Luận Văn luận văn Chiến lược marketing của công ty vinamilk

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. LÝ LUẬN CHUNG 1
    II. CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINAMILK GIAI ĐOẠN 2008-2009. 4
    1. Chính sách sản phẩm . 4
    1.1. Mẫu mã, bao bì:. 5
    1.2. Danh mục sản phẩm sữa của Vinamilk 6
    1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm . 8
    1.4. Nghiên cứu sản phẩm mới 9
    2. Chính sách giá. 12
    2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược giá của Vinamilk 13
    2.1.1. Mục tiêu kinh doanh. 13
    2.1.2 Chi phí sản xuất kinh doanh. 13
    2.1.3. Uy tín và chất lượng sản phẩm 15
    2.1.4. Nhu cầu, tâm lý tiêu dùng sản phẩm sữa. 15
    2.1.5. Giá của đối thủ cạnh tranh. 16
    2.2. Các chiến lược về giá của Vinamilk trong thời gian qua. 17
    2.2.1. Chính sách giá của Vinanmilk khá ổn định. 18
    2.2.2. Chính sách đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn:. 19
    2.2.3. Chính sách giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn:. 19
    2.2.4. Chính sách về giá thu mua sữa tươi của Vinanmilk. 20
    2.3. Đánh giá chiến lược giá của Vinamilk 20
    2.3.1 Hiệu quả. 20
    2.3.2. Hạn chế. 21
    2.4. Một số đề xuất xây dựng chiến lược giá cho Vinamilk 21
    2.4.1. Xây dựng một chiến lược giá phù hợp. 22
    2.4.2. Chính sách giá đối với sản phẩm mới 22
    2.4.3. Các chính sách về chiết khấu và hoa hồng. 23
    2.5. Kết luận:. 23
    3. Chính sách phân phối 23
    3.1. Chính sách đại lý:. 23
    3.2. Quản lý và xây dựng hệ thống phân phối 25
    3.2.1 Quản lý kênh phân phối 25
    3.2.2. Xây dựng mạng lưới phân phối 27
    4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp. 28
    4.1. Một số thành tựu đã đạt được từ những chính sách đã triển khai:. 28
    4.2. Một số mặt còn hạn chế:. 32
    KẾT LUẬN 34

    . LÝ LUẬN CHUNG
    Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yếu tố, thường được gọi là 4P :
    1. Sản phẩm (product),
    2. Giá (price),
    3. Kênh phân phối (place),
    4. Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion)
    Mô hình 4 P là mô hình cổ điển nhất trong marketing. Đây là nền tảng của hầu hết các chiến lược (strategy), giải pháp (solution) hoặc phân tích đánh giá (marketing audit) đối với một chiến lược tiếp thị hiện hữu.
    Trong 4 chính sách, chính sách sản phẩm là quan trọng nhất của hoạt động marketing, cơ sở để thực hiện và triển khai các chiến lược khác. Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống chiến lược Marketing hỗn hợp. DN phải quan tâm tới chu kỳ sống của sản phầm để đưa ra các chiến lược phù hợp với từng thời kỳ gian đoạn sống của một sản phẩm. Bên cạnh đó là quy trình nghiên cứu để đưa sản phẩm mới ra thị trường khi sản phẩm cũ đã dần bước vào giai đoạn suy thoái. Mục tiêu của chiến lược sản phẩm bao gồm:
    -Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
    -Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm
    -Đa dạng hóa danh mục sản phẩm
    -Tăng số lượng sản phẩm mới
    -Tạo sự khác biệt, nâng cao vị thế, hình ảnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
    Giá cả là một yếu tố rất nhạy cảm. Sự hình thành và vận động của giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Vì vậy khi đưa ra những quyết định về giá, đòi hỏi DN phải xem xét và giải quyết nhiều vấn đề như: Thứ nhất, các nhân tố ảnh ảnh hưởng tới quyết định giá bao gồm có nhân tố bên trong và nhân tố bến ngoài DN. Sự thay đổi của các nhân tố này là cơ sở để điều chỉnh và thay đổi giá; Thứ hai, đưa ra các chính sách cho sản phầm mới như CS “hớt phần ngon”, hay CS “bám chắc thị trường”, chính sách giá áp dụng cho danh mục hàng hóa, định giá cho sản phẩm kèm hay sản phẩm phụ ; Thứ ba, dựa trên loại hình sản phẩm, dịch vụ của mình mà DN sẽ áp dụng những chính sách điều chỉnh mức giá cơ bản khác nhau cho hợp lỳ: CS giá 2 phần, CS giá trọn gói, CS giá khuyến mãi, CS giá phân biệt, CS giá tâm lý
    Khác với sự phân chia sản phẩm như trong thời kỳ bao cấp, phân phối trong cơ chế thị trường biểu hiện bằng những hệ thống chuyển động của hàng hóa tới tay người tiêu dùng sao cho thời gian ngắn, chi phí thấp mà vấn đảm bảo chất lượng hàng hóa. Điều này đòi hỏi DN nắm bắt rất nhiều yếu tố: mức cầu ở những địa điểm khác nhau, điều kiện ngoại cảnh khách quan DN nào cũng muốn mở rộng thị phần của mình, vì vậy việc phân phối không còn đơn giản là từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng nữa mà xuất hiện rất nhiều những trung gian phân phối, hơn nữa cách thức phân phối hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng, là yếu tố giúp các DN canh tranh lẫn nhau.
    Một trong những chính sách Marketing được các công ty áp dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh là chính sách về xúc tiến hỗn hợp hay truyền thông. Hoạt động xúc tiến hốn hợp trong marketing là sự kết hợp tổng hợp các hoạt động sau: Quảng cáo-Khuyến mãi-Chào hàng hay bán hàng cá nhân-Tuyên truyền. Toàn bộ các hoạt động xúc tiến trên phải được phối hợp để đạt tác dụng truyền thông tối đa tới người tiêu dùng. DN cần xây dựng những chiến lược quảng cáo tùy vào từng giai đoạn sống sản phẩm sao cho phù hợp.

    II. CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA VINAMILK GIAI ĐOẠN 2008-2009
    1. Chính sách sản phẩm
    Như đã nói ở trên, chính sách sản phẩm giữ vị trí nền tảng, xương sống quyết định trực tiếp đến hiệu quả và uy tín của công ty.
    Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam.Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và cafe cho thị trường. Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và pho mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2008. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Namvà cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
    1.1. Mẫu mã, bao bì:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...