Luận Văn Luận văn - Giải pháp phát triển thị trường giao dịch các giấy tờ có giá ngắn hạn ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận văn - Giải pháp phát triển thị trường giao dịch các giấy tờ có giá ngắn hạn ở Việt Nam


    1. Tính cấp thiết của luận ánDownload luận án tốt nghiệp các ngành
    Đối với mỗi quốc gia, thị trường giao dịch các giấy tờ có giá ngắn hạn
    (GTCGNH) có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
    đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế Kinh Tế từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đồng
    thời cung cấp phương tiện để nâng cao hiệu quả thực thi chính sáchKho Sách Trực Tuyến tiền tệ, góp
    phần ổn định kinh tế xã hội Xã Hội, khuyến khích đầu tư Đầu Tư phát triển.
    ở nước ta, cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ
    chế thị trường định hướng XHCN, thị trường giao dịch các GTCGNH đã ra đời
    và dần từng bước được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên tốc độ phát triển của thị
    trường này thời gian qua còn rất chậm, đến nay vẫn trong giai đoạn sơ khai.
    Trên thị trường hàng hoá giao dịch còn nghèo nàn đơn điệu, tính thanh khoản
    chưa cao, giá cả chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu. Hoạt động thị trường
    chưa thu hút được đông đảo các chủ thể tham gia, quy mô thị trường còn nhỏ
    bé Điều này làm cho thị trường nước ta chưa thực sự phát huy được vai trò tác
    dụng theo đúng nghĩa của nó.
    Về mặt cơ sở lý luận, đến nay cũng chưa có một công trình Công Trình công bố nào
    nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về phát triển thị trường giao dịch các
    GTCGNH gắn với quá trình mở cửa hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị
    trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (VN), mà mới chỉ có các công
    trình hoặc là nghiên cứu chung về thị trường tiền tệ và thị trường tài chính Tài Chính VN
    trong đó có đề cập đến thị trường giao dịch các GTCGNH, hoặc là những công
    trình liên quan đến từng mảng, từng bộ phận của thị trường này, cụ thể:
    Đối với những công trình nghiên cứu chung về thị trường tiền tệ, thị
    trường tài chính, điển hình có các công trình: “Thị trường tiền tệ nội dung cơ
    chế hoạt động và chính sách phát triển ở cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN”, năm
    1993, đề tài cấp Bộ do PGS. TS Vũ Văn Hóa Văn Hóa làm chủ nhiệm; “ Toàn cầu hoá thị
    trường tiền tệ, tài chính thế giới”, năm 2000, Luận án tiến sĩ Thạc Sĩ kinh tế của Nguyễn
    2
    Văn Phương, Đại học Kinh tế quốc dân; “Thị trường Tài chính VN thực trạng,
    phương phướng và giải pháp phát triển”, năm 2001, đề tài nhánh 5 của đề tài
    KX.01.07 thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005
    “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mã số KX.01 do TS. Nguyễn
    Hữu Tài, Đại học Kinh tế quốc dân làm chủ nhiệm; “Phát triển và hoàn thiện
    thị trường vốn và thị trường tiền tệ VN”, năm 2003, “Phát triển thị trường tài
    chính VN trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế”, năm 2005, Luận
    án tiến sĩ của Đặng Thị Nhàn; “Nghiệp vụ thị trường tiền tệ” do PGS.TS Lê
    Hoàng Nga, Học viện Ngân hàng Ngân Hàng làm chủ biên, Nhà xuất bản Tài chính, Hà
    Nội, năm 2008.
    Những công trình liên quan đến từng mảng, từng bộ phận của thị trường
    điển hình có các công trình: “Thương phiếu và những giải pháp sử dụng thương
    phiếu trong hoạt động ngân hàng thương mại Thương Mại VN”, năm 2003. luận án tiến sĩ
    kinh tế của Đỗ Thị Hồng Hạnh, Học viện Ngân hàng; “Thị trường mở từ lý luận
    đến thực tiễn” do Trần Trọng Độ – NHNN VN làm chủ biên, Nhà xuất bản
    Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2004; “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách
    tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước VN” của Nguyễn Thị Thu Hương, Tạp
    chí ngân hàng số 4 tháng 2/2008; “Nghiệp vụ thị trường mở - Điều tiết khối
    lượng hay điều tiết lãi suất” của Dương Bình, Tạp chí ngân hàng số 20 tháng
    10/2008; “Bàn về giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng” của
    TS. Nguyễn Văn Tuyến, Tạp chí ngân hàng số 9 tháng 5/2008.
    Như vậy liên quan đến thị trường giao dịch các GTGNH cũng đã có nhiều
    công trình đề cập đến, các công trình này mặc dù phân tán nhưng tổng hợp
    chung lại bước đầu cũng đã cho thấy được những nét khái quát cơ bản về thị
    trường này với vị trí là bộ phận cơ bản của thị trường tiền tệ, trên cơ sở đó đã
    cung cấp những thông tin tham khảo quan trọng, định hướng gợi mở nhiều ý
    tưởng trong quá trình nghiên cứu về thị trường. Tuy nhiên do mục tiêu nghiên
    cứu, phạm vi nghiên cứu của các công trình trên là khác nhau, những công trình
    nghiên cứu về thị trường tiền tệ và thị trường tài chính, do lĩnh vực nghiên cứu
    3
    rộng và phức tạp nên các công trình này phần lớn tập trung vào mảng thị trường
    chứng khoán Chứng Khoán hoặc thị trường ngoại tệ, thị trường tín dụng mà chưa giành nhiều
    sự quan tâm nghiên cứu về thị trường giao dịch các GTCGNH. Còn với những
    công trình liên quan đến từng mảng, từng bộ phận của thị trường này thì cũng
    chủ yếu phục vụ cho việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Ngân hàng
    Nhà nước (NHNN), phát triển các hoạt động dịch vụ của các ngân hàng thương
    mại (NHTM) hoặc phát triển một bộ phận của thị trường. Chính vì vậy đối với
    thị trường giao dịch các GTCGNHVN, các công trình đã công bố chưa đưa ra
    được cơ sở lý luận tổng quan về thị trường và phát triển thị trường, chưa đánh
    giá được một cách tổng quát và đầy đủ thực tế hoạt động của thị trường, cũng
    như chưa gắn được sự phát triển của thị trường trong điều kiện thực hiện các
    cam kết mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của VN .
    Việc thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về thị trường giao
    dịch các GTCGNH để làm cơ sở triển khai vận dụng trong thực tiễn như vậy,
    ngoài việc ảnh hưởng đến chính sự phát triển của thị trường này thì đây cũng
    còn là một trong các nguyên nhân làm cho thị trường tiền tệ nước ta đến nay
    chưa phát triển, cho dù những bộ phận khác của thị trường tiền tệ như thị trường
    tín dụng ngắn hạn, thị trường ngoại hối đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu.
    Xuất phát từ các lý do trên, tác giả luận án lựa chọn đề tài: “Giải pháp
    phát triển thị trường giao dịch các giấy tờ có giá ngắn hạn ở Việt Namvới
    mong muốn tiếp tục nghiên cứu, hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và
    thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính tổng thể để phát triển thị trường
    giao dịch các GTCGNH gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng Xây Dựng
    nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường giao dịch
    các GTCGNH và kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển thị trường
    giao dịch các GTCGNH.
    4
    - Phân tích thực trạng, chỉ ra những thành công và hạn chế của thị trường
    giao dịch các GTCGNH ở VN.
    - Xác định xu hướng, quan điểm và giải pháp phát triển thị trường giao dịch
    các GTCGNH ở VN một cách đồng bộ, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế
    quốc tế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Luận án nghiên cứu thị trường giao dịch các GTCGNH ở VN đến 2008 và
    định hướng đến 2020. Đồng thời để có điều kiện chuyên sâu luận án chỉ tập
    trung nghiên cứu các loại GTCGNH có thể chuyển nhượng, được giao dịch
    trong hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD) ở VN, từ đó đưa ra
    các giải pháp phát triển thị trường này, trong đó chủ yếu là các giải pháp tài
    chính - tiền tệ.
    4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    - Luận án đã hệ thống hoá, phân tích nhằm bổ sung làm rõ những vấn đề lý
    luận cơ bản về thị trường giao dịch các GTCGNH và phát triển thị trường giao
    dịch các GTCGNH. Đồng thời đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm của một
    số nước trên thế giới trong việc phát triển thị trường giao dịch các GTCGNH, từ
    đó rút ra bài học đối với VN.
    - Đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng thị trường giao dịch
    các GTCGNH ở VN thời gian qua, những kết quả đạt được, những hạn chế và
    chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế.
    - Đã nghiên cứu đưa ra dự báo xu hướng phát triển thị trường giao dịch các
    GTCGNH ở VN, chỉ ra quan điểm và đề xuất giải pháp phát triển thị trường một
    cách đồng bộ, có tính khả thi.
    5. Kết cấu của luận án
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt,
    danh mục tài liệuThư Viện Tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 3 chương:

     
Đang tải...