Thạc Sĩ Luận văn: đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện văn chấn - yên b

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

    ---------------------------------

    LÊ LÂM BẰNG

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN CHẤN - YÊN BÁI

    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

    THÁI NGUYÊN - 2008



    ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

    ------------------

    LÊ LÂM BẰNG

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN CHẤN - YÊN BÁI

    CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

    MÃ SỐ : 60 - 31 - 10

    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

    Người hướng dẫn KH: TS. Trần Đình Tuấn

    THÁI NGUYÊN - 2008



    ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

    ------------------

    TIỂU LUẬN

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở MỘT ĐỊA PHƯƠNG CỤ THỂ - ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG TÍN DỤNG ĐÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG

    MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TÍN DỤNG NÔNG THÔN

    HỌ VÀ TÊN: LÊ LÂM BẰNG

    GIẢNG VIÊN: TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN

    THÁI NGUYÊN, 2007



    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực

    và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.

    Tác giả luận án

    LÊ LÂM BẰNG



    LỜI CẢM ƠN

    Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu

    lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức mà thầy

    cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong

    suốt quá trình thực hiện luận văn này.

    Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với Tiến sỹ Trần Đình Tuấn - Trưởng khoa sau đại học trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp Cục thống kê tỉnh Yên Bái và Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

    Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ của Uỷ ban Nhân dân huyện Văn Chấn, các phòng ban chức năng và bà con nông dân các xã Tân Thịnh, Sùng Đô và Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi

    đưa ra những phân tích đúng đắn.

    Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình

    đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi

    và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.

    Thái Nguyên, năm 2008

    Lê Lâm Bằng



    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    TT Chữ viết tắt Nghĩa

    1 ĐVT Đơn vị tính

    2 PTNT Phát triển nông thôn

    3 QLĐA Quản lý đề án

    4 TTNT Thị trấn Nông trường

    5 GO/ha Tổng giá trị sản xuất/héc ta

    6 VA/ha Giá trị gia tăng/héc ta

    7 GO/IC Tổng giá trị sản xuất/Chi phí trung gian

    8 VA/IC Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian

    9 GO/lđ Tổng giá trị sản xuất/lao động

    10 VA/lđ Giá trị gia tăng/lao động



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Cây chè là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa với nguyên sản của nó. Trên thế giới, cây chè phân bố từ 42 vĩ độ Bắc đến 27 vĩ độ Nam và tập trung chủ yếu ở khu vực từ 16 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam [5].

    Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng khá phổ biến trên thế giới, tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam . Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cafê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, chữa được một số bệnh đường ruột [4]. Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ, điều này đã được các nhà khoa học Nhật bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm, qua việc giám sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có chè [17]. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành một sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay, trên thế giới có 58 nước trồng chè, trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu, 115 nước sử dụng chè làm đồ uống, nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. Đây chính là lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển [5].

    Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu, cây chè cho năng suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng



    như thu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền núi.

    Yên Bái là một tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp là chính. Trong sản xuất nông nghiệp thì cây chè là một cây trồng truyền thống và được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Yên Bái. Cây chè đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết nguyên liệu cho các cơ sở chế biến của tỉnh, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

    Hiện nay, Yên Bái có 12.516 ha chè, được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Mù Cang Chải . Trong đó, có 10.671 ha chè kinh doanh với năng suất bình quân 65,6 tạ chè búp tươi/ha (tương đương với 14,6 tạ chè búp khô/ha) đã tạo ra giá trị sản xuất trên 1 ha khoảng

    30 triệu đồng/năm [3].

    Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, thì việc sản xuất, chế biến kinh doanh chè còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Nghị quyết Đại hội XVI tỉnh Đảng bộ Yên Bái tháng 12/2005 đã chỉ rõ những yếu kém là: "Chậm phát hiện, thiếu giải pháp kiên quyết, đồng thời để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong chương trình trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ chè. Lúng túng và chậm cải tạo, thay thế chè già cỗi ở vùng thấp, và khắc phục yếu kém trong trồng, chăm sóc chè vùng cao".

    Văn Chấn là một trong những huyện trọng điểm chè của tỉnh, có diện tích trồng chè lớn nhất trong tỉnh là 4.171 ha. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của huyện thì cây chè là cây cho thu nhập tương đối cao và ổn định so với các cây trồng khác Vậy tại sao diện tích trồng chè chưa được mở rộng



    như tiềm năng đất đai vốn có, tại sao năng suất, chất lượng và giá cả chè của huyện còn thấp so với tiềm năng thế mạnh của vùng. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ thủ công, dựa vào kinh nghiệm là chính. Việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả, cơ cấu giống còn nghèo nàn chủ yếu là giống chè trồng bằng hạt năng suất, chất lượng còn thấp, nhiều vùng trong huyện chè ngày một xuống cấp đang rất cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền có liên quan.

    Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất - chế biến - tiêu thụ chè của vùng, vì vậy

    Việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    2.1. Mục tiêu chung

    Đánh giá được đầy đủ, chính xác hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân huyện Văn Chấn, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè, nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nông dân, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của huyện theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội bộ, tăng sản lượng hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường.

    2.2. Mục tiêu cụ thể

    - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sản xuất chè và hiệu quả kinh tế nói chung, của cây chè nói riêng trong phát triển sản xuất kinh doanh.

    - Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở huyện

    Văn Chấn, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế về mặt hiệu quả sản xuất chè.

    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè.



    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế có liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh chè của các hộ nông dân ở các xã: Tân Thịnh, Sùng Đô và Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

    3.2.1. Không gian nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

    3.2.2. Thời gian nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện

    trong năm 2007, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2005 - 2007.

    4. Bố cục của luận văn

    Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:

    Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

    Chương 2: Thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất chè huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

    Chương 3: Một số giải pháp phát triển sản xuất chè cho huyện Văn

    Chấn, tỉnh Yên Bái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...