Thạc Sĩ Luận văn thạc sĩ giáo dục: Xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trung, tỉnh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn Thạc sĩ giáo dục gồm 131 trang có file WORD

    MC LỤC


    1. Lý do chọn đề tài. 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. . 3
    4. Giả thuyết khoa học. 3
    5. Phạm vi nghiên cứu 4
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu. . 4
    7. Phương pháp nghiên cứu. 4
    8. Đóng góp của luận văn. . 5
    9. Cấu trúc của luận văn. . 5

    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA.
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 6
    1.2. Cơ sở khoa học của việc chuẩn hóa . 12
    1.3. Giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân. 14
    1.4. Những tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia. . 25

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HÀ TRUNG THEO 5 TIÊU CHUẨN CỦA TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
    2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Hà Trung . 33
    2.2. Tình hình giáo dục trên địa bàn huyện Hà Trung. . 34
    2.3. Quá trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà
    Trung . 39
    2.4. Thực trạng các trường THCS huyện Hà Trung theo 5 tiêu chuẩn
    của trường THCS đạt chuẩn quốc gia. 40


    CHƯƠNG3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA.
    3.1. Nguyên tắc lựa chọn các giải pháp. . 56
    3.2. Một số giải pháp xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. 57
    3.3. Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các giải pháp. 99

    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 107
    PHẦN PHỤ LỤC. . 110


    DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

    1. CÁC BẢNG:
    Bảng 1.1. Số lượng học sinh trung học các trường công (còn gọi là trường nhà nước): 15
    Bảng 2.1. Tổng số trường, lớp, học sinh (năm học 2009-2010). 35
    Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình cơ sở vật chất. . 36
    Bảng 2.3. Tổng hợp về tình hình đội ngũ toàn ngành. . 37
    Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục của 13 trường THCS chưa đạt chuẩn. . 38
    Bảng 2.5. Số học sinh giỏi, trúng tuyển thi đại học qua các năm học. 39
    Bảng 2.6. Số trường học đạt chuẩn quốc gia đến tháng 5/2010 của huyện
    Hà Trung. . 40
    Bảng 2.7.Tình hình lớp, học sinh cấp THCS. 41
    Bảng 2.8.Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 1. . 43
    Bảng 2.9.Tổng hợp tình hình cán bộ quản lý. 44
    Bảng 2.10. Tổng hợp về đội ngũ giáo viên THCS huyện Hà Trung. 44
    Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 2. . 45
    Bảng 2.12. Kết quả xếp loại học lực cấp THCS. 46
    Bảng 2.13. Kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THCS. 47
    Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 3. . 48
    Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 4. . 49
    Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả thực hiện 5 tiêu chuẩn. . 52
    Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các giải pháp. 100

    2. CÁC BIỂU ĐỒ:
    Biểu đồ 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của một số giải pháp . 101
    Biểu đồ 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết của một số giải pháp . 102

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã đưề ra những phương hướng, chủ trương, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) là đổi mới quản lý chất lượng giáo dục. Muốn vậy, vấn đề có tính quyết định là xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực giáo dục và đưa vào thực hiện trong thực tế.
    Những quan điểm và phương hướng cơ bản về phát triển giáo dục đã được xác định từ Đại hội IX. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định và phát triển những quan điểm và phương hướng ấy, trong đó nhấn mạnh các vấn đề về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hoàn thiện hệ thống trường lớp và hệ thống QLGD, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng trong giáo dục và xây dựng xã hội học tập, xác định rõ vai trò nòng cốt của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. [19,95].
    Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa IX cũng đã khẳng định: “Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia”. [17, 44- 45].
    Luật Giáo dục (2005) có qui định: “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. [24, 12].
    Muốn thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ trên đây thì ngành giáo dục cần phải xây dựng được một hệ thống các nhà trường có đầy đủ điều kiện

    nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ . Các nhà trường trung học cơ sở (THCS) cần đạt tới những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, ngành giáo dục đã ban hành nhiều văn bản pháp qui để đưa vào thực hiện. Đó là:
    - Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ban hành “Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”.
    - Qui chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ GD&ĐT.
    Tiếp theo đó là việc xây dựng và ban hành các chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, chuẩn hiệu trưởng trường trung học Các văn bản này sẽ tạo thành một hệ thống các qui định làm cơ sở cho việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục.
    Như vậy, xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia là quá trình xuất phát từ thực tế của vấn đề thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo cụ thể, chủ trương xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và đào tạo đã được các cấp QLGD, các nhà trường THCS, THPT trong toàn quốc hưởng ứng và trở thành một phong trào, một nhiệm vụ chính trị của các nhà trường đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
    Công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Thanh Hoá nói chung và ở huyện Hà Trung nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.Tại đây đã có những bài học kinh nghiệm của các đơn vị đã đón nhận

    danh hiệu trường THCS đạt chuẩn quốc gia, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để tìm kiếm những giải pháp phù hợp, khả thi, khắc phục những khó khăn, hạn chế, cùng với các trường trung học cơ sở phấn đấu vươn lên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoálàm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hạn chế và khắc phục những khó khăn, tồn tại; những giải pháp được đề xuất sẽ giúp cho các cán bộ QLGD tham khảo thêm, nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...