Thạc Sĩ Luân văn Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay
    Định dạng file word,

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân (GCND) Việt Nam
    thông qua tổ chức của mình với những tên gọi khác nhau (Nông Hội đỏ, Hội Nông dân
    Việt Nam) đã luôn luôn chứng tỏ là một lực lượng đông đảo, trung thành với Đảng, liên
    minh chặt chẽ với giai cấp công nhân, đấu tranh kiên cường, bất khuất, cống hiến to lớn và
    quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ
    nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc. Bộ Chính trị Khóa VI ban hành Quyết định số
    42-QĐ/TW ngày 1 tháng 3 năm 1988 về đổi tên Hội liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam
    thành Hội Nông dân Việt Nam. Đồng thời, nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết của
    GCND Việt Nam, Bộ Chính trị đã quyết định lấy ngày 14-10-1930 làm ngày thành lập Hội
    Nông dân Việt Nam.
    Gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
    Nam, GCND ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình trong khối liên
    minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Nghị quyết Đại hội X của
    Đảng, khi đề ra nhiệm vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đã khẳng định: “Đối với
    giai cấp nông nhân, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”1. Để đạt điều đó phải xây dựng giai cấp nông
    nhân vững mạnh. Điều này chỉ có thể đạt hiệu quả khi có sự lãnh đạo của Đảng.
    Đánh giá vị trí, tầm quan trọng của GCND, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
    lần thứ 7 khoá X nhấn mạnh: Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong
    quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước theo định hướng xã hội chủ
    nghĩa (XHCN), nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí quan trọng, là cơ sở và lực
    lượng để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh,
    quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
    Trong công cuộc đổi mới, GCND Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào tăng
    trưởng kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Những đóng góp
    ấy đã khẳng định vị trí, vai trò và sức mạnh to lớn của GCND trong sự nghiệp đổi mới do
    Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
    Song trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong điều
    kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh, GCND Việt Nam đang đứng trước
    những thách thức rất to lớn. Tình trạng trạng thất nghiệp, lao động không ổn định, điều
    kiện làm việc ít được cải thiện, tai nạn lao động gia tăng Bên cạnh đó, điều kiện sinh
    hoạt tinh thần cũng rất thiếu thốn. Nông dân lao động không có thời gian, điều kiện sinh
    hoạt, học tập nâng cao nhận thức chính trị và trình độ mọi mặt. Do vậy, trình độ học vấn
    của một bộ phận nông dân còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá nông nghiệp, nông thôn; ý thức chính trị, hiểu biết pháp luật còn rất hạn chế. Có một
    bộ phận nông dân sống thiếu lý tưởng, niềm tin, sa vào các tệ nạn xã hội, giảm lòng tin và
    sự gắn bó với Đảng và Hội Nông dân.
    Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân cơ bản là
    những năm qua, Đảng và Nhà nước chưa quan tâm thoả đáng đến xây dựng, phát huy vai trò
    GCND, đặc biệt, sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề xây dựng GCND còn nhiều điểu cần
    được quan tâm hơn, từ nhận thức về vai trò, nội dung, phương thức lãnh đạo xây dựng GCND
    đến sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong tổ chức thực hiện; từ sự định hướng của Đảng về
    chủ trương, chính sách xây dựng GCND đến chiến lược về xây dựng và phát triển GCND hiện
    đại
    Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy
    mạnh CNH, HĐH đất nước, mà trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng
    phải coi trọng lãnh đạo xây dựng GCND. Song việc nghiên cứu tìm giải pháp cho vấn đề
    này vãn còn là một khoảng trống khá lớn. Vì thế, việc triển khai thực hiện đề tài cấp bộ
    Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện
    nay thực sự là vấn đề cần thiết và cấp bách.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Xây dựng và vận động GCND đáp ứng yêu cầu của cách mạng là một nhiệm vụ
    quan trọng có ý nghĩa chiến lược được Đảng coi trọng lãnh đạo trong mọi thời kỳ cách
    mạng, với những chủ trương, giải pháp phù hợp, đem lại kết quả to lớn. Trong công cuộc
    đổi mới, nhất là những năm gần đây, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thu hút
    những cơ quan, nhà khoa học nghiên cứu, trong đó, nhiều công trình khoa học nghiên cứu
    vấn đề xây dựng GCND và Đảng lãnh đạo xây dựng GCND:
    a. Các văn kiện của Đảng, của Nhà nước và của Hội Nông dân Việt Nam
    1.Nghị quyết số 05 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
    Đảng khoá VII tiếp tục đổi mới và phát triển KT-XH nông thôn, ngày 10 tháng 6 năm
    1993.
    Chương 1
    ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN – MỘT SỐ VẤN
    ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1. Khái quát về nông nghiệp, nông thôn nước ta từ 1986 đến nay

    Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nông dân nước ta luôn luôn là lực
    lượng chủ lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và
    Nhà nước ta đã luôn luôn coi trọng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
    dân. Với chủ trương "Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu"; "lấy nông nghiệp làm khâu đột
    phá", "lấy nông thôn là địa bàn trọng điểm", Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính
    sách về đổi mới nông nghiệp, nông thôn và phát huy cao vai trò làm chủ và sức sáng tạo
    của nông dân. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 - 2007 đã có 34 nghị định và quyết
    định về chính sách đầu tư hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành và
    thực hiện. Những chủ trương, chính sách đó đã nhanh chóng đi vào đời sống nông dân,
    được nông dân rất hoan nghênh, hưởng ứng; tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong
    trào thi đua yêu nước trong GCND, khơi dậy các tiềm năng thế mạnh của từng hộ gia
    đình, từng địa phương, từng vùng sinh thái; làm cho nông nghiệp, kinh tế và đời sống
    nông dân, nông thôn phát triển có tính đột phá.
    Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông thôn
    liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, KT-XH, xoá đói, giảm
    nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Nghị quyết Trung ương bảy khóa X đánh giá
    “Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,
    nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp
    tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất,
    chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng
    xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo
    hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi
    mới. Kết cấu hạ tầng KT-XH được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi.
    Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được
    cải thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị (HTCT) ở nông thôn
    được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an
    toàn xã hội được giữ vững”1.
    DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
    1.Nguyễn Thanh Bạch, Chính sách và giải pháp cho nông dân, nông nghiệp và nông
    thôn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 1-1999.
    2.Ban Dân vận Trung ương, Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước
    ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
    3.Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2009, Tài liệu phục vụ họp
    báo Chính phủ thường kỳ ngày 05 tháng 01 năm 2010.
    4.Bộ Chính trị, Chỉ thị 59-CT/TW, ngày 15-12-2000 “về tăng cường sự lãnh đạo
    của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”.
    5. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai năm vào WTO
    (2007-2008): http://www. hids. hochiminhcity. gov. vn/Hoithao/VNHOC/ TB9/cuc. pdf
    6. Nguyễn Sinh Cúc, Thực trạng và giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn hiện
    nay, Tạp chí Cộng sản, số 25-2002.
    7. Phạm Xuân Dũng, Một số vấn đề về lao động và việc làm trong nông nghiệp,
    nông thôn nước ta hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6-2000.
    8. Đảng cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006.
    9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.
    CTQG, H, 2006.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
    Trung ương Đảng khoá VII tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Nxb.
    Sự thật, H, 1993.
    11.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
    ương lần thứ 5 khóa IX Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
    thời kỳ 2001 – 2010, Nxb. CTQG, H, 2002.
    12.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
    ương lần thứ 7 khóa IX, Nxb. CTQG, H, 2004.
    13.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
    ương lần thứ bảy khoá X về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Nxb. CTQG, H,
    2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...