Tiến Sĩ Luận Văn Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong Hát phường vải Nghệ Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong Hát phường vải Nghệ Tĩnh
    Định dạng file word dài 211 trang


    Mục lục
    trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lí thuyết và một số vấn đề về hát phường vải Nghệ Tĩnh
    1.1. Giao tiếp và hội thoại
    1.2. Hành động nói
    1.3. Về ngôn ngữ và giới tính
    1. 4. Về ngôn ngữ và văn hoá
    1.5. Phương ngữ xã hội
    1.6. Hát ví phường vải Nghệ Tĩnh và việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giới tính
    1.7. Tiểu kết
    Chương 2 : Giới tính vai giao tiếp thể hiện qua từ xưng hô trong hát phường vải
    2.1. Vai giao tiếp trong hát phường vải
    2.2. Giới tính thể hiện qua hệ thống từ xưng hô trong hát phường vải
    2.3. Tiểu kết
    Chương 3: Ngôn ngữ giới tính thể hiện qua một số hành động nói trong hát phường vải
    3.1. Dẫn nhập
    3.2. Hành động nói trong một số bước hát của cuộc hát phường vải lề lối
    3.3. Tiểu kết
    Chương 4: Giới tính vai giao tiếp thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ trong hát phường vải
    4.1. Cách dùng một số lớp từ đặc trưng về giới
    4.2. Cách dùng hệ thống biểu tượng nói về giới
    4.3. Cách dùng hệ thống từ ngữ chỉ thời gian, không gian
    4.4. Cách dùng nghệ thuật chơi chữ và dẫn ngữ
    4.5. Tiểu kết
    Kết luận
    Danh mục những bài báo, công trình đã công bố
    Tài liệu tham khảo


    Mở ĐầU
    1. Lí DO CHọN Đề TàI
    1.1. Hát ví phường vải (HPV) là một thể loại đặc sắc trong kho tàng thơ ca dân gian xứ Nghệ vốn vô cùng phong phú, đa dạng. Gắn với môi trường diễn xướng, có nguồn gốc từ hát đối đáp của nam nữ thanh niên trong lao động sản xuất, dần trở thành đối đáp giao duyên nam nữ, HPV là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần một thời của người xứ Nghệ, phản ánh sâu sắc văn hoá đặc trưng xứ Nghệ. Xuất phát từ hoàn cảnh giao tiếp này, các vai giao tiếp trong HPV có thể quy về hai giới: vai nam và vai nữ. Theo đó, đặc trưng ngôn ngữ giới tính cũng thường chi phối trực tiếp tới nội dung và hình thức biểu hiện lời ca của các vai giao tiếp. Mặt khác, ở một mức độ nhất định, ngôn ngữ giới tính trong HPV cũng chịu ảnh hưởng của đặc trưng văn hoá xứ Nghệ.
    1.2. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về ca dao dân ca (CDDC) nói chung, HPV nói riêng, các nhà nghiên cứu thường tập trung quan tâm khai thác ở góc độ văn học. Hướng nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học là một hướng nghiên cứu ít được chú ý tới.
    Thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu đã vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học xã hội và lí thuyết dụng học vào việc khai thác giá trị của thơ ca dân gian. Nhờ đó, các giá trị ngôn ngữ của thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, của HPV Nghệ Tĩnh đã được soi xét trên một số bình diện từ nhiều góc độ khác nhau. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu đã có vẫn chưa đặt ra vấn đề tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ giới tính trong các loại hình văn học nghệ thuật nói chung cũng như trong HPV nói riêng; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính vẫn là một lĩnh vực mới mẻ và số công trình nghiên cứu còn khiêm tốn. Chưa có công trình nào bàn chuyên về đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong HPV Nghệ Tĩnh. Vì vậy, đây vẫn còn là một hướng đi khá mới mẻ, hấp dẫn.
    1.3. Với những kết quả đã đạt được, lí thuyết ngôn ngữ học xã hội và lí thuyết dụng học đang ngày càng khẳng định mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính, giữa ngôn ngữ giới tính và văn hoá. Như vậy, việc nghiên cứu, xác định yếu tố giới tính trong ngôn ngữ đối đáp nam nữ của HPV cũng sẽ góp phần tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ, văn hoá và con người xứ Nghệ. Và công việc này càng có ý nghĩa hơn khi đây vẫn là một mảng đề tài chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu.
    Chính ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu yếu tố giới tính trong HPV và tính mới mẻ, hấp dẫn của vấn đề này là cơ sở để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh".
    2. LịCH Sử VấN Đề
    2.1. Về vấn đề quan hệ giữa giới tính và ngôn ngữ
    Quan hệ giữa giới tính và ngôn ngữ đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực chuyên môn trong xã hội. Nó không còn là lĩnh vực riêng của các nhà ngôn ngữ học và những nhà chuyên môn về ngôn ngữ mà còn được nhìn rộng ra theo cách tiếp cận ngôn ngữ - xã hội liên quan đến hàng loạt vấn đề khác như sinh học, địa vị, vai trò trong gia đình cũng như trong xã hội của mỗi giới. Tính xã hội của vấn đề còn thể hiện ở sự đông đảo, đa dạng của giới chuyên môn đã và đang quan tâm nghiên cứu yếu tố giới tính trong ngôn ngữ như: các nhà ngôn ngữ học, các phóng viên, công chức, biên tập viên, các nhà quản lí, các nhà giáo dục học, tâm lí học, sử học, xã hội học, luật sư . Theo đó, phương pháp nghiên cứu và trọng tâm phân tích cũng khác nhau. Những người nghiên cứu không chuyên về ngôn ngữ có thiên hướng tập trung vào một số hiện tượng như sự định kiến về giống, sự thiếu cân đối trong việc sử dụng từng cặp, lối diễn tả nam giới và nữ giới, tính vô hình của nữ giới trong ngôn ngữ, hoặc tập trung vào kết cấu của những diễn ngôn mang tính kì thị giới. Ngược lại, các nhà ngôn ngữ học lại sử dụng các phương pháp tiếp cận chuyên ngành (phương pháp ngôn ngữ học so sánh, phương pháp ngôn ngữ học lịch sử, phương pháp phân tích diễn ngôn .) để khảo sát, nghiên cứu những biểu hiện giới tính trong ngôn ngữ thể hiện trên một số phương diện: âm vị, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ . [55, tr. 27, 28]. Để có căn cứ lí luận cho việc triển khai các nội dung của đề tài, ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới một số kết quả nghiên cứu về vấn đề quan hệ gữa giới tính và ngôn ngữ trong lĩnh vực ngôn ngữ học.
    Những phát hiện về sự khác biệt trong ngôn ngữ giữa nam và nữ đã có từ lâu, nhưng phải đến đầu thế kỉ XX, ấn tượng về sự khác biệt này mới thực sự hình thành rõ nét nhờ môt số công trình nghiên cứu chuyên sâu. Đó là sự khác nhau xét về mặt âm vị, cách dùng từ, phát âm mới được phát hiện qua kết quả quan sát, khảo cứu của E.d.Sapir đối với hiện tượng sử dụng luân phiên một số âm vị khác nhau giữa nam và nữ trong tiếng Yana Inndian; của O.Jesperson về sự khác biệt trong từ vựng và phong cách của nam và nữ khi giao tiếp bằng tiếng Anh; của Yuan RenZhao, Chen Songling khi nghiên cứu về tiếng Trung Quốc . Sự khác nhau xét về mặt ngữ pháp phải kể đến các nghiên cứu của Mary Haas (tiếng Koasati - Mĩ), Ralph Fasold (tiếng Kurux - ấn Độ) Theo từng mức độ nhất định, các nghiên cứu đều khẳng định những biểu hiện khác biệt rõ rệt trong ngôn ngữ của giới nam và giới nữ trên các bình diện: từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn tập trung khảo sát và chỉ ra sự phân biệt đối xử về giới tính thể hiện trong ngôn ngữ như: sự định kiến về giống, tính vô hình của nữ giới trong ngôn ngữ, kết cấu của những diễn ngôn mang tính phân biệt đối xử về giới tính, sự phân biệt đối xử về giới tính trong xã hội theo quan niệm “nam tôn nữ ti”. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học như: Allen Nilsen, B. Thorne, C.Kramarac và N. Henley . (Dẫn theo [93, tr. 146-155]).
    Một khía cạnh khác cũng được quan tâm là vấn đề phong cách ngôn ngữ mang yếu tố giới tính. Người có công đóng góp đáng kể trong nghiên cứu phong cách ngôn ngữ nữ giới là nhà ngôn ngữ học Mĩ Robin Lakoff. Từ những khảo sát về cách sử dụng tiếng Anh của phụ nữ trung lưu trong môi trường bà sống, Lakoff (1975) đã đưa ra giả thuyết về ngôn từ của phụ nữ trung lưu: về âm, có khuynh hướng lên giọng ở cuối câu khẳng định và thường sử dụng những biến thể ngữ âm uy tín; về từ vựng, nữ dùng những từ làm nhẹ ý/hoặc nhấn mạnh nhiều; về cú pháp, thường dùng những câu hỏi kèm theo câu khẳng định và những câu cực kì lịch sự . Theo Lakoff, phong cách ngôn từ mà phái nữ có khuynh hướng sử dụng để duy trì bản sắc nữ giới đã tạo cho người nghe một cái nhìn không hay về khả năng của người nói và làm cho phái nữ bị thiệt thòi trong giao tiếp xã hội (dẫn theo [89, tr.14, 15]). Những giả thuyết của bà đã đưa đến nhiều cuộc tranh luận sôi nổi và nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong hơn hai thập kỉ theo tinh thần hoặc tiếp thu, phát triển, hoặc chỉ ra những điểm cần phải tiếp tục bàn luận để có cái nhìn toàn diện và sâu sát hơn. Ngoài ra phải kể đến một số kết quả nghiên cứu của W.Labov (1970), P. Trudghill (1972) với những kết luận quan trọng về phong cách ngôn ngữ giới tính: "ở phong cách thận trọng phụ nữ ít dùng biến thể phi chuẩn hơn nam, và mẫn cảm với mô hình uy tín hơn nam" [100, tr.187]; "Mô hình khác biệt theo giới tính khác với chuẩn mực thông thường cho thấy một sự biến đổi ngôn ngữ


    tài liệu tham khảo
    1. Đào Duy Anh (2001), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    2. Nguyễn Chung Anh (1958), Hát ví Nghệ Tĩnh, NXB Văn sử địa.
    3. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    4. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    5. Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp - văn bản - mạch lạc - liên kết - đoạn văn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    6. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    7. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    8. Nguyễn Nhã Bản (1993), "Bàn thêm về hình thức của hát giặm Nghệ Tĩnh", Văn hoá dân gian, (số 1), tr. 41-44.
    9. Nguyễn Nhã Bản, Nguyễn Hoài Nguyên (1995), "Nhát cắt thời gian trong tâm thức người Nghệ", Ngôn ngữ, (số 4), tr. 65-67.
    10. Nguyễn Nhã Bản, Phan Thị Vẽ (1997), "Chơi chữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh", Ngôn ngữ, (số 2), tr. 23-27.
    11. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên (1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, Nxb Văn hoá - Thông tin.
    12. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Ngô Văn Cảnh, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Thế Kỷ (2001), Bản sắc văn hoá của người Nghệ Tĩnh (Trên dẫn liệu ngôn ngữ), Nxb Nghệ An.
    13. Nguyễn Nhã Bản (2003), Cuộc sống của thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng ca dao người Việt, Nxb Nghệ An.
    14. Nguyễn Thị Thanh Bình (2000), “Xưng và gọi: Bằng chứng về giới trong ngôn ngữ của trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội và Hoài Thị”, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 115-134.
    15. Nguyễn Thị Thanh Bình (2000), “Quan hệ ‘quyền’ và hành động ngôn từ ‘cầu khiến’ ở gia đình nông dân Việt”, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 266-296.
    16. Brown G. & Gilman A. (1960), “Đại từ chỉ quyền lực và thân hữu”, Ngôn ngữ, văn hoá và xã hội - Một cách tiếp cận liên ngành (Người dịch: Vũ Thị Thanh Hương, Hoàng Tử Quân; hiệu đính: Cao Xuân Hạo, Lương Văn Hy, Lý Toàn Thắng- 2006), Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 224-249.
    17. Brown P. & Levinson S. C.(1987), “ Lịch sự: Một vài phổ niệm trong dụng ngôn”, Ngôn ngữ, văn hoá và xã hội - Một cách tiếp cận liên ngành (Người dịch: Vũ Thị Thanh Hương, Hoàng Tử Quân; hiệu đính: Cao Xuân Hạo, Lương Văn Hy, Lý Toàn Thắng- 2006), Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 250-312.
    18. Hoàng Trọng Canh (1995), “Một vài nhận xét bước đầu về âm và nghĩa từ địa phương Nghệ Tĩnh”, Ngôn ngữ, (số 1), tr. 31-46.
    19. Hoàng Trọng Canh (2002), “Sự khác biệt về ngữ nghĩa của một số kiểu từ địa phương Nghệ Tĩnh so với từ toàn dân”, Ngôn ngữ, (số 2), tr. 51-58.
    20. Ngô Văn Cảnh (2000), “Các biểu thức ngữ vi của hành vi chào hỏi trong Hát phường vải Nghệ Tĩnh”, Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr.246-249.
    21. Ngô Văn Cảnh (2002), “Cấu trúc lời hát đố, hát đối trong hát phường vải”, Ngôn ngữ, (số 1), tr. 41-52.
    22. Ngô văn Cảnh (2004), Đặc trưng hình thức các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh, Luận án TS Ngữ Văn, Đại học Vinh.
    23. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
    24. Phan Mậu Cảnh (1993), “Góp phần tìm hiểu vẻ đẹp văn hoá của tiếng Việt qua lời chào”, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, tr. 9-16.
    25. Chafe W.L (1998), ý nghiã và cấu trúc của Ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    26. Nguyễn Phương Châm (1997), “Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc”, Văn hoá dân gian, (số 3), tr. 9-21.
    27. Đỗ Hữu Châu (1992), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Ngôn ngữ, (số 1), tr. 1-12; (số 2), tr. 6-13.
    28. Đỗ Hữu Châu (1995), Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...