Tiểu Luận Luận điểm cơ bản của Mác-Lê Nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Luận điểm cơ bản của Mác-Lê Nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    Phần A: Giới thiệu đề tài​

    Trải qua quá trình lịch sử với nhiều thăng trầm, nhân dân ta với ý trí kiên cường, bất khuất, sáng tạo, từ thời Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, hậu Lê . và tới nay đã đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho nước nhà. Gần đây nhất, cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp- Mỹ xâm lược đã làm cho nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khó khăn. Đảng và Nhà nước vẫn kiên định với đường lối đã vạch ra, quyết tâm đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhận rõ được tầm quan trọng của nền kinh tế đối với đất nước, nhiệm vụ hàng đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc chính là tạo ra một nền kinh tế lớn mạnh. Trước Hội nghị Trung ương sáu (khoá VI) của Đảng (tháng 9-1979) nền kinh tế nước ta được quản lý thuần tuý bằng cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Ngay từ đầu, cơ chế đó đã bộc lộ những nhược điểm, khuyết tật, nhưng trong điều kiện có chủ nghĩa xã hội hùng mạnh, có viện trợ lớn và chiến tranh kéo dài nên các nhược điểm của cơ chế cũ chưa bộc lộ gay gắt, đặc biệt trong mười năm 1955-1965 chúng ta vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực xây dựng, phát triển kinh tế, giáo dục, y tế . và đã tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và xét về mặt nào đó, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã đáp ứng yêu cầu của thời chiến.
    Khi hoà bình lập lại, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp ngày càng bộc lộ nhược điểm, trở thành lực cản của sự phát triển, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Nhược điểm ấy được phát hiện ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, Đảng đã đưa ra phương hướng và biện pháp khắc phục nhưng càng khắc phục thì tình trạng đó càng nặng nề thêm. Đến khi đất nước thống nhất, thì cơ chế đó đã mở rộng ra trên phạm vi cả nước với mức độ cao hơn. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khoá VI), lần đầu tiên, Đảng ta đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế nhiều thành phần thể hiện ở những chủ trương cụ thể như “bỏ ngăn sông, cấm chợ“, “cho sản xuất bung ra“, thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, thể chế mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá. Từ đó bắt đầu một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai cơ chế nhằm xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xác lập cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực. Chính từ sự chấp nhận quan hệ hàng hoá- tiền tệ như mặt thứ yếu đã thúc đẩy phát triển quan hệ hàng hoá- tiền tệ như một tất yếu khách quan. Cơ chế quản lý mới chuyển đổi từ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu và tiến bộ, mang tính cách mạng sâu sắc và chình vì vậy cũng là quá trình rất khó khăn, phức tạp. Mọi quan niệm giản đơn, nóng vội không tránh khỏi dẫn tới sai lầm, gây rối loạn kéo dài, thậm chí đổ vỡ. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là vấn đề tất yếu phải xảy ra.
    Với tư cách là một sinh viên trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, tôi làm bài tiểu luận này để có cái nhìn sâu rộng hơn về nền kinh tế nước ta.
    Tiểu luận gồm ba phần: Phần giới thiệu đề tài, phần nội dung đề tài và phần kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...