Tài liệu Luận văn: Chất lượng công chức Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC UỶ
    BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 6
    1.1. Khái niệm về chất lượng công chức UBND cấp tỉnh 6
    1.2. Các tiêu chí đánh giá và các yếu tố bảo đảm chất lượng công chức Uỷ
    ban nhân dân cấp tỉnh 20
    1.3. Bảo đảm chất lượng công chức qua kinh nghiệm của nhà nước phong
    kiến Việt Nam và một số nước trên thế giới 39
    Tiểu kết chương 1 48
    Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ CHẤT
    LƯỢNG CÔNG CHỨC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
    NINH BÌNH 49
    2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình 49
    2.2. Thực trạng đội ngũ công chức Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình 55
    2.3. Thực trạng chất lượng công chức UBND tỉnh Ninh Bình 57
    Tiểu kết chương 2 78
    Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT
    LƯỢNG CÔNG CHỨC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
    NINH BÌNH HIỆN NAY 79
    3.1. Nâng cao chất lượng công chức Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình là
    yêu cầu cấp thiết 79
    3.2. Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo bảo đảm chất lượng công chức Uỷ ban
    nhân dân tỉnh Ninh Bình 82
    3.3. Những giải pháp chủ yếu bảo đảm chất lượng công chức UBND tỉnh
    Ninh Bình hiện nay 87
    KẾT LUẬN 112
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
    PHỤ LỤC



    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chú ý và coi trọng đến
    công tác cán bộ, vì đây chính là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Nghị
    quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc qua các nhiệm kỳ đã thể hiện rõ quan điểm, đường lối
    của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ. Những quan điểm đó được cụ thể hóa trong các
    Nghị quyết hội nghị của Ban chấp hành trung ương Đảng. Đặc biệt, Hội nghị trung ương
    lần thứ 8 (khóa VII), Hội nghị trung ương lần thứ 6 (khóa IX) của Đảng đã khẳng định
    cải cách hành chính nhà nước và chiến lược cán bộ, trong đó có nội dung xây dựng và
    nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề thuộc đường lối chiến lược của
    Đảng ta.
    Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội
    dung cải cách hành chính và là một trong 7 chương trình hành động của Chương trình
    tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010.
    Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức đã được rèn luyện, thử thách qua
    quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước có bản lĩnh chính trị vững
    vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
    năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao về
    mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai
    đoạn vừa qua. Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ công chức hiện nay vẫn bộc lộ những yếu
    kém, bất cập như Đảng ta đã nhận định: “đội ngũ cán bộ hiện nay xét về chất lượng, số
    lượng, cơ cấu nhiều mặt chưa ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá”[23] “Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ công chức còn yếu, một bộ phận
    không nhỏ thoái hoá, biến chất”[22]. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công
    chức chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu công việc; tính chủ động, ý thức trách
    nhiệm với công việc được giao còn thấp; khả năng quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế.
    Một bộ phận công chức thoái hoá, biến chất, tham ô, buôn lậu, nhũng nhiễu phiền hà,
    thiếu công tâm, khách quan khi giải quyết công việc ; kỷ luật hành chính lỏng lẻo, bản
    lĩnh thiếu vững vàng, lãng phí .bị kỷ luật. Tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng không
    nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm giảm sút lòng tin của
    nhân dân đối với Đảng; đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết phải nâng cao chất lượng công
    chức trong đó có đội ngũ công chức uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
    Ninh Bình là tỉnh được tái lập từ năm 1992 nhưng đến nay vẫn còn không ít khó
    khăn nhất là công tác cán bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đã được xây dựng
    chuẩn hoá nhiều mặt nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định về trình độ, chuyên môn,
    nghiệp vụ, năng lực . Điều đó đòi hỏi cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
    của công tác cán bộ nói chung, đội ngũ công chức cấp tỉnh nói riêng để đáp ứng yêu cầu
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
    Xuất phát từ lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Chất lượng công chức Uỷ ban nhân
    dân tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học của
    mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Chất lượng công chức là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản
    lý và sử dụng cán bộ; đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước. Một
    số đề tài nghiên cứu, sách, tạp chí có liên quan đã được công bố như:
    - Nguyễn Duy Gia (1990), Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quản
    lý hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính
    nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
    - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (1998), Đạo
    đức, phong cách lề lối làm việc của cán bộ công chức theo tư tưởng Hồ chí Minh, Nxb.
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng
    cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
    nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ,
    Nxb Lao động, Hà Nội.
    - Tô Tử Hạ (2003), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiện nay,
    Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
    - Bộ Khoa học và Công nghệ (2003): Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng
    đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN do dân, vì dân.
    - Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
    - Ngô Hải Phan (2004), Trách nhiệm của công chức trong điều kiện xây dựng
    nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện chính trị
    quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Thang Văn Phúc – Nguyễn Minh Phương (2005): Cơ sở lý luận và thực tiễn xây
    dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Nxb. Chính trị quốc gia.
    - Võ Thị Thuý Hà (2007), Lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp
    luật cán bộ công chức ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện chính trị quốc gia
    Hồ Chí Minh.
    Tuy có nhiều công trình khoa học nghiên cứu nhưng mỗi công trình đề cập đến
    vấn đề ở những khía cạnh khác nhau. Cho đến hiện nay chưa có công trình khoa học nào
    nghiên cứu về chất lượng công chức của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ở Ninh Bình. Những
    quan điểm, nhận định, đánh giá của những công trình khoa học liên quan đến đề tài đều
    được tác giả nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng
    công chức của UBND tỉnh Ninh Bình hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ
    Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
    - Hệ thống hoá, phân tích, khái quát các vấn đề lý luận về chất lượng công chức
    UBND cấp tỉnh.
    - Phân tích thực trạng chất lượng công chức của UBND tỉnh Ninh Bình, chỉ ra ưu,
    nhược điểm và các vấn đề đặt ra cần giải quyết.
    - Đưa ra các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng công chức của UBND
    tỉnh Ninh Bình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...