Luận Văn LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    I. Mở đầu

    II. Một số khái luận cơ bản

    1. Khái niệm tín dụng

    2. Chức năng của tín dụng

    3. Vai trò của tín dụng

    4. Phân loại tín dụng

    5. Nguyên tắc tín dụng

    6. Chất lượng tín dụng

    7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

    8. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng

    III. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng



    1.

    2.

    3.


    Trước năm 1986

    Giai đoạn 1986-1990

    Giai đoạn 1990- nay



    4. Một số nguyên nhân

    IV. Một số gải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

    1. Đánh giá đúng thực tế khách hàng

    2. Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng

    3. Tăng cường quản lý nợ , giải quyết nợ quá hạn

    4. Xây dựng và sử dụng hợp lý quỹ dự phòng rủi ro

    5. Đa dạng hoá các hình thức cho vay để giảm thiểu rủi ro

    6. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, công nhân viên

    7. Nâng cao trình độ năng lực vàphẩm chất cán bộ công nhân viên

    8. Tăng cường kiểm tra kiểm soát khách hàng và nội bộ

    9. Tài sản thế chấp và sử lý tài sản thế chấp

    10. Ap dụng chặt chẽ công cụ hạch toán kinh doanh

    11. Một số giải pháp vĩ mô

    V. Kết luận


    Mở đầu



    Từ năm 1990 đến nay ngành ngân hàng đã trải qua quá trình đổi mới tuy chưa dài

    nhưng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Kết quả đổi mới hoạt động ngân hàng đã

    góp phần xứng đáng vào kết quả đổi mới chung của nền kinh tế mà nét nổi bật là đã

    góp phần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát thúc đẩy kinh tế chuyển dịch theo hướng công

    nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện

    đang gặp nhiều khó khăn và còn không ít tồn tại cần phải giải quyết nhất là trong khâu

    kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại.

    Tín dụng được coi là mặt trận hàng đầu là khâu then chốt kinh doanh của các ngân

    hàng thương mại. Nó có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế. Với vai trò là cầu

    nối giữa tiết kiệm và đầu tư ,tín dụng huy động những ngồn vốn nhàn rỗi trong dân cư

    để cho vay với nền kinh tế ,đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế mang lại hiệu quả

    kinh tế xã hội và mang lại chính lợi ích cho ngân hàng.Thực tế cho thấy, trên thế giới

    cũng như tại nước ta ngân hàng luôn luôn đi tiên phong trong mọi hoạt động kinh tế ,



    nhất là trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay


    Hoạt động tín dụng chưa an toàn



    và chất lượng chưa cao không chỉ là mối quan tâm của ngân hàng mà của toàn xã hội.

    Bởi vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu cấp thiết và có ý

    nghĩa quan trọng và quyết định cả về mặt lý thuyết và thực tiễn hiện nay.

    Với mong muốn tìm hiểu thêm về một hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một

    ngân hàng thương mại cả về mặt lý luận và thực tiễn em chọn đề tài ‘Một số giải pháp

    nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ‘. Do

    tính chất rộng của đề tài đó là quan hệ tín dụng- hoạt động đi vay để cho vay của ngân

    hàng, do đó bài luận chỉ tập chung chủ yếu vào hoạt động cho vay của ngân hàng.

    ii. Một số khái luận cơ bản

    1. Khái niệm tín dụng

    Tín dụng là quan hệ vay mượn tạm thời sử dụng vốn của nhau dựa trên nguyên tắc

    hoàn trả và sự tin tưởng

    Sinh ra từ nền sản xuất hàng hóa ,tín dụng gắn liền với sự luân chuyển vốn của quá

    trình tái sản xuất và được thể hiện thông qua sự vận động giá trị vốn tín dụng dưới

    hình thức tiền tệ với đặc trưng nổi bật của nó là sự hoàn trả luân được bảo tồn về mặt

    giá trị và có phần tăng thêm nhờ phần lợi tức. Đây cũng là nguyên tắc bắt buộc trong

    hoạt động tín dụng. Về mặt hình thức ,sự hoàn trả được thực hiện trên cơ sở thoả thuận

    bằng hợp đồng tín dụng giữa người cho vay và người đi vay.

    2. Chức năng của tín dụng

    Tập trung tích tụ phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả.

    Đây là chức năng chủ yếu của tín dụng phản ánh bản chất của tín dụng. Do quá trình

    luân chuyển vốn của các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có khác nhau về nhu

    cầu về vốn. Hơn nữa ngay trong bản thân một doanh nghiệp quá trình luân chuyển các

    loại vốn cũng khác nhau nên trong nền kinh tế hàng hóa luôn luôn xảy ra hiện tượng

    tạm thời thừa hoặc thiếu vốn. Thông qua hoạt động tín dụng vốn tiền tệ được từ nơi

    tạm thời thừa đến những nơi tạm thời thiếu. Ngoài việc thu hút vốn tạm thời nhàn rỗi

    của các doanh nghiệp ,các ngân hàng còn thu hút các khoản tiền nhàn rỗi khác trong

    phạm vi toàn xã hội (tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư,tiền gửi của các tổ chức

    kinh tế xã hội ,tôn giáo ,các tổ chức từ thiện .) để đầu tư cho nền kinh tế và các nhu

    cầu của dân cư ,của nhà nước và không ngừng mở rộng và tăng cường qui mô cho vay

    của mình .

    Chức năng giám đốc các hoạt động kinh tế bằng đồng tiền

    Chức năng này xuất phát từ chức năng đầu tiên. Bản thân quan hệ tín dụng cũng bao

    gồm nhiều mối quan hệ như: quan hệ vay quan hệ về dư nợ .do đó quan hệ tín dụng

    bao hàm khả năng kiểm soát các loại hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp . Để hình

    thành được quan hệ tín dụng ,người cho vay phải biết và kiểm soát hoạt động của

    người đi vay như tình hình vốn ,mặt hàng sản xuất kinh doanh ,khả năng trả nợ nói

    riêng và tình hình tài chính nói chung,quan hệ với các chủ nợ khác .các trục trặc trong

    quan hệ tín dụng như vay không trả được hoặc trả không đúng hạn phản ánh những



    Tài liệu tham khảo

    Ngân hàng việt nam quá trình xây dựng và phát triển NHNN-1996

    Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước Năm 1999,2000

    Tiền và hoạt động ngân hang Tác giả - Lê Vinh Danh

    Ngân hàng thương mại Tác giả - Lê Văn Tư

    Tiền , hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính F. MisKin

    Giáo trình lý thuyết tài chính và tiền tệ ĐHKTQD

    Tạp chí tài chính số 5,7,8/1998;2,5,12/2000

    Tạp chí ngân hang số 7,8,12/1999; 4,6,8/2000, số chuyên đề

    Thời báo kinh tế việt nam

    Tạp chí đầu tư

    Tạp chí chứng khoán

    Văn kiện đại hội VI,VII,VIII

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...