nói tố cáo, phê phán mạnh mẽ những hủ tục lạc hậu và bênh vực quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân của con người. Trong tác phẩm của mình, hai nhà văn đặc biệt quan tâm tới thân phận đáng thương của người phụ nữ trong chế độ đại gia đình phong kiến. Hai ông đã xây dựng khá thành công hình tượng những người con gái có cá tính mạnh mẽ, dám đấu tranh chống lại nền giáo lý lạc hậu đã tồn tại, ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân Việt Nam hàng ngàn năm qua. Đó là những cô gái tân thời có học hành, được tiếp xúc với văn minh phương Tây nên thấu hiểu sâu sắc những bất công trong xã hội mà bản thân họ là những nạn nhân phải gánh chịu. Vì thế khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu ở những người phụ nữ này mạnh mẽ hơn ai hết, và hành động chống đối lại xã hội ấy là điều hoàn toàn hợp với quy luật khách quan của tiến bộ xã hội. Tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng chính là những tiên báo cho sự phát triển tất yếu của xã hội. Đây chính là đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với tiến trình hiện đại văn học dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...