Luận Văn LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạI

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Lời mở đầu



    Chương 1. Tổng quan về nghiệp vụ

    cho vay trong NHTM



    1.Vai trò của nghiệp vụ cho vay

    trong NHTM

    2.Phân loại nghiệp vụ cho vay

    2.1 Phân loại theo kỳ hạn

    2.1.1 Ngắn hạn

    2.1.2 Trung hạn

    2.1.3 Dài hạn

    2.2 Phân loại theo mức độ tín nhiệm

    đối với khách hàng

    2.1.1 Cho vay có bảo đảm

    2.1.2 Cho vay không có bảo đảm

    3. Quy trình nghiệp vụ cho vay

    3.1 Hợp đồng cho vay
    3.1.1 Khái niệm hợp đồng cho vay

    3.1.2 Các yếu tố cấu thành một hợp đồng

    cho vay

    3.2 LãI suất cho vay ở các NHTM

    3.2.1 Khái niệm lãi suất cho vay

    3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất

    cho vay của NHTM

    3.3 Quy trình cho vay

    4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động

    cho vay của các NHTM

    4.1 Vốn

    4.2 Tính ổn định của các khoản ký thác

    4.3 Điều kiện kinh tế

    4.4 Chính sách tiền tệ và tài chính

    4.5 Đội ngũ nhân viên

    4.6 Nhu cầu của khu vực phục vụ

    4.7 Rủi ro của các khoản vay

    5. Nguyên tắc quản lý tiền cho vay

    5.1 Sàng lọc và giám sát

    5.2 Lựa chọn các hình thức đảm bảo tiền

    vay và số dư bù

    5.3 Hạn chế tín dụng

    5.4 Quan hệ khách hàng lâu dàI

    và hạn mức tín dụng



    Chương 2 Thực trạng hoạt động cho vay

    ở các NHTM

    1. Thực trạng hoạt động cho vay

    2. Đánh giá thực trạng hoạt động
    cho vay của NHTM



    2.1

    2.2

    2.3


    Kết quả

    Hạn chế

    Nguyên nhân của những hạn chế





    Chương 3 Một số giải pháp đối với hoạt động

    cho vay của các NHTM



    1. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay

    2. Giải pháp hạn chế rủi ro





    Kết luận


    Lời mở đầu



    Hệ thống các ngân hàng thương mại là một bộ phận của ngân hàng trung gian, chiếm

    một vị trí quan trọng nhất về qui mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Bởi lẽ nằm

    trong hệ thống ngân hàng trung gian cho nên Ngân hàng Thương mại cũng có hoạt động thu

    gom nguồn tích luỹ nhỏ từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân để tạo thành vốn

    kinh doanh của nó rồi tiến hành cho vay. Cứ như vậy tạo nên dòng luân chuyển vốn trong

    nền kinh tế. Điều đó một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn của những người đi vay để phát triển

    sản xuất, mặt khác lại làm gia tăng những khoản vốn nhàn rỗi, đồng thời cũng đem lại lợi

    nhuận cho ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng Thương mại bao gồm 3 lĩnh vực: nghiệp

    vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung gian

    ( dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn , thông tin ). Trong ba lĩnh vực này thì nghiệp vụ cho

    vay là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng Thương mại, đồng thời cũng là

    nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro. Nghiệp vụ này luôn được đặt trong mối quan tâm hàng

    đầu của Chính phủ và bản thân các Ngân hàng Thương mại bởi nó ảnh hưởng lớn đến sự tồn

    tại và phát triển của Ngân hàng Thương mại cũng như đảm bảo cung ứng vốn cho hoạt động

    sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, việc bảo đảm an toàn cho nó đang là

    vấn đề hết sức bức bối tại hầu hết các Ngân hàng Thương mại trên thế giới nói chung và tại

    Việt Nam nói riêng. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài

    về cho vay để có thể tìm hiêủ thêm về bản chất và hoạt động của một nghiệp vụ chứa đầy

    những yếu tố rủi ro bất ngờ này.

    Chương I



    Tổng quan về nghiệp vụ cho vay

    trong Ngân Hàng thương Mại



    1- vai trò của nghiệp vụ cho vay đối với Ngân hàng thương mại



    NHTM huy động tiền từ các cá nhân, các doanh nghiệp và các hình thức tín dụng

    khác và đương nhiên ứng với mỗi loại tiền gửi do các ngân hàng phải chi trả cho một khoản

    lãi nhất định. Để đảm bảo khả năng chi trả, ngân hàng sẽ phải sử dụng phần lớn khoản tiền

    huy động đưa vào các hoạt động kinh doanh như cho vay, đầu tư . Trong đó cho vay là

    hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng. Sở dĩ

    cho vay được coi là một trong những loại hình quan trọng nhất không thể thiếu được của các

    ngân hàng bởi lẽ chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp mọi chi phí mà các ngân

    hàng phải bỏ ra như: Chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, quản lý, thuế và

    các chi phí rủi ro đầu tư

    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất

    kinh doanh của tầng lớp dân cư các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế ngày càng lớn. Do vậy

    lượng cho vay của các NHTM càng tăng và kèm theo nó thì các loại hình cho vay ngày càng

    được mở rộng và phát triển hết sức đa dạng. ở các nước phát triển hàng đầu thế giới thì nhu

    cầu vay dài hạn đã dần thay thế cho nhu cầu ngắn hạn. Trong khi đó thì ở các nước đang

    phát triển, hầu hết cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỉ lệ lớn so với cho vay trung và dài hạn.

    Điều đó cũng có lẽ bởi các nước này vẫn chưa tìm được biện pháp khắc phục, hạn chế sự

    thiếu an toàn cho các khoản vay dài hạn. Họ e sợ cùng với nền kinh tế đất nước còn yếu

    kém, lạc hậu mà rủi ro của các khoản vay dài hạn đó xảy ra đồng thời sẽ dấn đến sự sụp đổ,

    nợ nần của các NHTM ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng kinh tế.

    Nói đến cho vay tức là nói đến rủi ro cao. Đa phần rủi ro tín dụng xẩy ra đều bắt

    nguồn từ những khoản cho vay của NHTM. Đối với những khoản cho vay càng lớn thì độ

    rủi ro càng cao. Mỗi một khoản rủi ro lớn xẩy ra nó tác động mạnh mẽ đến hoạt động của




    Tài liệu tham khảo



    1.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tàI chính-Minshkin

    2.Ngân hàng thương mạI-W.Reed và K.Gill

    3. Lý thuyết tài chính tiền tệ- Trường ĐH Kinh tế quốc dân



    4. Thông tin thị trường tài chính

    5. Thị trường tài chính tiền tệ

    6. Thị trường tài chính tiền tệ

    7. Tạp chí ngân hàng

    8. Tạp chí ngân hàng

    9. Tạp chí ngân hàng

    10. Tạp chí ngân hàng

    11. Tài chính

    12. Chứng khoán Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...