Chuyên Đề LUẬN VĂN:Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Lời mở đầu




    Quá khứ hiện tại và tương lai là chuỗi nối tiếp thời gian, có mối quan hệ mật thiết với

    nhau. Nền kinh tế Việt Nam đã hoà cùng dòng chảy, xu hướng phát triển kinh tế của thế

    giới. Với những kinh nghiệm đúc kết từ ngày hôm qua để khắc phục những sai lầm,

    phát huy những thuận lợi nhằm bổ trợ cho hôm nay đồng thời phải luôn nhạy bén, dự

    báo những biến động trong tương lai để phòng ngừa hạn chế bất lợi, biết được tiềm

    năng để sâu lại thành nhiệm vụ hoạt động cho ngày hôm nay. Kinh tế Việt Nam chuyển

    từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động

    theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, kinh tế

    nước ta đã đạt được nhiều bước chuyển biến đáng kể. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều

    kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy thế mạnh

    của mình vì mục tiêu phát triển và tích cực vào sự tăng trưởng của đất nước. Cùng với

    các hoạt động kinh tế của cả nước, hoạt động của nghành Ngân hàng là hoạt động mang

    tính chất chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn

    trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện

    thanh toán, đã xứng đáng chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh

    doanh của các doanh nghiệp, điều tiết nguồn lực cho sự phát triển kinh tế đất nước.

    Trong hoạt động Ngân hàng nghiệp vụ tín dụng thường đem lại nguồn thu nhập chính (

    chiếm khoảng 70% ). Song nghiệp vụ này lại chứa đựng nhiều rủi ro bởi quy luật lợi

    nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, đồng thời thực tế đã cho thấy khi hiệp định thương

    mại Việt Mỹ được thực thi thì xu hướng cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nước và

    Ngân hàng nước ngoài ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy các NHTM luôn quan tâm

    chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các

    tổ chức khác.

    Do thực tế trên, cùng với quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc

    dân và thời gian thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định, em đã chọn

    chuyên đề:

    Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam

    Định” làm nội dung nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích của chuyên đề là

    nghiên cứu những vấn đề lý luận để làm rõ vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với việc

    phát triển hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định nói riêng, góp phần

    vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng của

    Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục

    nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

    Kết cấu chuyên đề gồm ba phần:

    Chương I: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định

    Chương II:Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định

    Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển

    Nam Định

    Chương I: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng

    đầu tư và phát triển Nam Định



    1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam

    Định

    Từ sau những năm 90 hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có những biến đổi sâu

    sắc. Từ hệ thống một cấp, Ngân hàng Việt Nam đã chuyển nhanh sang hệ thống ngân

    hàng hai cấp, đa dạng hoá về loại hình sở hữu, từng bước hiện đại hoá các khâu nghiệp

    vụ và công nghệ ngân hàng, mở rộng các loại hình dịch vụ và thực sự đi vào kinh doanh

    tiền tệ. Với những chính sách và thành tựu đổi mới nền kinh tế, nghành Ngân hàng Việt

    Nam đã có những thay đổi vô cùng lớn lao mang tính bước ngoặt của lịch sử. Việt Nam

    đã xây dựng được những cơ sở hạ tầng cho nền tiền tệ và một hệ thống ngân hàng phù

    hợp với bước đi của cơ chế thị trường. Trong năm qua nhờ tích cực đổi mới và tiến tới

    hội nhập theo xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đẩy lùi và kiềm chế

    được lạm phát, ổn định vĩ mô, tạo tiền đề cho nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao

    trong nhiều năm liên tục, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

    hoá hiện đại hoá, đạt được những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo

    góp phần xây dựng nông thôn mới ổn định và cải thiện đời sống cho mọi tầng lớp nhân

    dân, thúc đẩy quá trình xã hội hoá một cách nhanh hơn. Đóng góp vào những thành tựu

    to lớn đó, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với truyền thống 47 năm xây dựng

    và trưởng thành trải qua những thập niên đầy biến động của lịch sử nhất là từ năm 1990

    đến nay, bằng những bước tiến mới trong việc thực hiện phục vụ sự nghiệp đầu tư phát

    triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn

    định vững chắc là một thành tựu to lớn, góp phần xây dựng nền móng cho sự nghiệp

    công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

    Những năm qua trong điều kiện thị trường tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển,

    chúng ta còn thiếu những công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tiền tệ, chưa chủ

    động được việc kiểm soát khả năng thanh toán trong toàn hệ thống ngân hàng. Nhưng

    với những chủ trương và quyết sách lớn của thống đốc ngân hàng Việt Nam thông qua

    hai quyết định:

    · Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...