Luận Văn Luận văn ngân hàng: “Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế
    Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
    Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
    chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các
    cơ hội cũng như các thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội
    nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt
    động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và
    đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng
    đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới.
    Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng
    rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các
    dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò như
    là cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên. Thanh toán xuất nhập khẩu (XNK) là
    một trong những nghiệp vụ quan trọng của các NHTM. Việc tổ chức tốt hoạt
    động thanh toán XNK của các NHTM góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh
    của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của nền ngoại thương Việt Nam
    nói chung. Hoạt động thanh toán XNK mang lại lợi ích to lớn đối với NHTM,
    ngoài phí dịch vụ thu được, NHTM còn có thể phát triển được các mặt nghiệp
    vụ khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu,
    nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế .
    Bên cạnh đó, từ ngày 01/04/2007, thực hiện lộ trình theo cam kết gia nhập
    WTO, các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước



    ngoài ở Việt Nam. Điều này đã đặt các NHTM Việt Nam nói chung đặc biệt là
    các NHTM nhà nước nói riêng trước nguy cơ, thách thức lớn về cạnh tranh,
    được mất ngay tại Việt Nam. Áp lực cạnh tranh đối với khối NHTM quốc doanh
    không chỉ từ các Ngân hàng nước ngoài mà cả từ các NHTM cổ phần. Vì vậy,
    tuy thị phần của khối ngân hàng quốc doanh vẫn chiếm áp đảo trên thị trường
    nhưng sự sụt giảm thị phần của khối ngân hàng này có thể coi là một sự chuyển
    dịch tất yếu.
    Trước áp lực này, để có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh, thực
    hiện tốt vai trò là cầu nối của nền kinh tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam
    (NHCTVN), một trong những NHTM lớn thuộc sở hữu nhà nước đã coi việc
    phát triển hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ
    quan trọng trong những năm tới.
    Với những lý do trên, trong quá trình công tác và nghiên cứu tại
    NHCTVN, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán
    hàng xuất khẩu của Ngân hàng công thương Việt Nam trong bối cảnh gia
    nhập WTO’’ làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT)
    và thị phần TTQT của NHTM.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng về thị phần thanh toán hàng xuất khẩu
    của NHCTVN.
    - Đề xuất giải pháp mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của
    NHCTVN.
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại NHCTVN từ năm
    2003 đến hết năm 2007.



    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
    Chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn.
    Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp,
    thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để
    minh hoạ, chứng minh và rút ra kết luận.
    5 . Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm ba chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và thị phần
    TTQT của NHTM
    Chương 2: Thực trạng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu tại NHCTVN
    Chương 3: Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của
    NHCTVN trong bối cảnh gia nhập WTO


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...