Thạc Sĩ Luận Văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn lợi cá cơm tỉnh Kiên Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác bền vững nguồn lợi cá cơm tỉnh Kiên Giang

    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngàynay,cá cơm không chỉ là nguyên liệu cho ngành chế biến nước mắn mà
    con là nguồn nguyên liêu cho chế cá khô, chế biến các sản phẩm ăn liền, làm bột cá
    đặc biệt là dùng trong nuôi “Cá bè”của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Do nhu
    cầu sử dụng nguyên liệu cá Cơm ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ ngày càng được
    mở rộng, yêu cầu về sản lượng khai thác cá cơm ngày càng cao, đòi hỏi số phương
    tiện khai thác thủy sản ngày càng lớn, công nghệ khai thác ngày càng được cải tiến để
    nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và hiệu quả sản xuất.
    Việc nâng cao sản lượng khai thác, hoàn thiện qui trình khai thác nhằm giảm
    sức lao động của con người, nâng cao hiệu quả đánh bắt là một nhu cầu tất yếu. Tuy
    nhiên, nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận,nếu khai thác vượt quá mức phục hồi,
    tái tạo thì của chúng sẽ bị suy giảm dẫn đến cạn kiệt, nguồn lợi cá cơm cũng không
    nằm ngoài qui luật đó.
    Nghiên cứu,tìm ra các giải pháp để nguồn lợi cá cơm đem lại sản lượng, hiệu
    quả kinh tế, xã hội cao nhất nhưng vẫn phải đảm bảo việc phục hồi tái tạo lại nguồn
    lợi,đảm bảo sản lượng cá cơm cung ứng ổn định bền vững yêu cầu cấp thiết. Là cán
    bộ trong ngành thủy sản, có nhiệm vụ theo dõi đánh giá mức độ biển động về nguồn
    lợi, ngư trường làm tham mưu cho các cơ quan chức xây dựng các biện pháp quản lý
    nhằm góp phầp vào việc quản lý khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản. Với những
    yêu cầu đặt ra trong quá trình công tác và thuận lợi trong quá trình thực hiện tôi chọn
    Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác bền vữngnguồn lợi các cơm tỉnh
    Kiên Giang” làm Luận văn tốt nghiệp khóa đào tạo cao học chuyên ngành Công nghệ
    Khai thác thủy sản của mình.
    Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, cộng với quán trình nghiên cứu nghiêm
    túc, cộng với sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn cùng với các thầy giáo, cô giáo và các
    bạn đồng nghiệp, tôi hy vọng khi Đề tài được hoàn thành sẽ trở thành tài liệu tham
    khảo tốt cho các cơ quan quản lý thủy sản của của địa phương, chonhững ai quan tâm
    đến vấn đề này. Trong quá trình thực hiện đề tài cũng là một bài học rất có giá trị cho
    tôi trong công nghiên cứu khoa học, giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác sau
    này.

    Phần 1
    Tổng quan và phương pháp nghiên cứu
    ChươngI
    TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Vị trí địa lý –Điều kiện tự nhiên
    Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng bằng sông
    Cửu Long. Như là một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu đãi, phú cho Kiên
    Giang đủ cả: sông nước, núi rừng, đồng bằng và biển cả .
    Tỉnh Kiên giang nằm ở toạ độ từ
    104
    0
    40’ đến 105
    0
    32’40” kinh độ
    Đông và 9
    0
    23’50’’ đến 10
    0
    32’30”
    vĩ độ Bắc (phần đất liền). Phía
    Đông và Đông Nam giáp các tỉnh
    Cần Thơ, An Giang, phía Nam
    giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía
    Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ
    biển dài 200 km và phía Bắc giáp
    Campuchia với đường biên giới
    đất liền dài 56,8 km. Địa hình
    phần đất liền tương đối bằng
    phẳng có hướng thấp dần từ hướng phía đông bắc (độ cao trung bình từ 0,8-1,2 m)
    xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2-0,4 m) so với mặt biển, đồng thời tạo nhiều
    kinh rạch, sông ngòi. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thủy triều biển Tây chi
    phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của mặn vào các
    tháng mùa khô. Vùng biển có hai huyện đảo với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ. Từ những
    đặc điếm trên đã gây trở ngại tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh [20].
    Tuy nhiên do điều kiện khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ
    bản: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp,không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm
    Hình 1. Bản đồ ngư trường tỉnh Kiên Giang
    (Nguồn: WWW:kiengiang.gov.vn)
    8
    từ 27-27,5
    0
    C) ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho cây trồng vật nuôi
    sinh trưởng. Đồng thời với vị trí địa lý của tỉnh cũng rất thuận lợi cho việc phát triển
    kinh tế mở cửa, hướng ngoại do có cảng biển, sân bay và có khoảng cách tới các nước
    ASEAN tương đối ngắn,là khu vực đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao
    nhất thế giới.
    Vùng biển Tây Nam Bộ (thuộc vịnh Thái Lan) là vùng biển kín giới hạn từ
    105
    0
    00E về phía Tây, ba mặt là đất liền gồm bờ biển Việt Nam và Campuchia ở phía
    Đông và Đông Bắc, bờ biển Thái Lan và Malaysia ở phía Tây và Tây Nam, phía Đông
    Nam thông ra biển Đông.
    Thềm lục địa biển Tây Nam Bộ có chiều rộng lớn, gần trung tâm vịnh Thái Lan
    vẫn bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Tâyvới góc nghiêng địa hình trung bình, chỉ có
    khu vực cận đảo Phú Quốc địa hình đáy bị chia cắt phức tạp, có nhiều rãnh ngầm và
    đồi ngầm. Độ sâu nhỏ, thường 30-40m, sâu nhất cũng chỉ 80-90m[1].
    Bờ biển vịnh Thái Lan lồi lõm và tạo thành nhiều vụng, vịnh nhỏ, đổ ra biển là
    các sông Chao Phraya, Tapi, Pattani (Thái Lan), Sông Ông Đốc, sông CáiLớn (Việt
    Nam) và nhiều sông nhỏ khác, hàng năm đổ vào vịnh một lượng lớn nước ngọt có
    chứa nhiều phù sa gây nên các biến động bất thường đối với các yếu tố môi trường,
    nhất là độ muối ở các vùng lân cận cửa sông, ven bờ.
    Chất đáy vùng biểnTây Nam Bộ chủ yếu là cát bột và cát, cát bột phủ gần hết
    diện tích bề mặt đáy biển và kéo dài tới Tây Nam Côn Sơn. Chúng thường có màu
    xám, xám phớt vàng chứa mảnh vỏ sinh vật vỡ vụn, độ chon lọc kém, độ ẩm cao.
    Trầm tích cát ở biển Tây Nam Bộ phân bố thành các “đốm” có kích thước khác nhau,
    diện tích bao phủ nhỏ, bùn sét chỉ phân bố ở ở vịnh Thái Lan, n ơi có độ sâu lớn[1].
    Thời tiết ở đây thể hiện hai mùa rõ rệt là Đông Bắc và Tây Nam. Ở mùa gió
    Đông Bắc, hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 3-4m/s, lượng
    mưa thấp. Dòng chảy ở gió Đông Bắc chủ yếu theo hướng Đông Nam Tây Bắc, tạo
    thành vòng hoàn lưu khép kín. Nhiệt độ nước tầng mặt dao động từ 25
    0
    -28
    0
    C và có xu
    hướng tăng dần theo chiều tăng vĩ độ, chênh lệch nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy
    khoảng 2,8
    0
    -5
    0
    C.Trong mùa gió Tây Nam, hướng gió thịnh hành là Tây và Tây Nam,
    tốc độ trung bình 4-5m/s, tốc độ cao nhất đạt 18-20m/s. Lượng mưa khá cao, 1800-2000mm/tháng,dòng chảy ở mùa này ngược chiều với dòng chảy ở mùa gió Đông
    Bắc, sơ đồ dòng chảy được mô tả ở Hình 2dưới đây.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Thủy Sản, 1996. Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 596
    trang.
    Formatted: English (U.S.)
    Formatted: English (U.S.)
    Formatted: English (U.S.)
    Formatted: English (U.S.)
    Formatted: English (U.S.)
    Formatted: English (U.S.)
    Formatted: English (U.S.)
    Deleted: "
    Deleted: "
    Deleted: "
    Deleted: "
    Deleted: "
    Deleted: "
    Deleted: tuy nhiên,
    98
    2. Đặng Văn Thi, ctv tổng quan nguồn lợi thủy sản Tây Nam bộ, Hải phòng 2005.
    3. Đặng Văn Thi, ctv, 2006. Báo cáo Đề tài Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi cá Cơm vùng biển
    Tây Nam Bộ đề xuất các biện pháp khai thác hợp lý.
    4. Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt
    Nam ban hành cùng quyết định số 153/2004/QQĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ
    tướng Chính phủ)
    5. Đỗ Công Thung, 2000. Quần xã sinh vật đáy thảm cỏ biển từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng.
    Tuyển tập báo cáo hội nghị sinh học quốc gia. Hà Nội, ngày 8-9/2000: 465-468.
    6. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Tổng quan rừng
    ngập mặn Việt Nam, Dự án ngăn ngừa suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan –
    Hợp phần rừng ngập mặn. NXB Nông nghiệp.
    7. Đỗ Văn Nguyên, 1999. Báo cáo phân bố số lượng của TC -CC ở vùng biển giữa Việt Nam và
    Thái Lan năm 1997 -1998. Báo cáo khoa học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện nghiên cứu Hải
    sản, Hải Phòng.
    8. Đỗ Văn Nguyên, 2000. Báo cáo thành phần, mật độ và phân bố TC-CC ở biển Đông, Vùng
    IV (Biển Việt Nam), tháng 5năm 1999. Báo cáo khoa học -Hợp tác nghiên cứu với
    SEAFDEC, Viện Nghiên cứu Hải Sản.
    9. Đỗ Văn Nguyên, Phạm Quốc Huy và Nguyễn Viết Nghĩa, 2006. Báo cáo chuyên đề: Hiện
    trạng thành phần loài và phân bố mật độ trứng cá -cá con ở biển Việt Nam. Đề tài
    KC.CB.01-14, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    10. Kiên Giang đất nước, con người. Sở Văn hóa thông tin tỉnh Kiên Giang phát hành năm 2005.
    11. Lê Thị Nhứt, ctv. Báo cáo đề tài Điều tra khảo sát rạn san hô, thảm cỏ biển và ghi nhận sụ
    xuất hiện của một số loài động vật thủy sản quí hiến (dugong, cá heo, rùa biển). Kiên Giang,
    tháng 8 năm 2005.
    12. Lê Trọng Phấn, Nguyễn Văn Lục, 1991. Đặc điểm sinh học giống cá Cơm Stolephorus ở
    vùng biển ven bờ Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập III. Nhà xuất bản khoa học kỹ
    thuật, Trang 51-58.
    13. Lê Văn Ninh, 2006. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về phát triển bền vũng ngành thủy sản Việt
    Nam các vấn đề và cách tiếp cận. Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản.
    14. Phan Nguyên Hồng, 1991. Thảm Thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh
    học. Đại học Tổng hợp Hà Nội.
    15. Nguyễn Văn Tiến, 2004. Tiến tới quản lý hệ sinh thái cỏ biểnViệt Nam. NXB Khoa học v à
    Kỹ thuật Hà Nội.
    16. Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Đại, 2002. Cỏ biển Việt Nam (Th ành
    phần loài, phân bố, sinh thái –sinh học). NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
    17. Nguyễn Xuân Hoà, 2002. Điều tra cỏ biển và Dugon ỏ vùng biển Phú Quốc. Tóm tắt báo cáo
    hội nghị Biển Đông 2002, Nha Trang 16-19/9/2002.
    99
    18. Nguyễn Hữu Đại, 2005. Phục hồi và bảo vệ các thảm cỏ biển –Mô hình quản lý và phát triển
    bền vững vùng biển ven bờ. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về “Bảo vệ môi trường và nguồn lợi
    thuỷ sản”, Hải phòng, ngày 14-15/01/2005. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    19. Nguyễn Văn Tiến, Từ Thị Lan Hương, Lê Thị Thanh, 2002. Một số nghiên cứu về quần thể
    cỏ biển ở huyện đảo Phú Quốc. Tómtắt báo cáo hội nghị Biển Đông, 16-19/9/2002.
    20. Niên Giám thống kê 2005, Cục thống kê Kiên Giang 2006.
    21. Phạm Thược, 1995. Kết quả nghiên cứu thuỷ sinh vật biển Cà Mau, Kiên giang, dề xuất các
    biện pháp quản lý. Đề tài KN.04. 02. Viện Nghiên Cứu Hải Sản, Hải Phòng.
    22. Phạm Thược, 1997. Điều tra bổ sung nguồn lợi hải sản một số vùng nước trọng điểm gần bờ
    Việt Nam và đề xuất phương hướng bảo vệ. Tài liệu lưu hành nội bộ Viện nghiên cứu Hải
    sản, Hải Phòng.
    23. Sở thuỷ sản Kiên Giang, 2005. Thực trạng khai thác cá Cơm ởKiên Giang. Báo cáo thông kê
    năm 2005, Kiên Giang, 5 trang.
    24. Sở thuỷ sản Kiên Giang, 2006. tổng kết công tác bảo vệ và phát triển nguồng lợi thủy sản từ
    năm 2001 –2005.
    25. Võ Sĩ Tuấn, 2005. Một số vấn đề về quản lý rạn san hô biển Việt Nam: Th ành tựu và định
    hướng -Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc “Bảo vệ môi trường và Nguồn lợi Thuỷ sản”, Hải phòng,
    ngày 14-15/1/2005. NXB Nông nghiệp.
    26. Võ Sĩ Tuấn, Phan Kim Hoàng, 1996. Thành phần loài san hô cứng (Scleractinia-Hexacorallia-Anthozoa) ở vùng ven biển Nam Việt Nam (Species composition and
    distribution of hard corals (Scleractinia-Hexacorallia-Anthozoa) in Vietnam). Tuyển tập
    nghiên cứu biển, Tập 7: 194-204.
    27. Vũ Duyên Hải, 2001. Nghiên cứu tác động của việc sử dụng cường độ ánh sáng mạnh đối với
    một số loài cá (cá Cơm, cá Trích, cá Nục) và Mực trong khai thác Hải sản. Báo cáo khoa học
    kỹ thuật tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.
    28. WWW.kiengiang.gov.vn.
    29. Nguyễn Hữu Phụng 1972,1977, 1978
    30. Nguyễn Hữu Phụng 2001,
    31. Nghị Quyết đại hội đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...