Luận Văn Luận văn : Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn : Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội.




    MỞ ĐẦU




    1/ Tính cấp thiết của vấn đề .

    Trong thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp, hoạt động của hệ thống Ngân hàng mà lúc đó là hệ thông ngân hàng một cấp (vừa đảm nhận chức năng quản lý nhà nước, vừa thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ) được thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của Nhà nước. Có nghĩa là, nguồn vốn đầu vào của Ngân hàng nhà nước được nhà nước cấp và lượng vốn cung ứng ra thị trường cũng được thực hiện theo kế hoạch phát triển đã đề ra. Như vậy, hoạt động ngân hàng của chúng ta vẫn chưa mang đúng nghĩa của nó.

    Trong cơ chế thị trường, hệ thống Ngân hàng được phân chia làm hai cấp : Ngân hàng nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng. Nhờ sự phân biệt rõ ràng như vậy mà hoạt động của hệ thống Ngân hàng dần hoàn thiện và phát triển. Nhất là trong những năm gần đây, hoạt động của các ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ. Để thực hiện đường nối đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã thực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình như: tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn, chú ý phát triển hoạt động makerting ngân hàng – chủ động tìm khách hàng thay vì chờ khách hàng đến với mình như trước, nâng cao chất lượng công nghệ ngân hàng, đổi mới cách thức tổ chức và điều hành tất cả những điều đó đã góp phần không nhỏ cho sư nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

    Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi “lời ăn- lỗ chịu”. Trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng bao gồm rất nhiều hoạt động: hoạt động tín dụng, thanh toán, chuyển hoá vốn và các dịch vụ khác, trong đó hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là hoạt động tín dụng, đây là hoạt động quan trọng nhất và mang lại 80%-90% lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Chính vì tính quan trọng của nó mà các khoản tín dụng do ngân hàng thương mại cấp ra phải đảm bảo được hiệu quả kinh doanh (thu được gốc + lãi đúng hạn và lãi thu được phải bù đắp được chi phí, tạo ra được lợi nhuận cho hoạt động tín dụng). Nhưng nền kinh tế thị trường là kinh tế của sự cạnh tranh gay gắt và luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong cuộc cạnh tranh đó sẽ có một người thắng và nhiều kẻ thất bại. Cũng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, chỉ đặc biệt hơn là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, các ngân hàng thương mại không thể chối bỏ được quy luật cạnh tranh này. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại luôn phải khắc phục những rủi ro trong bất cứ hoạt động nào của mình: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro chuyển hoá vốn, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái Trong đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro mà hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác, ảnh hưởng đến chính sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Nguyên nhân từ phía khách hàng, từ phía ngân hàng, từ khả năng lắm bắt thông tin nhưng nguyên nhân chủ yếu là từ phía khách hàng, có nghĩa là khách hàng không trả được nợ vay cho ngân hàng vào thời điểm đáo hạn. Như vậy sẽ gây ra rủi ro đọng vốn hay rủi ro mất vốn cho phía ngân hàng.

    Từ những phân tích trên cho ta thấy rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được xuất phát từ khoản nợ mà khách hàng không trả được cho ngân hàng khi đến hạn, hay còn gọi đó là các khoản nợ quá hạn .

    Chính vì vậy, Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tín dụng thì trước hết ta phải có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế khả năng xuất hiện nợ quá hạn, giảm thiểu những tổn thất mà nợ quá hạn gây ra.

    Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề, sau thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội.”

    2/Mục đích nghiên cứu của đề tài.

    Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở đó để nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc trong vay vốn và hoàn thiện hơn các biện pháp đảm bảo an toàn để phòng ngừa nợ quá hạn.

    3/Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu .

    Luận văn chỉ nghiên cứu và hoàn thiện về giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại đặc biệt là Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội, nhưng kết quả thu được có thể vận dụng cho các ngân hàng khác.

    Lý luận về giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn trong ngân hàng thương mại. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc á chi nhánh Hà Nội.



    4/Phương pháp nghiên cứu.

    Phương pháp chung: là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tế.Từ lý luận để xem xét thực tế và từ thực tế khái quát thành lý luận.

    Phương pháp cụ thể: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp, diễn giải, mô tả

    5/Kết cấu luận văn.

    Nội dung chính của luận văn chia làm 3 chương:

    Chương 1: Những vấn đề về nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.

    Chương 2: Thực trạng nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội.

    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà nội.

     
Đang tải...