Luận Văn LUẬN VĂN :Công nghệ chuyển mạch số

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Từ những năm 60 trở lại đây, mạng viễn thông có những bước nhảy vọt đáng kể về mặt công nghệ đặc biệt là trong môi trường số. Cùng với những thay đổi căn bản của mạng viễn thông, mạng điện thoại công cộng, mạng truyền số liệu ngày càng được hoàn thiện và khả năng phục vụ với tốc độ cao, chất lượng dịch vụ hoàn hảo. Nội dung nghiên cứu của đề tài xoay quanh hai vấn đề mang tính nền tảng của mạng đó là công nghệ chuyển mạch kênh và công nghệ chuyển mạch gói. Do hạn chế về thời gian, trình độ cũng như giới hạn của đề tài, cho nên phần công nghệ chuyển mạch số không thể bao quát hết cả Frame Relay cũng như chuyển mạch ATM.

    1. Công nghệ chuyển mạch kênh
    Cho đến nay có nhiều kỹ thuật chuyển mạch được áp dụng trong thực tế tuỳ thuộc vào loại hình dịch vụ theo yêu cầu. Chuyển mạch kênh được định nghĩa là kỹ thuật chuyển mạch đảm bảo việc thiết lập các đuờng truyền dẫn dành riêng cho việc truyền tin giữa hai hay nhiều thuê bao khác nhau. Chuyển mạch kênh được ứng dụng cho việc liên lạc một cách tức thời mà ở đó quá trình chuyển mạch được đưa ra một cách không có cảm giác về sự chậm trễ (tính thời gian thực) và độ trễ biến thiên giữa nơi thu và nơi phân phối tin hay ở bất kỳ phần nào của hệ thống truyền tin. Mạng điện thoại công cộng là một ứng dụng của chuyển mạch kênh trên thực tế.
    Chuyển mạch kênh tín hiệu hiệu số là quá trình kết nối, trao đổi các khe thời gian giữa một số đoạn của tuyến truyền dẫn TDM số.
    1.1 Cơ chế chuyển mạch thời gian (T).
    1.2 Cơ chế chuyển mạch không gian (S).
    Đề tài còn đề cập đến một topo mạng chuyển mạch ghép giữa T và S có tính ưu việt hơn hẳn là topo T-S-T song hướng đối pha. Mạng T-S-T song hướng đối pha có ưu điểm là tốc độ truy nhập cao, tiết kiệm được số lượng các bộ nhớ điều khiển do cách phân vùng nhớ “đối pha”.
    Một yêu cầu thực tế đặt ra của mạng chuyển mạch kênh là phải đảm bảo phục vụ đấu nối các cuộc gọi và đảm bảo duy trì ổn định trong thời gian đàm thoại. Để đảm bảo yêu cầu này một yếu tố quan trọng là cần nắm được các thời điểm nào số cuộc gọi xuất hiện nhiều nhất - lý thuyết lưu lượng nhằm giải quyết sơ bộ vấn đề này. Từ các công thức tính toán dơn vị lưu lượng Erlang-Số các cuộc gọi xảy ra đồng thời trong một đơn vị thời gian-và mẫu lưu lượng quan trắc của cùng một vùng địa lý cho thấy quy luật thay đổi lưu lượng trong các phạm vi xét cụ thể. Từ đó đưa ra các kết luận để có thể khắc phục hạn chế các trường hợp tắc nghẽn trong các giờ cao điểm.
    2. Công nghệ chuyển mạch gói.
    Công nghệ chuyển mạch gói ra đời từ thập kỉ 60 đã khẳng định vị trí quan trọng của nó trong xã hội hiện đại.Trên nền tảng công nghệ chuyển mạch gói, các công nghệ chuyển mạch tiên tiến khác như Frame Relay(thực chất là chuyển mạch gói nhanh), chuyển mạch ATM ngày càng hoàn thiện.



    Tài liệu tham khảo
    1. SPC Digital Telephone Exchange(F.J Redmill & A.R Valdar)
    2. Brief Description of Switching &Transmission System(ITU)
    3. Basic Concepts of Teletraffic Theory (Mr H.Leijon. ITU)
    4. Ó 1999, Luiz A. Dasilra
    5. Fundamental Concepts (from TETRAPRO, edited by MR. H. Leijon. ITU)
    6. Packet Switching (Roy D. Rosner)
    7. Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch (Dưong Văn Thành)
    8. Kỹ thuật vi xử lý (Văn Thế Vinh)
    9. Kỹ thuật và mạng chuyển mạch gói (Trần Thị Hảo TTĐTBCVTI 1996)
     
Đang tải...