Luận Văn Luận Văn Nghiên cứu ứng dụng pha loãng máu đồng thể tích ngay trước mổ u màng não có nguy cơ mất máu

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM -2011

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. TMĐL và các biện pháp hạn chế TMĐL trong phẫu thuật
    1.2. Truyền máu đồng loại
    1.1.2. Xu hướng truyền máu trong phẫu thuật.
    1.1.3. Các biện pháp hạn chế TMĐL trong phẫu thuật
    1.2. Pha loãng máu đồng thể tích
    1.2.1. Các danh từ và khái niệm về pha loãng
    1.2.2. Cơ chế bù trừ sinh lý trong PLMĐTT .
    1.2.3. Phương thức thực hiện PLMĐTT
    1.2.4. Hiệu quả của PLMĐTT
    1.2.5. Chi phí về thời gian và giá thành của PLMĐTT
    1.2.6. Tình hình nghiên cứu về PLMĐTT trên thế giới và tại Việt Nam
    1.3. Phẫu thuật lấy u màng não .
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Thiết kế nghiên cứu .
    2.2. Cỡ mẫu
    2.3. Đối tượng nghiên cứu
    2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .
    2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.
    2.4. Quy trình nghiên cứu
    2.4.1. Phương tiện và trang thiết bị
    2.4.2. Cách tiến hành
    2.5. Chỉ tiêu và dữ liệu nghiên cứu .
    2.5.1. Đánh giá đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
    2.5.2. Phương thức thực hiện PLMĐTT
    2.5.3. Đánh giá hiệu quả giảm TMĐL của PLMĐTT
    2.5.4. Đánh giá tính an toàn của PLMĐTT .
    2.5.5. Đánh giá về thời gian, giá thành, ưu nhược điểm của PLMĐTT
    2.6. Xử lý số liệu
    Chương 3: KẾT QUẢ
    3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
    3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trước mổ
    3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước mổ
    3.1.3. Đặc điểm xét nghiệm của bệnh nhân trước mổ
    3.1.4. Đặc điểm của u màng não
    3.2. Phương thức thực hiện PLMĐTT .
    3.2.1. Phương thức thực hiện PLMĐTT
    3.2.2. Cân bằng khối lượng tuần hoàn trong PLMĐTT
    3.2.3. Nhu cầu kiểm soát khối lượng tuần hoàn trong PLMĐTT
    3.3. Đánh giá hiệu quả giảm TMĐL của PLMĐTT
    3.3.1. Đánh giá nhu cầu TMĐL theo thể tích máu mất
    3.3.2. Đánh giá nhu cầu TMĐL theo thể tích máu lấy ước tính
    3.3.3. Đánh giá nhu cầu TMĐL trong và sau mổ
    3.4. Đánh giá tính an toàn của PLMĐTT
    3.4.1. Đánh giá tính an toàn của PLMĐTT về mặt lâm sàng
    3.4.2. Đánh giá tính an toàn của PLMĐTT về mặt xét nghiệm
    3.4.3. Biến chứng và tỉ lệ tử vong trong giai đoạn nằm viện
    3.5. Đánh giá về giá thành, thời gian, ưu nhược điểm của
    3.5.1. Về thời gian
    3.5.2. Về giá thành
    Chương 4: BÀN LUẬN
    4.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
    4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trước mổ
    4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước mổ
    4.1.3. Đặc điểm xét nghiệm của bệnh nhân trước mổ.
    4.1.4. Đặc điểm của u màng não
    4.1.5. Một số đặc điểm khác của nghiên cứu
    4.2. Phương thức thực hiện PLMĐTT .
    4.2.1. Phương thức thực hiện PLMĐTT
    4.2.2. Cân bằng khối lượng tuần hoàn trong PLMĐTT
    4.2.3. Một số nhu cầu kiểm soát khối lượng tuần hoàn trong PLMĐTT
    4.3. Đánh giá hiệu quả giảm TMĐL của PLMĐTT
    4.3.1. Đánh giá nhu cầu TMĐL theo thể tích máu mất
    4.3.2. Đánh giá nhu cầu TMĐL theo thể tích máu lấy ước tính
    4.3.3. Đánh giá nhu cầu TMĐL trong và sau mổ
    4.3.4. So sách với các nghiên cứu khác .
    4.4. Đánh giá tính an toàn của PLMĐTT
    4.4.1. Đánh giá tính an toàn của PLMĐTT về mặt lâm sàng
    4.4.2. Đánh giá tính an toàn của PLMĐTT về mặt xét nghiệm
    4.4.3. Biến chứng và tỉ lệ tử vong trong giai đoạn nằm viện
    4.5. Đánh giá về thời gian, giá thành, ưu nhược điểm của PLMĐTT
    4.5.1. Về thời gian
    4.5.2. Về giá thành
    KẾT LUẬN
    KIẾN NGHỊ .
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA
    TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Mất máu trong mổ là một thách thức lớn đối với phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thần kinh nói riêng. Vấn đề này không những liên quan đến sự sống còn của bệnh nhân trong mổ mà ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh nhân sau mổ. Trong các loại phẫu thuật thần kinh được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức, mổ lấy u màng não là loại phẫu thuật phổ biến nhất và cũng là loại phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao hơn cả. Tuy là loại u thường lành tính, tiên lượng bệnh nhân còn tương đối tốt nhưng nguy cơ trong mổ lấy u màng não rất cao liên quan đến mất máu và chỉ định truyền máu vẫn thường xuyên được đặt ra trong phẫu thuật.
    Để gây mê mổ lấy u màng não thành công, bên cạnh kỹ thuật gây mê tốt, người gây mê cần có chiến lược truyền máu thích hợp vì nồng độ hematocrit (Hct) cao hay thấp quá mức đều có ảnh hưởng không tốt đối với não.
    Truyền máu đồng loại (TMĐL) tuy là biện pháp hỗ trợ đắc lực cho phẫu thuật để cứu sống bệnh nhân nhưng cũng có rất nhiều nguy cơ, biến chứng khó lường trước và khó tránh khỏi như phản ứng tan máu cấp do truyền nhầm nhóm máu, nguy cơ suy đa tạng và nguy cơ nhiễm trùng sau mổ do giảm miễn dịch, nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua đường truyền máu [37]. Điều đáng nói hơn là, mặc dù chỉ định truyền máu thường được đưa ra là nhằm cải thiện cung cấp ôxy tổ chức nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy TMĐL không mang lại lợi ích như mong muốn. Bên cạnh những vấn đề trên, nhu cầu sử dụng máu ngày càng tăng trong khi nguồn cung cấp máu không đủ cũng là vấn đề cấp bách trên toàn cầu cần phải giải quyết. Tại Việt Nam, mặc dù nguồn cung cấp máu không đủ nhưng chỉ định truyền máu thường được đưa ra một cách tùy tiện và các biện pháp tiết kiệm máu rất ít được quan tâm.
    Xuất phát từ tình trạng khan hiếm máu hiện nay tại Việt Nam, từ nhu cầu truyền máu cao trong mổ lấy u màng não, từ nguy cơ của TMĐL, qua tìm hiểu về các biện pháp hạn chế TMĐL đã được ứng dụng trên thế giới, chúng tôi nhận thấy pha loãng máu đồng thể tích (PLMĐTT) là phương pháp tiết kiệm máu đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém, rất thích hợp với hoàn cảnh Việt nam và có thể áp dụng trên bệnh nhân mổ lấy u màng não. Đây là phương pháp truyền máu tự thân được thực hiện bằng cách lấy nhanh một phần thể tích máu của bệnh nhân ngay trước mổ, bù thể tích máu lấy ra bằng cách truyền dịch để duy trì khối lượng tuần hoàn (KLTH), dùng máu lấy ra làm máu dự trữ để truyền lại cho bệnh nhân khi có mất máu trong phẫu thuật.
    Trên thế giới, mặc dù hầu hết các vấn đề có liên quan đến cơ sở sinh lý của PLMĐTT đã được làm sáng tỏ ngay từ nhưng năm 1950 nhưng cho đến nay, kết quả của các nghiên cứu lâm sàng vẫn chưa khẳng định được rõ ràng về hiệu quả giảm TMĐL của PLMĐTT. Trong lĩnh vực thần kinh, PLMĐTT đã được ứng dụng trong mổ lấy u màng não ở một số nước và ngay tại Việt Nam từ những năm 1980 nhưng ít có tài liệu đề cập đến vấn đề này trong y văn [2].
    Kinh nghiệm lâm sàng và những hiểu biết về PLMĐTT cho thấy: nếu áp dụng một cách phù hợp, PLMĐTT sẽ đem lại hiệu quả cao nhưng nếu áp dụng không đúng, PLMĐTT sẽ không hoặc ít có hiệu quả.
    Để tìm hiểu sát thực hơn về PLMĐTT và biết cách áp dụng phương pháp này một cách an toàn, có hiệu quả trong mổ lấy u màng não, chúng tôi tiến hành đề tài ‘‘Nghiên cứu ứng dụng PLMĐTT ngay trước mổ u màng não có nguy cơ mất máu” bằng cách lấy một phần thể tích máu của bệnh nhân dựa theo công thức của Gross [55] với mức Hct mong muốn sau khi lấy là 30% và bù dịch thay thế. Mục đính của nghiên cứu nhằm đạt được hai mục tiêu:
    1. Đánh giá hiệu quả giảm truyền máu đồng loại của pha loãng máu đồng thể tích trong mổ lấy u màng não
    2. Đánh giá tính an toàn của pha loãng máu đồng thể tích trong mổ lấy u màng não
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...