Luận Văn Luận văn thạc sĩ hóa học:xác định hàm lượng một số kim loại nặng đồng, crom, niken trong rau xanh tạ

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xã hội ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao. Sự tăng
    trưởng mạnh của nền kinh tế đã đưa nhu cầu của con người từ mong muốn “ăn no,
    mặc đủ” lên “ăn ngon, mặc đẹp”. Vì thế nhu cầu về thực phẩm sạch, đảm bảo sức
    khỏe đã trở thành nhu cầu thiết yếu, cấp bách và được xã hội quan tâm hàng đầu.
    Ở nước ta, sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá
    nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống Việt Nam. Vấn đề vệ sinh
    an toàn thực phẩm đối với nông sản nhất là rau xanh đang được cả xã hội quan tâm.
    Rau xanh là nguồn thực phẩm cần thiết và quan trọng không thể thiếu được
    trong mỗi bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, vi lượng, chất
    xơ, . cho cơ thể con người không thể thay thế được. Ngoài ra, rau còn được dùng
    như một loại thuốc chữa các bệnh thông thường: nước rau má giúp giải nhiệt, rau
    ngải cứu giúp an thai, rau diếp cá dùng để hạ sốt, rau muống giúp cầm máu Tuy
    nhiên, hiện nay nhiều khu vực trồng rau đang đe doạ ô nhiễm bởi chất thải của các
    nhà máy, xí nghiệp cùng với việc sử dụng phân bón một cách thiếu khoa học dẫn
    đến một số loại rau có thể bị nhiễm các kim loại nặng, có ảnh hưởng đến sức khoẻ
    con người.
    Các nguyên tố thuộc nhóm kim loại nặng như Cr,Ni, Pb, Cd gây độc hại
    đối với cơ thể con người tuỳ hàm lượng của chúng. Một số khác như Cu,Fe, Zn là
    những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên khi hàm lượng
    của chúng vượt quá ngưỡng cho phép chúng bắt đầu gây độc.
    Thời gian gần đây, vấn đề rau sạch đang là vấn đề nóng bỏng được nhiều cơ
    quan môi trường và Xã hội quan tâm:
    Theo báo Lao Động số 288 Ngày 12/12/2008 thì Trung bình 33km
    2
    mới có 1
    điểm bán rau an toàn. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, đến thời điểm này, sản
    lượng rau an toàn của toàn thành phố hàng năm chỉ đáp ứng được gần 14% nhu cầu
    rau xanh của người dân thủ đô. Như thế, việc điều tra, đánh giá chất lượng rau sạch
    trở nên vô cùng cấp thiết. Một trong các chỉ tiêu dùng để đánh giá độ an toàn của thực
    phẩm nói chung và rau sạch nói riêng là chỉ tiêu về hàm lượng các kim loại nặng.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử là một trong những phương pháp có độ
    chọn lọc và độ chính xác cao, phù hợp cho việc xác định lượng vết các kim loại
    nặng trong thực phẩm. Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi đã chọn đề tài
    “Xác định hàm lượng một số kim loại nặng đồng, crom, niken trong rau xanh tại
    thành phố Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS).
    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
    1. Khảo sát các điều kiện xác định Cu, Cr, Ni trong rau xanh bằng phép đo phổ
    hấp thụ nguyên tử ngọn lửa( F- AAS)
    2. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình xử lý mẫu đối với các mẫu rau xanh.
    3. Xác định hàm lượng của Cu, Cr, Ni trong một số mẫu rau xanh tại thành phố
    Thái Nguyên bằng phương pháp đường chuẩn và phương pháp thêm chuẩn.
    4. So sánh hàm lượng các kim loại nặng trong một số mẫu rau xanh ở Thái
    Nguyên với một số mẫu rau an toàn. Đánh giá mức độ độc hại của các kim loại
    nặng đó trong rau xanh đến sức khỏe con người.
    MỤC LỤC
    Mở đầu . 1
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1.Giới thiệu chung về rau 3
    1.1.1.Đặc điểm và thành phần 3
    1.1.2.Công dụng của rau xanh 3
    1.2.Sơ lược về một số kim loại nặng 4
    1.2.1.Tình trạng rau xanh bị nhiễm kim loại nặng . 4
    1.2.2.Tác dụng sinh hoá của kim loại nặng đối với con người và môi trường . 4
    1.2.3. Tính chất độc hại của các kim loại nặng đồng, crom, niken 5
    1.3.Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử . 6
    1.3.1. Nguyên tắc của phương pháp 6
    1.3.2. Phép định lượng của phương pháp 9
    1.3.3. Ưu nhược điểm của phương pháp . 10
    1.4.Phương pháp xử lý mẫu phân tích xác định đồng, crom, niken . 11
    1.4.1.Phương pháp xử lý ướt 11
    1.4.2.Phương pháp xử lý khô 12
    1.5. Một số phương pháp phân tích xác định lượng vết các kim loại nặng 13
    CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 14
    2.1. Thiết bị và hoá chất . 14
    2.1.1. Thiết bị . 14
    2.1.2.Hoá chất 14
    2.2.Khảo sát các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng ngọn lửa trực tiếp
    của đồng , crom, niken(F-AAS) . 14
    2.2.1. Khảo sát các thông số của máy . 14
    2.2.2. Ảnh hưởng các loại axit và nồng độ axit . 20
    2.2.3 Khảo sát thành phần nền của mẫu 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    5
    2.2.4 . Khảo sát ảnh hưởng của các cation 28
    2.3. Phương pháp đường chuẩn đối với phép đo F- AAS 32
    2.3.1. Khảo sát xác định khoảng nồng độ tuyến tính . 32
    2.3.2. Xây dựng đường chuẩn, xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định
    lượng 34
    2.4. Đánh giá sai số và độ lặp lại của phương pháp 38
    2.5.Định lượng đồng, crom, niken trong các mẫu giả. 41
    2.6. Tổng kết các điều kiện đo phổ F- AAS của Cu, Cr, Ni 43
    2.7. Phân tích mẫu thực 43
    2.7.1.Lấy mẫu 43
    2.7.2.Khảo sát quá trình xử lý mẫu . 44
    2.8. Thực nghiệm đo phổ và tính toán kết quả 46
    2.8.1. Kết quả đo phổ . 46
    2.9. Kiểm tra quá trình xử lý mẫu 57
    KẾT LUẬN 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
     
Đang tải...