Luận Văn Luận văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐÃ BẢO VỆ 9,5 ĐIỂM:

    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU.
    CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
    1.1 Các khái niệm, vai trò và đặc điểm của nông nghiệp.
    1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp.
    1.1.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
    1.1.3 Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
    1.2. Nội dung và tiêu chí phát triển nông nghiệp.
    1.2.1 Nội dung phát triển nông nghiệp.
    1.2.2. Các tiêu chí phát triển nông nghiệp
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.
    1.3.1. Điều kiện tự nhiên.
    1.3.2. Sử dụng và huy động các yếu tố nguồn lực cho phát triển nông nghiệp.
    1.3.2.1. Nguồn nhân lực.
    1.3.2.2. Khả năng huy động vốn.
    1.3.2.3. Tiến bộ khoa học công nghệ.
    1.3.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
    1.3.3. Quá trình đô thị hóa.
    1.3.3.1. Quá trình đô thị hóa tạo ra thị trường nông sản với quy mô ngày càng lớn và đa dạng hóa các kênh tiêu thụ.
    1.3.3.2. Thâm canh sản xuất nông nghiệp.
    1.3.4. Các chính sách phát triển nông nghiệp.
    1.4.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
    2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp huyện Hòa Vang.
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện.
    2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình.
    2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn.
    2.1.1.3. Tài nguyên.
    2.1.1.4. Đánh giá chung quá trình sử dụng các điều kiện tự nhiên.
    2.1.2. Sử dụng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp.
    2.1.2.1. Quỹ đất đai:.
    2.1.2.2. Nguồn nhân lực:.
    2.1.2.3. Khả năng huy động vốn cho phát triển nông nghiệp:.
    2.1.2.4. Khả năng áp dụng khoa học công nghệ.
    2.1.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng.
    2.1.3. Quá trình đô thị hóa.
    2.1.4. Các chính sách phát triển nông nghiệp:
    2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp.
    2.2.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
    2.2.2. Phát triển các ngành trong nông nghiệp.
    2.2.2.1 Ngành trồng trọt:.
    2.2.2.2. Chăn nuôi
    2.2.2.3. Ngành lâm nghiệp.
    2.2.2.4. Ngành thủy sản.
    2.2.3. Tổ chức sản xuất NN
    2.2.4. Đánh giá chung.
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.
    3.1.1. Một số dự báo cơ hội và thách thức.
    3.1.1.1. Các yếu tố bên ngoài
    3.1.1.2. Các yếu tố bên trong.
    3.1.2. Quan điểm phát triển.
    3.1.3. Định hướng phát triển.
    3.1.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    3.1.3.2. Định hướng phát triển các vùng.
    3.1.3.3. Định hướng trên các lĩnh vực.
    3.2 Một số giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Hòa Vang:
    3.2.1 Tổ chức lập quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị.
    3.2.1.1. Sự cần thiết tổ chức lập quy hoạch:.
    3.2.1.2. Nội dung quy hoạch:.
    3.2.2. Thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
    3.2.2.1. Vốn ngân sách:.
    3.2.2.2. Vốn tín dụng:.
    3.2.2.3. Vốn nhân dân và nguồn vốn khác:.
    3.2.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng chất lượng cao.
    3.2.4. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất để đẩy mạnh thâm canh.
    3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp.
    3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
    3.2.7. Giải pháp về chính sách phát triển nông nghiệp.
    3.2.7.1. Chính sách đất đai:.
    3.2.7.2. Chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư:.
    3.2.7.3. Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - dịch vụ nông thôn
    KẾT LUẬN.

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Trong bất kỳ xã hội nào nông nghiệp cũng là ngành sản xuất vô cùng quan trọng. Bởi đây là ngành cung cấp những sản phẩm lương thực - thực phẩm cho người tiêu dùng và nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến. Sự đóng góp của ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn vào hoạt động kinh tế thông qua các hình thức cơ bản như: cung cấp sản phẩm cho sản xuất và xuất khẩu; là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; cung cấp lao động cho các khu vực kinh tế; xuất khẩu sản phẩm tạo nguồn ngoại tệ cho công nghiệp hoá và góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cho đất nước.
    Do vậy, nông nghiệp luôn chiếm sự quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế của mọi đất nước dù nó không phải là ngành hấp dẫn đầu tư, do lợi nhuận mà ngành nông nghiệp đem lại thường thấp hơn các ngành khác.
    Hòa Vang là huyện nông nghiệp duy nhất của thành phố, năm 2009 diện tích đất nông nghiệp là 66.097,7ha chiếm 89,7%, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 38,1% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Lao động nông nghiệp huyện chiếm 53% tổng số lao động. Nhìn tổng quát bức tranh chung của ngành nông nghiệp huyện Hòa Vang có thể thấy, quá trình tăng trưởng sản xuất đang phải đương đầu với thử thách ngày càng gay gắt về tính hiệu quả và bền vững. Vì vậy, phải áp dụng các chính sách mới để chuyển từ sản xuất theo quy mô rộng, chạy theo diện tích và sản lượng sang phát triển sản xuất theo chiều sâu, lấy giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm làm mục tiêu. Chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ đạo kịp thời, cương quyết để bà con sản xuất theo quy hoạch nhằm khống chế dịch bệnh; tăng cường đưa các giống cây - con sạch bệnh, rõ nguồn gốc vào sản xuất. Đồng thời huyện Hòa Vang là nơi cung cấp lượng lương thực thực phẩm lớn và được xem là vành đai xanh của thành phố, việc phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện là chính sách không chỉ phát triển kinh tế địa phương mà còn là cách thức giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác như giải quyết công ăn, việc làm, an sinh xã hội cho người dân nông thôn. Do vậy, để nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp cũng như tìm ra hướng đi mới phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện, cùng với những lý do trên và những kiến thức, kinh nghiệm của mình tôi chọn đề tài ‘Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Đề tài được xây dựng để làm rõ một số vấn đề :
    - Trên cơ sở nguồn lực của địa phương thì trong thời gian qua việc phát triển nông nghiệp của huyện đã mang lại hiệu quả như thế nào?
    - Với thực trạng đó thì trong thời gian đến cần phát triển nông nghiệp theo hướng nào, lựa chọn mô hình nào?
    - Để phát triển theo kế hoạch đã đề ra thì cần thực hiện cách làm gì để đạt được?
    3. Cách tiếp cận:
    Trên cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp và thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện tác giả đề xuất các chính sách cần thiết và phương hướng phát triển phù hợp cho nông nghiệp huyện Hòa Vang trong thời gian đến.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang.
    - Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.
    5. Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp huyện giai đoạn 2005 đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
    6. Điểm mới của đề tài:
    - Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2005-2010.
    - Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện theo hướng công nghệ cao nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.
    - Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu phát triển nông nghiệp toàn diện được áp dụng ở huyện .
    7. Một số kết quả nghiên cứu:
    8. Kết cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương như sau:
    Chương I: Tổng quan về lý luận phát triển nông nghiệp
    Chương II: Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 đến năm 2010.
    Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp trong thời gian đến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...