Luận Văn Luận văn:Nghiên cứu một số vấn đề X.25 và Frame Relay

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt: Việc đảm bảo truyền thông tin chính xác, hiệu quả, tốc độ đảm bảo được xem là những yêu cầu bắt buộc trong qúa trình truyền số liệu. Mạng chuyển mạch gói là thích hợp nhất cho việc truyền số liệu với kích thước lớn và cho độ tin cậy cao. Mục đích của đề tài là tìm hiều những giao thức được sử dụng trong mạng chuyển mạch gói X.25 và Frame Relay để đáp ứng được các yêu cầu truyền tin tin cậy, tốc độ đảm bảo, .Việc phát hiện và sửa lỗi trong quá trình truyền dẫn để đảm bảo cho thông tin được truyền trên đường truyền chính xác cũng là một vấn đề quan trọng được đề cập đến. Nhằm mục đích kết hợp lý thuyết với thực tế, nhóm sinh viên thực hiện đã tìm hiểu về mạng chuyển mạch gói X.25 và Frame Relay của Việt Nam. Để có một kết quả sinh động giúp cho việc học lý thuyết một cách trực quan, nhóm có thực hiện một chương trình mô phỏng việc gửi các gói tin trên mạng.

    1. Xu hướng phát triền của mạng chuyển mạch gói
    Chuẩn X.25 của Uỷ ban tư vấn điện thoại và điện tín quốc tế CCITT đưa ra năm 1976 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của mạng chuyển mạch gói trên thế giới và trong thiết kế các thiết bị người dùng để vận hàng các mạng này. X.25 cho phép các khung dữ liệu số hoá được truyền qua các khoảng cách lớn.
    Mạng chuyển mạch gói X.25 cung cấp các dịch vụ tin cậy, chi phí rẻ, đạt được hiệu qủa với cả các đường truyền chất lượng thấp có nhiều lỗi, thoả mãn được nhiều loại thuê bao có tốc độ khác nhau, thực hiện điều khiển luồng từ nút tới nút. Tuy nhiên mạng chuyển mạch gói cũng có nhược điểm là tốc độ chậm, độ trễ trong mạng lớn khó đảm bảo các dịch vụ thời gian thực.
    Do vậy trong điều kiện mạng truyền dẫn quang ít lỗi thì việc kiểm tra tại từng nút là không cần thiết và những yêu cầu dịch vụ mới mà mạng X.25 không đáp ứng được do vậy mạng Frame Relay đã ra đời đáp ứng được những nhu cầu mới những dịch vụ thời gian thực, yêu cầu truyền dẫn tốc độ cao. Mạng Frame Relay yêu cầu một điều kiện là mạng truyền dẫn “không lỗi”.
    Hệ thống mạng viễn thông hiện nay tồn tại một cách riêng rẽ, với mỗi loại dịch vụ viễn thông lại có một laọi mạng viễn thông riêng biệt để phục vụ như: mạng Telex, mạng điện thoại công cộng, mạng truyền số liệu, mạng cục bộ, . các mạng được thiết kế riêng biệt, không thể sử dụng mạng này cho mạng khác. Nhiều mạng cùng tồn tại như vậy gây nhiều khó khăn trong thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, thiếu tính mềm dẻo. Chính vì vậy xu hướng tất yếu là phải kết hợp thành một loại mạng viễn thông duy nhất. Mạng này có khả năng cung cấp, đáp ứng các dịch vụ của các loại mạng viễn thông khác như truyền thoại, truyền số liệu, truyền hình tốc độ cao, . Đó chính là những khả năng của mạng tích hợp số băng rộng B-ISDN. Và mạng ATM là nền tảng trong tương lai của B-ISDN. ATM là mạng truyền dẫn không đồng bộ, chính công nghệ truyền dẫn quang và công nghệ bán dẫn quyết định sự ra đời của ATM.
    Mạng ATM dựa trên các gói tin có kích thước nhỏ 53 bytes gọi là các tế bào ATM, việc truyền dẫn gói tin có kích cỡ nhỏ cùng với việc sử dụng kênh ảo và đường ảo mà tốc độ truyền trong mạng ATM đạt tốc độ cao, tốc độ chung cỡ 155Mbps(tốc độ của khung STM-1) có thể hoạt động tới tốc độ 622Mbps(tốc độ của khung STM-4), độ trễ chỉ còn vài trăm ms, đảm bảo được thời gian thực như trong chuyển mạch kênh.
    2. Giao thức sử dụng trong mạng chuyển mạch gói
    2.1 Giao thức trong mạng X.25
    Các giao thức trong mạng chuyển mạch gói là các giao thức ở mức dưới. CCITT khuyến nghị sử dụng các giao thức sau trong mạng chuyển mạch gói.
    2.1.1 Giao thức X.25
    Giao thức X.25 là giao thức quan trọng nhất trong các giao thức chuyển mạch gói. Khi tham chiếu vào mô hình OSI giao thức X.25 nằm ở 3 mức dưới: lớp vật lý, lớp liên kết dữ liệu, lớp mạng. Giao thức này xác định giao tiếp giữa DTE và DCE. Trong đó DTE làm việc theo phương thức gói trong mạng số liệu công cộng. Giao thức này có khá nhiều ưu điểm: nó là một khuyến nghị được quốc tế công nhận, phù hợp với mô hình OSI, có các thủ tục điều khiển luồng, truyền thông tin tin cậy do có khả năng phát hiện lỗi và truyền lại, có thể thực hiện nhiều cuộc nối trên một tuyến nối vật lý,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...