Luận Văn Luận văn thạc sĩ giáo dục học:thiết kế hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một s

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:
    “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
    sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý
    chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 4).
    “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
    chủ động, tư duy sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học;
    bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
    thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS”
    (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 24)
    Chỉ thị số 58 – CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ chính trị,
    Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam: “Đẩy mạnh ứng dụng
    công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc
    học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu
    học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ
    cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào
    tạo”.
    Chỉ thị số 29/2001/CT - Bộ GD&ĐT cũng chỉ ra: đẩy mạnh ứng dụng
    công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, ngành học
    theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
    cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất các các môn.
    Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng vào việc
    tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác tích
    cực và sáng tạo để chống lại thói quen học tập thụ động.
    Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đã quyết định chủ đề năm học 2008 – 2009 là
    “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)” với mục tiêu: “Đẩy mạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    9
    một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp
    dạy và học ở từng cấp học. Ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học, từng
    bước đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện bài giảng điện
    tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các phần
    mềm mô phỏng thí nghiệm, xây dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới
    triển khai công nghệ học điện tử (e-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi
    bài soạn qua mạng; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua
    mạng Internet. Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến của một số môn học.
    Tích cực chuyển sang khai thác, sử dụng và dạy học bằng phần mềm mã
    nguồn mở. Xây dựng chương trình giảng dạy CNTT theo các mô-đun kiến
    thức để đáp ứng nhu cầu học tập một cách mềm dẻo.” (Trích Chỉ thị số
    47/2008/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về năm học 2008-2009)
    Từ những định hướng trên, chúng ta thấy rằng việc ứng dụng công
    nghệ thông tin và các phương pháp dạy học hiện đại vào hoạt động dạy học là
    một hướng đang nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã
    hội. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trên sẽ góp phần nâng cao
    chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục và đào tạo phổ thông.
    Với những lý do trên và qua thực tế giảng dạy bộ môn Toán ở trường
    THPT, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là hết sức cần
    thiết. Vì vậy đề tài được chọn là: “THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CÓ ỨNG
    DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
    MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT”
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU 6
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 11
    1.1. Bối cảnh chung về tác động toàn diện của CNTT tới sự phát
    triển của xã hội
    11
    1.2. Nhà trường hiện đại trong bối cảnh phát triển như vũ bão của
    CNTT
    12
    1.2.1. CNTT nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục 12
    1.2.2. CNTT góp phần đổi mới nội dung phương pháp dạy học 12
    1.2.3. CNTT góp phần đổi mới công tác kiểm tra đánh giá 16
    1.2.4. Nhận định chung 17
    1.3. Ứng dụng CNTT trong các nhà trường ở Việt nam 17
    1.3.1. Quan điểm chỉ đạo về việc ứng dụng CNTT trong nhà trường 17
    1.3.2. Định hướng về việc đưa CNTT vào nhà trường ở Việt Nam 17
    1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán 19
    1.4.1. Ứng dụng CNTT trong dạy học toán 19
    1.4.2. Ứng dụng CNTT trong dạy học toán và vấn đề đổi mới trong
    hệ thống phương pháp dạy học môn toán.
    22
    1.5. Phần mềm dạy học (PMDH). 28
    1.5.1. Phần mềm 28
    1.5.2. Phần mềm dạy học 29
    1.5.3. PMDH thông minh 31
    1.6. Quan điểm hoạt động trong dạy học 31
    1.6.1. Xác lập vị trí chủ thể của người học, đảm bảo tính tự giác tích
    cực và sáng tạo của hoạt động học tập
    32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    6
    1.6.2. Dạy học dựa trên sự nghiên cứu tác động của những quan
    niệm và kiến thức sẵn có của người học
    33
    1.6.3. Dạy việc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạy học 33
    1.6.4. Dạy tự học trong quá trình dạy học 34
    1.6.5. Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết
    kế, uỷ thác, điều khiển và thể chế hóa
    35
    1.7. Thực trạng việc ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn Toán
    bậc THPT ở địa bàn tỉnh Lai Châu.
    36
    Kết luận chương 1 37
    Chương 2: Khai thác phần mềm AutoGraph trong dạy học Toán ở
    trường THPT
    38
    2.1. Khai thác AutoGraph hỗ trợ dạy học nội dung hàm số liên tục 38
    2.1.1. Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi học
    tập và giảng dạy nội dung hàm số liên tục
    38
    2.1.2. Khai thác AutoGraph hỗ trợ các hoạt động để dạy học nội
    dung hàm số liên tục
    39
    2.2. Khai thác AutoGraph hỗ trợ dạy học nội dung đạo hàm và
    ứng dụng của đạo hàm
    47
    2.2.1. Những khó khăn khi giảng dạy và học tập nội dung đạo hàm
    và ứng dụng của đạo hàm
    47
    2.2.2. Khai thác AutoGraph hỗ trợ các hoạt động để dạy học nội
    dung đạo hàm và ứng dụng của đạo hàm
    49
    2.3. Khai thác AutoGraph hỗ trợ dạy học một số bài toán quỹ tích 76
    2.4. Khai thác AutoGraph hỗ trợ dạy học một số bài toán về phương
    trình, bất phương trình, hệ phương trình, hệ bất phương trình có
    chứa tham số
    86Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    7
    2.5. Khai thác AutoGraph hỗ trợ dạy học phương pháp tọa độ
    trong mặt phẳng
    98
    Kết luận chương 2 106
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 107
    3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 107
    3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm. 107
    3.3. Nội dung thực nghiệm 108
    3.4. Triển khai thực nghiệm sư phạm 108
    3.5. Kết quả thực nghiệm 109
    3.5.1. Nhận xét về mặt định tính 109
    3.5.2. Đánh giá theo góc độ định lượng 109
    Kết luận chương 3 114
    KẾT LUẬN 115
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...