Thạc Sĩ "Luân chuyển công chức từ cấp huyện về chính quyền cơ sở tại thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: "Luân chuyển công chức từ cấp huyện về chính quyền cơ sở tại thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện"

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của Đề tài

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh xây dựng, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một công việc trọng yếu của Đảng. Đồng thời, Người cho rằng cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém. Vì thế, phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu.
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 được ban hành kèm theo QĐ số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của công tác cán bộ, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, trong đó luân chuyển là một trong những giải pháp rất quan trọng. Luân chuyển góp phần tăng cường công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn cho các địa bàn cần thiết, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong thực tiễn, tạo điều kiện để công chức có thể phát huy toàn diện về năng lực lãnh đạo, quản lý.
    Trên cơ sở các văn kiện lãnh đạo cùa Đảng về công tác cán bộ, trong đó có luân chuyển, Quốc hội đã ban hành Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Chính phủ ban hành NĐ số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, NĐ số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 sửa đổi một số điều của NĐ số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 ban hành Quy chế bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Luân chuyển có thể theo chiều ngang, tức là từ sở này sang sở khác, từ phòng này sang phòng khác và có thể là theo chiều dọc, nghĩa là từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã. Trong đó, luân chuyển công chức theo chiều dọc từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở luôn đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
    TP.Đà Nẵng trực thuộc TW năm 1997, được công nhận là đô thị loại 1 năm 2003 và được xác định là Thành phố trung tâm của khu vực Miền Trung-Tây Nguyên. Những năm qua, TP.Đà Nẵng luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trên địa bàn, nhất là đối với chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về vấn đề này, thực tiễn về công tác quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở tại TP.Đà Nẵng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, làm rõ, hoàn thiện. Đồng thời, hiện nay vẫn chưa có một Đề tài nghiên cứu công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở tại TP.Đà Nẵng.
    Xuất phát từ tình hình thực tế và những yêu cầu trên, em đã chọn Đề tài luận văn tốt nghiệp “Luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở tại TP.Đà Nẵng”. Qua đó, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị một số giải pháp, nhằm góp phần từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức nói chung và luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở nói riêng. Đồng thời, trong Đề tài, không nghiên cứu công tác luân chuyển cán bộ, công chức của Đảng, Mặt trận và hội đoàn thể.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác luân chuyển.
    - Tổng hợp, nghiên cứu thực tế công tác luân chuyển công chức từ UBND quận, huyện về chính quyền tại TP.Đà Nẵng. Qua đó, đánh giá những mặt được, chưa được và nguyên nhân.
    - Đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thực tiễn.

    3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài

    Ở nước ta trong những năm gần đây, có nhiều nhà khoa học, học giả, tác giả đã có những bài viết đề cập, nghiên cứu về vấn đề luân chuyển, như:
    - GS. Lê Đức Bình: Để thực hiện tốt chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Tạp chí Cộng sản, số 7/2002.
    - Bùi Quang Huy: Chủ động là đặc điểm nổi bật trong luân chuyển cán bộ. Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2002.
    - Phạm Quang Nghị: Mối quan hệ giữa quy hoạch, đánh giá với luân chuyển cán bộ. Tạp chí Cộng sản, số 18/2004.
    - Nguyễn Đình Phu: Thực hiện luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Nghệ An. Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3/2002.
    - PGS.TS. Thang Văn Phúc-Nguyễn Minh Phương: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tạp chí Cộng sản, số 27/2002.
    - Tạp chí Cộng sản: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện. Tạp chí Cộng sản, số 1/2002.
    - Tạp chí Xây dựng Đảng: Luân chuyển-Khâu đột phá trong công tác cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2/2002.
    - PGS.TS. Trần Đình Hoan: Luân chuyển cán bộ-Khâu đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển mới. Tạp chí Cộng sản, số 7/2002.
    Và một số công trình và tác giả khác nữa.
    Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về luân chuyển, nhưng chưa có công trình đề cập công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở tại TP.Đà Nẵng.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở tại TP.Đà Nẵng.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    * Địa bàn TP.Đà Nẵng.
    * Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thực tế, thông qua đó mô tả, đánh giá, phân tích tình hình luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở tại TP.Đà Nẵng. Trong Đề tài, không nghiên cứu công tác luân chuyển cán bộ, công chức của các cơ quan Đảng, Mặt trận và hội đoàn thể.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Trong quá trình làm Đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
    5.1. Phương pháp lý luận
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung cũng như về luân chuyển công chức nói riêng.
    5.2. Phương pháp điều tra
    Thu thập các số liệu về tình hình luân chuyển công chức từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng.
    5.3 Phương pháp chuyên gia
    Tham khảo một số ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý của các đồng chí Lãnh đạo Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện, xã, phường và một số đồng chí công chức được luân chuyển về chính quyền cơ sở tại TP.Đà Nẵng trong những năm qua.
    5.4 Phương pháp thống kê
    Thông qua nghiên cứu, xử lý, đánh giá các số liệu để phục vụ cho công tác nghiên cứu của Đề tài.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Đề tài gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
    Mục lục
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Mục lục
    Lời nói đầu 01
    Tính cấp thiết của Đề tài .01
    Mục đích nghiên cứu .03
    Nhiệm vụ nghiên cứu 03
    Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài .04
    Đối tượng nghiên cứu 05
    Phạm vi nghiên cứu .05
    Cơ sở lý luận 05
    Phương pháp nghiên cứu .05
    Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở 08
    1.1. UBND cấp huyện .08
    1.1.1. Vị trí pháp lý của UBND cấp huyện .08
    1.1.2. Vai trò của UBND cấp huyện .08
    1.1.3. Cơ cấu tổ chức UBND cấp huyện .08
    1.1.4. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước của UBND cấp huyện .10
    1.2. Công chức UBND cấp huyện .12
    1.3. Vai trò của công chức .13
    1.4. Chính quyền cơ sở 14
    1.4.1. Khái niệm 14
    1.4.2. Vai trò của chính quyền cơ sở .18
    1.4.3. Hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở .19
    1.5. Luân chuyển .22
    1.5.1. Khái niệm 22
    1.5.2. Nguyên tắc luân chuyển 35
    1.5.3. Yêu cầu của luân chuyển 36
    1.5.4. Mục đích luân chuyển .38
    1.5.5. Phương thức luân chuyển 41
    1.5.6. Quy trình luân chuyển .42
    1.6. Kinh nghiệm luân chuyển của một số quốc gia trên thế giới .42
    1.6.1. Kinh nghiệm luân chuyển công chức của Nhật Bản .42
    1.6.2. Kinh nghiệm luân chuyển của Trung Quốc 48
    Kết luận Chương 1 51
    Chương 2. Thực trạng luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng từ năm 2005-2010 .52
    2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của TP.Đà Nẵng 52
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên .52
    2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội .54
    2.2. Tổng quan đội ngũ công chức tại UBND các quận, huyện thuộc TP.Đà Nẵng và sự cần thiết phải luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng năm 2005, 2010 58
    2.2.1. Tổng quan đội ngũ công chức tại UBND các quận, huyện thuộc TP.Đà Nẵng năm 2005, 2010 .58
    2.2.2. Sự cần thiết luân chuyển công chức UBND cấp huyện từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng hiện nay 59
    2.3. Tổng quan đội ngũ công chức tại UBND các xã, phường thuộc TP.Đà Nẵng và sự cần thiết phải luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng năm 2005, 2010 .60
    2.3.1. Tổng quan đội ngũ công chức tại UBND các xã, phường từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng năm 2005, 2010 .60
    2.3.2. Sự cần thiết phải luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng hiện nay .61
    2.4. Thực trạng và kết quả luân chuyển công chức từ UBND các quận, huyện về chính quyền cơ sở từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng từ năm 2005, 2010 64
    2.4.1. Thực trạng 64
    2.4.2. Kết quả đạt được-Nguyên nhân .66
    2.4.2.1. Kết quả 66
    2.4.2.2. Nguyên nhân .67
    2.4.3. Hạn chế-nguyên nhân 68
    2.4.3.1. Hạn chế .68
    2.4.3.2. Nguyên nhân .70
    Kết luận Chương 2 .73
    Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở từ thực tiễn tại TP. Đà Nẵng 75
    3.1. Quan điểm, định hướng của Đảng .75
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng trong những năm đến 76
    3.2.1. Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức hành động, thực hiện 76
    3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng văn bản chuyên biệt để thống nhất trong công tác triển khai thực hiện; cơ chế, chế độ, chính sách hỗ trợ phù hợp với thực tiễn .77
    3.2.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản chuyên biệt của Chính phủ, văn bản hướng dẫn thống nhất của Bộ Nội vụ về vấn đề luân chuyển để thống nhất trong công tác triển khai thực hiện 77
    3.2.2.2. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế 78
    3.2.3. Giải pháp về xây dựng quy trình luân chuyển .80
    3.2.4. Giải pháp về gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng quy hoạch cán bộ nói chung của Đảng với kế hoạch luân chuyển công chức .84
    3.2.5. Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong việc việc thực hiện chủ trương, kế hoạch luân chuyển .88
    3.2.5.1. Kiểm tra, giám sát 88
    3.2.5.2. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm .90
    3.2.6. Nhóm giải pháp về thực hiện dân chủ, thu hút sự tham gia của cán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; phối hợp chặt chẽ và cộng đồng trách nhiệm giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện luân chuyển .91
    3.2.6.1. Thực hiện dân chủ, thu hút sự tham gia của cán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân .91
    3.2.6.2. Phối hợp chặt chẽ và cộng đồng trách nhiệm giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện luân chuyển 92
    3.2.7. Nhóm giải pháp về thiết kế, mô tả công việc trên cơ sở từng chức danh, chức vụ; xác định các tiêu chí đánh giá công chức trước, sau khi luân chuyển để làm cơ sở cho công tác bổ nhiệm, sử dụng sau luân chuyển 93
    3.2.7.1. Thiết kế, mô tả công việc trên cơ sở chức danh, chức vụ 93
    3.2.7.2. Xác định các tiêu chí đánh giá công chức trước, sau khi luân chuyển để làm cơ sở cho công tác bổ nhiệm, sử dụng sau luân chuyển 93
    3.2.8. Nhóm giải pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả tham mưu, tổ chức thực hiện luân chuyển; hoàn thiện chế độ thống kê, tổng hợp thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời, hiệu quả việc nghiên cứu, sơ kết, tổng kết các vấn đề liên quan đến luân chuyển 97
    3.2.8.1. Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả tham mưu, tổ chức thực hiện luân chuyển 97
    3.2.8.2. Hoàn thiện chế độ tổng hợp, thông tin, báo cáo, phục vụ kịp thời, hiệu quả việc nghiên cứu, sơ kết, tổng kết 98
    Kết luận Chương 3 .99
    Kết luận chung .100
    Kiến nghị .103
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    - Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
    - Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
    - Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
    - Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý.
    - Nghị quyết số 42/NQ-TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    - Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII).
    - Kết luận số 37-KL/TW ngày 2/2/2009 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.
    - Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001;
    - Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003.
    - Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
    - Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
    - Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.
    - Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
    - Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức.
    - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
    - Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
    - Lê Đức Bình: Để thực hiện tốt chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Tạp chí Cộng sản, số 7/2002.
    - Bùi Quang Huy: Chủ động là đặc điểm nổi bật trong luân chuyển cán bộ. Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5/2002.
    - Phạm Quang Nghị: Mối quan hệ giữa quy hoạch, đánh giá với luân chuyển cán bộ. Tạp chí Cộng sản, số 18/2004.
    - Nguyễn Đình Phu: Thực hiện luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Nghệ An. Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3/2002.
    - PGS.TS. Thang Văn Phúc-Nguyễn Minh Phương: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tạp chí Cộng sản, số 27/2002.
    - Tạp chí Cộng sản: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện. Tạp chí Cộng sản, số 1/2002.
    - Tạp chí Xây dựng Đảng: Luân chuyển-Khâu đột phá trong công tác cán bộ. Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2/2002.
    - PGS.TS. Trần Đình Hoan: Luân chuyển cán bộ-Khâu đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển mới. Tạp chí Cộng sản, số 7/2002.
    - TS. Lê Chi Mai: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở-vấn đề và giải pháp. Tạp chí Cộng sản, số 20/2002.
    - Kỷ yếu Hội thảo: Xây dựng Đảng cầm quyền: kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc. Hà Nội, tháng 2 năm 2004, tr.20.
    - Những vấn đề lý luận của Đại hội XVI Đảng cộng sản Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr. 275.
    - Phạm Ngọc Thạch: Đào tạo thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc, www.lanhdao.net, ngày 08/7/2007.
    - Dương Phú Hiệp-Phạm Hồng Thái: Nhật bản trên đường cải cách, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004, tr. 116-187.
    - Nguyễn Thanh Hiền: Một số kết quả cải cách trong hoạt động của bộ máy nhà nước Nhật Bản năm 2003, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4-2004.
    - Okuhira Yasuhiro: Chính trị và kinh tế Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 8-12.
    - PGS.TS. Lê Minh Thông-TS. Lê Minh Châu: Kinh nghiệm công tác nhân sự một số nước, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009.
    - Đại việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tập II.
    - Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1993.
    - Bùi Xuân Đính: Việc tuyển chọn và sử dụng quan lại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7-2003.
    - Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, t.1, Nxb. Khoa học xã hội, 1992.
    - Trương Hữu Quýnh: Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, t.1.
    - Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng: Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...