Luận giải về công nghệ giáo dục dưới góc nhìn của khoa học giáo dục hiện đại

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2011-13
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Tuyên
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2011/ tháng 9 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới. Việc nghiên cứu lý thuyết học tập để tìm ra cơ sở khoa học của hướng đi, cách làm giáo dục là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của người học, của xã hội. CNGD là một lý thuyết giáo dục ở Việt Nam, đã được khẳng định trong hơn 30 năm qua bằng các công trình nghiên cứu, các luận cứ khoa học được chứng minh với hang trăm ngàn học sinh theo học. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, phương án giáo dục này luôn còn nhiều tranh luận trong giới quản lý và các nhà nghiên cứu giáo dục. Một trong những nguyên nhân tranh luận khá phổ biến là tiếp cận lý luận CNGD không đơn giản bởi tính triết lý sâu sắc của nó cũng như hệ thống thuật ngữ và nội hàm khái niệm không tương đồng với hệ thống thuật ngữ và khái niệm hiện hành. Đề tài nghiên cứu này giúp cho lý luận về CNGD được sáng tỏ, nhìn nhận khách quan điểm yếu, điểm mạnh của nó góp phần phục vụ đổi mới giáo dục theo hướng căn bản và toàn diện.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Làm sáng tỏ giá trị cốt lõi của công nghệ giáo dục bằng ngôn ngữ của khoa học giáo dục hiện đại.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Thuyết công nghệ giáo dục
    - Điểm qua một số lý thuyết học tập nổi tiếng trên thế giới
    - Luận giải về CNGD dưới góc nhìn của khoa học giáo dục hiện đại.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu giới hạn trong các tài liệu, văn bản thu thập được. Đề tài không nghiên cứu sâu các dòng lý thuyết mà chỉ so sánh với một số dòng lý thuyết học tập tiêu biểu khi giải thích về CNGD.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu tài liệu và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Lý thuyết công nghệ giáo dục
    1.1. Khái quát lý thuyết CNGD
    1.2. Cơ sở khoa học của CNGD
    1.3. Các luận điểm cơ bản của Hồ Ngọc Đại về giáo dục
    1.4. Các bước triển khai CNGD trên thực tiễn
    1.5. Đóng góp cho giáo dục của chương trình công nghệ giáo dục

    Chương 2: Điểm qua một số lý thuyết học tập tiêu biểu trên thế giới

    2.1. Thuyết hành vi
    2.2. Thuyết nhận thức
    2.3. Thuyết kiến tạo

    Chương 3: CNGD với các dòng lý thuyết học tập hiện đại
    2.1. Phân tích những điểm gặp nhau giữa thuyết CNGD và các lý thuyết học tập khác
    2.2. Những điểm không gặp nhau giữa thuyết CNGD và các lý thuyết học tập khác
    2.3. Những điểm mạnh và hạn chế của thuyết CNGD

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài trình bày lý thuyết CNGD bao gồm các luận giải, phân tích, tổng hợp, đối sánh lý thuyết CNGD với quan điểm của một số dòng lý thuyết học tập tiêu biểu trên thế giới. Đề tài cũng làm rõ tính khả thi của lý thuyết CNGD đối với giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu của lý thuyết CNGD, đề tài đã đưa ra các đề xuất, kiến nghị về việc ứng dụng CNGD trong giáo dục sau năm 2015.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Nhóm đề tài đã trình bày những hiểu biết của mình về CNGD, cơ sở triết học, tâm lý học, khoa học chuyên ngành và thực tiễn triển khai CNGD trong thời gian qua ở cấp tiểu học. Đề tài cũng lý giải so sánh với các thuyết học tập khác trên thế giới như thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo. Mặc dù còn sơ lược nhưng đề tài đã nêu được những luận điểm cơ bản của dòng lý thuyết học tập hiện hành, sự tương phản cũng như gặp gỡ giữa các dòng lý thuyết này với lý thuyết CNGD.

    Đề tài trong giai đoạn tới, CNGD cần được hoàn thiện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn. Bộ sách giáo khoa CNGD và mô hình nhà trường CNGD được triển khai rộng hơn sẽ góp phần đổi mới giáo dục. Kiến nghị Viện KHGD Việt Nam cần coi phương án CNGD bình đẳng như mọi phương án khác. Viện cần tăng cường đầu tư cả nhân lực và vật lực cho trung tâm nghiên cứu CNGD, kể cả việc xác định cho đúng nhiệm vụ, sứ mạng và chức năng của trung tâm này trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...