Luận Văn Luận văn "Sản xuất phân vi sinh"

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng. Đối với các khu, cụm tuyến dân cư như ở các xã trên địa bàn các huyện của tỉnh An Giang, việc lựa chọn mô hình xử lý rác cho phù hợp và ít tốn kém lại càng khó khăn hơn
    Xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoat đang là vấn đề bức xúc đối với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các đô thị, khu công nghiệp. Hiện tại hầu hết các địa phương đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị, trong đó có tới 85 – 90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bởi mùi và nước rỉ rác.
    Phân bón vi sinh dựa vào các chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ trong bùn, phế thải, rác thải, phế phẩm công nông nghiệp, . tạo ra sinh khổi,sinh khối này rất tốt cho cây cũng như cho đất,giúp cải tạo làm đất tơi xốp.

    VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG​ ​ Theo kết quả khảo sát TP.HCM của Tổ chức Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay tại đây lần lượt là ô nhiễm không khí, nước và rác thải.

    Ô nhiễm không khí

    Rất dễ nhận thấy rằng không khí ở TP.HCM đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường, đã vài năm nay, nồng độ bụi hạt ở các khu vực dân cư vượt rất cao so với tiêu chuẩn cho phép, trong đó, nồng độ các chất NO2, benzen và toluene, vốn là các chất có nhiều tác nhân gây bệnh ung thư, cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Hai nguồn ô nhiễm không khí chính là phương tiện giao thông và các cơ sở công nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...