Thạc Sĩ Luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Xiềng Khoảng nước Cộng hoà Dân ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn coi trọng
    công tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu
    nhiệm vụ chính trị trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, hoàn thành sự nghiệp giải
    phóng dân tộc và thống nhất đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, để
    thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng đó là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    xã hội dân chủ nhân dân Lào. Trước yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi
    xướng và lãnh đạo từ Đại hội III của Đảng đến nay.
    Đảng và nhân dân Lào đang tiến hành đổi mới đất nước, chuyển từ nền kinh tế tự
    nhiên, tự cung, tự cấp sang đẩy mạnh từng bước sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới. Công
    cuộc đổi mới đất nước được tiến hành trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước hết
    sức phức tạp, có cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, chứa đựng những yếu tố
    bất trắc khó lường. Điều đó đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nước Cộng hoà
    Dân chủ Nhân dân Lào những nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi Đảng Nhân dân cách
    mạng Lào phải có tầm nhìn sáng suốt để đề ra đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức
    thực hiện thắng lợi. Để đạt được điều đó, yếu tố quyết định là công tác cán bộ và xây dựng
    đội ngũ cán bộ ngang tầm, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước, trong đó một
    bộ phận quan trọng là luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban TVTU quản
    lý.
    Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, đội ngũ cán bộ và công
    tác cán bộ của tỉnh Xiêng Khoảng đã có tiến bộ, đã đạt được những kết quả nhất định, đó
    là yếu tố cơ bản tạo nên thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, cán bộ lãnh đạo,
    quản lý thuộc diện Ban TVTU quản lý và công tác cán bộ của tỉnh còn những hạn chế yếu
    kém cần được khắc phục. Công tác cán bộ nói chung và luân chuyển cán bộ thuộc diện
    Ban TVTU quản lý nói riêng còn chậm đổi mới. Việc lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
    cán bộ, nhất là cán bộ khoa học và cán bộ bộ quản lý sản xuất kinh doanh còn yếu. Việc
    quy hoạch tạo nguồn cán bộ còn chắp vá và cơ cấu cán bộ lãnh đạo, về độ tuổi, tỷ lệ nam -
    nữ, dân tộc thiếu số chưa phù hợp; việc bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ còn biểu hiện tuỳ
    tiện, chủ quan, đôi khi không tuân theo quy định của Trung ương. Nhiều trường hợp đề bạt
    chưa đúng lúc, đúng tầm, chưa phù hợp năng lực sở trường, chưa xuất phát từ yêu cầu
    nhiệm vụ chính trị và của công việc. Hơn nữa, luân chuyển cán bộ ở tỉnh Xiêng Khoảng từ
    xưa đến nay chưa có quy hoạch luân chuyển cán bộ.
    Toàn bộ những hạn chế, khiếm khuyết nêu trên đã trực tiếp cản trở, gây khó khăn
    cho chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh.
    Để góp phần khắc phục những hạn chế, thiếu sót của đội ngũ cán bộ trong giai
    đoạn hiện nay, đồng thời chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
    của thời kỳ mới. Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã ban hành Nghị quyết số
    02-NQ/BCT ngày 14/7/2003 về việc “Bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ”, nhằm tạo điều
    kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có triển vọng phát triển,
    trong quy hoạch, được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, giúp cán bộ trưởng thành
    nhanh hơn và toàn diện, vững vàng hơn; từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý
    hơn; tăng cường được cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách và tạo bước đột phá góp
    phần đổi mới sâu sắc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý.
    Việc luân chuyển cán bộ ở tỉnh Xiêng Khoảng trong thời gian qua còn nhiều mặt
    hạn chế: chưa tạo được sự thống nhất cao về nhận thức và hành động ở các cấp uỷ; còn lẫn
    lộn giữa luân chuyển và điều động; luân chuyển cán bộ chưa có quy hoạch đào tạo, bồi
    dưỡng và sử dụng cán bộ. Luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU quản lý có thể đáp
    ứng được yêu cầu đề ra và giải quyết dựa trên luận cứ khoa học gắn liền với tổng kết thực
    tiễn hiện nay.
    Trong công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, đội ngũ cán
    bộ, công chức đã vươn lên, năng động, sáng tạo, góp phần xứng đáng vào thành tựu to lớn
    của đất nước. Song, trong hoàn cảnh mới, sự tác động của cơ chế thị trường còn bộc lộ
    nhiều yếu kém, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, công chức. Trong đội ngũ cán bộ hiện
    đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại cả về phẩm chất và năng lực. Một bộ phận không nhỏ
    cán bộ đã bị thoái hoá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lợi dụng chức quyền để tham ô,
    lãng phí, quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, cơ hội và thực dụng. Không ít cán bộ bị giảm
    sút uy tín, không còn là công bộc của dân, thậm chí trù dập, ức hiệp dân. Văn kiện Hội
    nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ
    rõ: “Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều
    mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Vừa
    qua, tuy có nhiều cố gắng trong công tác cán bộ, nhưng không ít việc còn mang tính chất
    ứng phó, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Hàng loạt vấn đề
    lý luận và thực tiễn của công tác cán bộ chậm được nghiên cứu, tổng kết.
    Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức –
    cán bộ nói chung, công tác luân chuyển cán bộ nói riêng, đồng thời từ đó rút ra được một
    số kinh nghiệm và những giải pháp hiệu quả của công tác cán bộ trong giai đoạn đẩy mạnh
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với tính chất là một trong những khâu đột phá
    của công tác cán bộ, công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng
    trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh. Tuy
    nhiên, công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ có thể đáp ứng được yêu cầu và
    có hiệu quả khi nó được đề ra và giải quyết dựa trên những luận cứ khoa học gắn liền với
    tổng kết thực tiễn. Với đặc điểm, tình hình của địa phương; tình hình và kết quả trong
    công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh, việc tiến hành nghiên cứu đề tài
    “Luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Xiờng
    Khoảng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay " là rất thiết
    thực, góp phần vào việc từng bước nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cơ sở lý luận - thực
    tiễn trong công tác luận chuyển cán bộ nói chung và luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban
    TVTU Xiêng Khoảng quản lý nói riêng. Qua đó góp phần vào việc xây dựng và nâng cao
    chất lượng đội ngũ cán bộ của tỉnh.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
    Luân chuyển cán bộ là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, được nhiều nhà
    nghiên cứu đề cập, có nhiều bài viết, nhiều công trình của Việt Nam và của Lào liên quan
    đến vấn đề này, tiêu biểu như:
    ở Việt Nam:
    - Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về “Luân chuyển
    cán bộ lãnh đạo, quản lý”.
    - Hội thảo khoa học: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá luân chuyển
    cán bộ ở nước ta hiện nay” do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức ngày 30/05/2004. Tại
    cuộc hội thảo, với nhiều bài tham luận đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ sở và căn cứ
    cho việc tiếp tục nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học để luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
    quản lý là khâu đột phá đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
    nước. Hội thảo đã chỉ ra những mặt hạn chế của công tác cán bộ, trong đó có đánh giá,
    luân chuyển cán bộ, đang đặt ra một cách cấp bách. Đồng thời, nhấn mạnh phương hướng,
    nhiệm vụ phải tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá, luân chuyển
    cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời gian tới.
    - Bài viết “Luân chuyển cán bộ - khâu đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ
    lãnh đạo, quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển mới” của tác giả Trần Đình Hoan, đăng trên
    Tạp chí Cộng sản, số 7/2002. Trong bài viết tác giả đã nêu ra những kinh nghiệm quý báu
    trong việc dùng người của Việt Nam trong lịch sử, đồng thời chỉ ra những thành tựu, hạn
    chế trong công tác luân chuyển cán bộ từ khi tiến hành công cuộc đổi mới; tác giả cũng
    nêu ra phương châm chỉ đạo, nguyên tắc hành động trong tiến trình luân chuyển cán bộ và
    để thực hiện một cách đồng bộ, phù hợp và hiệu quả việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
    quản lý.
    - Lênin, Hồ Chí Minh nói về luân chuyển cán bộ của tác giả Nguyễn Trọng Phúc,
    đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 9/2002. Tác giả đã nêu quan điểm của Lênin trong đào tạo
    đề bạt cán bộ trẻ một cách có hệ thống từ dưới lên trên và Lênin quan tâm đến việc đưa
    cán bộ ở các cơ quan Trung ương về công tác ở các địa phương. Trong bài, tác giả chỉ ra
    nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về luân chuyển cán bộ - Người đòi hỏi phải
    khắc phục bệnh hẹp hòi và tăng cường đoàn kết giữa cán bộ Trung ương phái đến với cán
    bộ địa phương.
    - Tư tưởng Hồ Chí Minh về luân chuyển cán bộ, của tác giả PGS Trần Đình Huỳnh,
    đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 8/2003. Tác giả đã nêu mục đích của việc luân
    chuyển cán bộ và một số phương châm tiến hành luân chuyển cán bộ.
    - Bài viết “Vài suy nghĩ về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý” của tác giả
    Trần Bạch Đằng, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 1/2005. Tác giả chỉ ra một số nguyên tắc
    sử dụng quan chức thời phong kiến, thực dân ở nước Việt Nam, nêu lên những hạn chế
    trong việc chuẩn bị đầu vào của việc luân chuyển cán bộ và hạn chế trong việc phân biệt
    giữa luân chuyển và điều động cán bộ; trong đó tác giả cũng nêu lên một số giải pháp để
    luân chuyển cán bộ có hiệu quả.
    - Luận văn thạc sĩ: “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Tỉnh uỷ quản
    lý ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Tất Thắng, Học viện Chính trị
    quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005. Tác giả đã đưa ra các quan niệm luân chuyển, điều động,
    thuyên chuyển, vị trí, tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ và tác giả đã phân
    tích, đánh giá thực trạng công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Tỉnh uỷ
    quản lý ở tỉnh Ninh Bình.
    - “Luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện
    nay”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Năng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
    Minh năm 2006. Tác đã đề cập đến quan niệm và tác dụng của luân chuyển cán bộ, trong
    đó tác giả đã nêu thực trạng luân chuyển cán bộ tuộc diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ Bắc
    Giang quản lý và tác giả đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả luân chuyển
    cán bộ trong giai đoạn hiện nay.
    ở Lào:
    - Các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7, khoá V (1993) về
    “Phát triển tài nguyên con người ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”, lần thứ 6 khoá VII
    (2003), và các nghị quyết Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức (1991), Hội nghị toàn
    quốc công tác cán bộ (1995), đặc biệt gần đây nhất là (2001) có “Chiến lược công cán bộ
    giai đoạn 2001 đến 2020”.
    - Nghi quyết Bộ Chính trị số 02-NQ/BCT . ngày 14/7/2003 về việc “Bổ nhiệm
    và luân chuyển cán bộ” đã xác định mục tiêu chung luân chuyển cán bộ; xác định điều
    kiện và cách thức bổ nhiệm, bố trí, luân chuyển cán bộ và quy định còn nói rõ mọi
    bước về bố trí, luân chuyển cán bộ.
    - Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương số 359/ BTCTW ngày 02/07/2004 về
    cách thực hiện Quy định số 02/BTC ngày 14/07/2003. Hướng dẫn đã nói rõ mục đích và
    nội dung của công tác luân chuyển cán bộ.
    - Luận văn thạc sĩ: “Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng
    nhân dân cách mạng Lào quản lý giai đoạn hiện nay” của Thong Chăn Khổng Phum
    Khăm. Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005. Tác giả đã nêu
    khái niệm, mục đích, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ; tác giả đã làm rõ thực
    trạng công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
    quản lý, ngoài ra tác giả đã nêu nêu phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công
    tác quy hoạch cán bộ.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Nghiên cứu lý luận về luân chuyển cán bộ; phân tích, đánh giá thực trạng công tác
    luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU Xiêng Khoảng quản lý, chỉ ra nguyên nhân và
    rút ra những kinh nghiệm. Từ đó, luận văn đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ
    yếu góp phần thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ và nhằm xây dựng được đội ngũ
    cán bộ thuộc diện Ban TVTU Xiêng Khoảng quản lý có đủ trí, lực và bản lĩnh đáp ứng yêu
    cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong những năm tới.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ cơ sở lý luận của việc luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU Xiêng
    Khoảng quản lý.
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban
    TVTU Xiêng Khoảng quản lý từ khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị số 02-NQ/BCT ngày
    14/07/2003 về bố nhiệm, luân chuyển cán bộ.
    - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác
    luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU Xiêng Khoảng quản lý giai đoạn hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luân văn là công tác LCCB trong hệ thống chính trị ở tỉnh
    Xiêng Khoảng.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Công tác luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU Xiêng
    Khoảng quản lý.
    - Về thời gian: Đi sâu nghiên cứu, khảo sát công tác luân chuyển cán bộ thuộc diện
    Ban TVTU Xiêng Khoảng quản lý từ khi có Nghị quyết số 02/BCT của Bộ chính trị ngày
    14/07/2003 về bố trí, luân chuyển cán bộ, bên cạnh đó có tham khảo công tác này trong
    thời gian qua của nước Công hoà dân chủ nhân dân Lào và một số lý luận và thực tiễn của
    Việt Nam.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Luận văn được thể hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
    Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và quan điểm của Đảng nhân dân cách
    mạng Lào về công tác cán bộ nói chung và công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
    nói riêng.
    - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản là: phương pháp khảo sát
    thực tế, thống kê, phân tích tổng hợp; phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân
    tích hệ thống, phương pháp tổng kết thực tiễn.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ quan niệm luân chuyển cán bộ và những tư tưởng chỉ
    đạo cơ bản của việc luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU Xiêng Khoảng quản lý giai
    đoạn hiện nay, giúp cho hoạt động thực tiễn có cơ sở lý luận và không nhầm lẫn trong công
    tác cán bộ.
    - Góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban
    TVTU Xiêng Khoảng quản lý trong thời gian qua, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, đề
    xuất những giải pháp chủ yếu giúp công tác luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU
    Xiêng Khoảng quản lý đạt hiệu quả tốt hơn, qua đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ
    lãnh đạo, quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban TVTU Xiêng Khoảng quản
    lý nói riêng.
    - Những giải pháp luận văn nêu ra có thể giúp lãnh đạo tỉnh và các cơ quan làm
    công tác tổ chức - cán bộ tham khảo, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực tiễn công
    tác luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban TVTU Xiêng Khoảng quản lý ở từng cấp.
    - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu giảng dạy môn xây dựng
    Đảng ở hệ thống các trường chính trị.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
    của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.















    Chương 1
    Luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ
    tỉnh uỷ Xiêng Khoảng quản lý - những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn

    1.1. Khái quát về tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh uỷ và cán bộ thuộc diện Ban
    Thường vụ Tỉnh uỷ Xiêng Khoảng quản lý
    1.1.1. Khái quát về tỉnh Xiêng Khoảng
    1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
    Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh miền núi và cao nguyên, nằm ở vùng Đông Bắc của
    đất nước Lào, phía Bắc giáp tỉnh Hoá Phăn, phía Đông Bắc giáp tỉnh Nghệ An, (Cộng hoà
    xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Tỉnh có chiều dài đường biên giới là 164 km, có một cửa
    khẩu quốc gia Nằm Cắn (thuộc huyện Nóng Hét, phía Tây giáp tỉnh Luống Phạ Bang, phía
    Nam giáp với tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Bo Ly Khăm Xay. Tỉnh Xiêng Khoảng có 8 huyện,
    toàn tỉnh có 564 bản, có 39.771 hộ dân, dân số 249.287 người, trong đó 123.478 nữ, dân số
    tăng 2,94% so với năm 2007-2008. Dân trong tỉnh thuộc các bộ tộc lớn: dân tộc Lào Lùm
    44,5%, dân tộc Lào Thơng 8,1%, dân tộc Lào Xúng 38,4%, dân tộc Tay 5%, dân tộc
    Phóng 2,4%, và dân tộc khác 1,6%.
    Tỉnh có Diện tích 15.880 Km 3 , trong đó, diện tích rừng 551.252 ha, diện tích đất
    nông nghiệp 37.324 ha (trong đó, đất làm ruộng 37.249 ha).
    Tỉnh Xiêng Khoảng có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, cho phát triển nền kinh tế, có
    núi, rừng, sông, đồng cỏ tự nhiên, có diện tích trồng trọt và chăn nuôi khá lớn có khá năng
    nuôi trâu, bò, dê, lợn và trồng cây nông nghiệp.
    Tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú như: mở sắt, than đá, vàng ở Phu Bia, đông ở
    Phu Thén, Phu Sắn, nhưng các tài nguyên đó các công ty nước ngoài như Trung Quốc và
    úc đang kiểm điểm.
    Tỉnh có đường quốc lộ số 7 qua tỉnh từ Tây Nam sang Đông, từ tỉnh Luông Phạ
    Bang qua các huyện và thị xã Phôn Xạ Văn, kéo dài đến cửa khẩu Nằm Cắn vào tỉnh Nghệ
    An (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Với chiều dài 269 km, quốc lộ 7 rất thuận lợi
    cho giao thông vận tải và thương mại trong nước và nước ngoài như Cộng hoà xã hội chủ
    nghĩa Việt Nam. Ngoài ra tỉnh còn có đường số 6 tỉnh, từ huyện Khăm đến biên giới tỉnh
    Hoá Phăn có chiều dài 96 km .và các con đường khác của địa phương, thuận lợi cho việc
    giao lưu kinh tế trong tỉnh và các tỉnh trong nước.
    Trong tỉnh có nhiều vùng du lịch tự nhiên và văn hoá cổ xưa như cánh đồng Trum
    thuộc huyện Péch cách thị xã Phôn Sạ Vắn 7 km, hồ nước Nóng Tằng thuộc huyện Phu
    Cụt cách thị xã Phôn Sạ Vắn 34 km, nguồn nước nóng thuộc huyện Khăm cách thị xã
    Phôn Sạ Vắn 65 km, đây là một khu du lịch nổi tiếng của tỉnh khách nước ngoài và các
    lãnh đạo từ Trung ương đến tỉnh phải đi tắm nước nóng này.
    Tỉnh có nhiều con sông như: nguồn Nắm Ngừm, Nắm Mồ chạy theo phía Đông Bắc
    đến huyện Kỹ Sơn tỉnh Nghệ An (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Nắm Xiêng,
    Nắm nhuôn, Nắm Săn chạy theo địa bàn của tỉnh, tạo điều kiện rất tuận lợi về xây dựng
    kinh tế và cung cấp nguồn nước phục vụ đời sống nhân dân các bộ tộc trong tỉnh.
    1.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế
    Hiện nay, toàn tỉnh có 8 huyện, trong đó có 3 huyện nghèo, dân số 242.149 người,
    có 564 bản, có 39.771 hộ dân, trong đó có 6.207 hộ dân nghèo 196 bản nghèo; tổng sản
    phẩm quốc nội của tỉnh tăng bình quân 7.8%, bình quân đầu người tính theo giá hiện
    hành 4,718,618 Kíp, tính theo giá so sánh 520 USD/người/năm; trong đó nông-lâm
    nghiêp tăng 3,6%, công nghiệp tăng 10,7%, dịch vụ tăng 16,5%. Tổng vốn đầu tư của
    công ty trong nước và nước ngoài có 19 công ty, trong đo công ty nước ngoài 4 công ty,
    đạt được 104.077 triệu kíp, giá so sánh 12235 ngàn USD, Đầu tư phát triển có trọng
    điểm, trọng tâm hơn, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn.
    Sản xuất nông nghiệp, tuy gắp khó khăn về giá cả, thời tiết, dịch bệnh nhưng cũng
    đã phát triển tương đổi toàn diện, cơ câu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi đa dạng, tăng
    tích luỹ nội bộ ngành; trồng trọt phát triển các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất
    hàng hoá gắn với thị trường; chăn nuôi đã có bước phát triển theo hướng công nghiệp,
    quy mô lớn, tập trung; sản xuất lâm nghiệp được chuyển dần theo hướng xã hội hoá.
    Các ngành dịch vụ, hoạt động thương mại tiếp tục phát triển theo hướng thị
    trường hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng được mở rộng, đáp ứng được nhu cầu
    mua và bán của nhân; các loại hình giao dịch thương mại văn minh, hiện đại. Ngoài nhân
    dân buôn bán giao lưu hàng hoá trong tỉnh, còn có hàng xuất khẩu trong nước trị giá
    6.911 triệu USD, phần lớn là xuất khẩu Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Trung
    Quốc, hàng hoá chủ yếu là ngô, gạo, trâu, bò và cây nông nghiệp. Nhập khẩu trong nước
    trị giá 13.738 triêu USD, chủ yếu là hàng hoá công nghiệp, máy móc phục vụ nông
    nghiệp, vật liệu xây dựng và phụ tùng phương tiện.
    Đặc điểm về chính trị, văn hoá- xã hội
    Thực trạng về chính trị, đến nay có sự ổn định, cán bộ, đảng viên có yên tâm công
    tác và đời sống của nhân dân tương đổi ổn định, cán bộ, đảng viên và nhân dân có sự tin
    tưởng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Lãnh đạo của tỉnh đã hết sức mình chỉ đạo
    và quản lý nhân dân toàn tỉnh; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; vai trò và hiệu lực
    lãnh đạo, quản lý của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân tiếp tục được tăng
    cường; quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở ngày càng được phát huy; công tác xây dựng
    Đảng được chỉ đạo thực hiện trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên
    được chăm lo xây dựng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội
    ngũ đảng viên được nâng cao từng bước; tỉnh uỷ đã xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện
    có kết quả một số chỉ thị, nghị quyết, chuyên đề, chương trình và nhiều đề án lớn về công
    tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ có chiến biến tích cực, cán bộ
    được đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng lên.
    - Về văn hoá - xã hội.
    + Về giáo dục, tỉnh đã chăm lo tuyên truyền, khuyến khích nhân dân góp phần đầu
    tư để đẩy mạnh giáo dục, phát triển trường học các cấp. Trường học đã đến với nông thôn,
    vùng sâu, vùng xa, hiện nay toàn tỉnh có 53 trường phổ thông mầm non và mẫu giáo .,
    trong đó tiểu học có 478 trường. Nhìn chung sự phát triển về giáo dục thể hiện khá rõ nét
    sau mỗi năm.
    + Về y tế, tỉnh đã quan tâm và phát triển mạng lưới y tế xuống cơ sở. Toàn tỉnh có 1
    bệnh viện và 1 bệnh viện 101 quân đội, các huyện có 1 bệnh viện, trạm xã: có 48. Các cơ
    sở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có hiệu thuộc tạo điều kiện cho nhân dân các bộ tộc được
    khám chữa bệnh nhiều hơn và chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ, trẻ em. Việc hạn chế sự phát
    triển của bệnh sốt rét, bệnh pô ly ô được đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, tỷ lệ chết của bà mẹ
    và trẻ em ở tỉnh đã giảm xuống rõ rẹt, tỷ lệ chết của trẻ dưới 5 tuổi 90,4/ 1000 người. Dân
    số toàn tỉnh được chăm sóc và y tế ở những mức độ khác nhau.
    + Về văn hoá-xã hội, thể dục thể thao, tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh bị chiến tranh
    tàn phá nhiều nhất so với các tỉnh trong nước, các công trình kiến trúc cổ xưa về văn hoá
    bị tàn phá hậu hết. Tuy nhiên, tỉnh Xiêng Khoảng có nhiều địa danh đặc sắc về văn hoá
    trên cả nước như: Lăm Phuôn (Hát đôi nam nữ), Phon Bắng Phay (múa lễ hội); đặc biệt
    tỉnh Xiêng Khoảng còn có văn hoá cổ xưa như cánh đồng Trum nổi tiếng trên cả nước và
    thể giới, đang chuẩn bị thuộc về di sản văn hoá thể giới; tỉnh là một trong những địa
    phương có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, truyền thống đó phát triển
    cùng sự định hình của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
    Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tiếp tục phát triển, vừa tạo phong trào
    rèn luyện thân thể trong các tầng lớp nhân dân, vừa bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ vận động
    viên nâng cao thành tích thi đấu ở tỉnh và trong nước.
    + Về an ninh quốc phòng, tỉnh Xiêng Khoảng là một địa bàn chiến lược của Vàng
    Pao, lưc lượng đặc biệt của đế quốc Mỹ, trước giải phóng, cho nên tỉnh Xiêng Khoảng là
    trọng điểm về an ninh quốc phòng. Từ khi giải phóng đến nay tỉnh thường xuyên và trực
    tiếp bị tác động của tình hình khá phức tạp do hoạt động của bọn phỉ trong tỉnh, bọn phán
    động quốc tế và phản động Lào lưu vong ở ngoài nước chống phá cách mạng. Trong
    những năm qua tình hình bên trong, tuy có bước phát triển có lợi nhưng chưa vững chắc,
    còn nhiều yếu tố có thể gây mất ổn định về chính trị.
    Về mặt tâm lý và tin ngưỡng, qua khảo sát thực tế cư dân của tỉnh Xiêng Khoảng và
    các huyện trong tỉnh có thể chia cư dân làm hai bộ phận, cư nhân tại chỗ và cư dân mới
    đến:
    Cư dân tại chỗ bao gồm cư dân các bộ tộc đã cư trú ở vùng sâu, vùng xa, hằng trăm
    năm, thuộc ba thành phần lớn: Lào Lùm, Lào Thơng, Lào Súng. Các bộ tộc có hàng chục
    nhóm địa phương khác nhau. Đặc điểm cơ bản của nhóm cư dân này là dựa trên nền tảng
    của công xã nông thôn mang nhiều tính chất cổ truyền, sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp,
    công cụ thô sơ, kỹ thuật lạc hậu, phân công lao động chưa phát triển.
    Cư dân mới đến bao gồm cư dân thành thị và cư dân của tỉnh khác di cư đến làm ăn
    sinh sống sau giải phóng do cán bộ của Đảng và nhà nước đưa lên với ý định làm một trong
    những lực lượng trụ cột để xây dựng vùng kinh tế mới.
    Tỉnh có đầu tư trong việc bảo tồn tôn tạo các khu di tích văn hoá nổi tiếng của tỉnh, của
    địa phương, kết hợp việc phát triển kinh tế, khoa học công nghệ với việc bảo đảm giữ gìn bản
    sắc văn hoá dân tộc và an ninh - quốc phòng.
    Tuy nhiên, đến nay Tỉnh Xiêng Khoảng vẫn là một trong tỉnh chậm phát triển: kinh
    tế phát triển chưa vững chắc, mức tăng trưởng còn thấp so với khu vực và chưa tương
    xứng với tiềm năng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, doanh nghiệp còn nhỏ bé, khả
    năng hội nhập kinh tế quốc tế còn thấp; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng chưa theo kịp nhu
    cầu phát triển kinh tế, xã hội. Một số vấn đề về y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, môi trường
    còn bất cấp. Công tác xây dựng Đảng có mặt làm chưa tốt, năng lực lãnh đạo, sức chiến
    đấu của tổ chức cơ sở đảng chưa ngang tầm nhiệm vụ; công tác giáo dục tư tưởng chính trị
    ở nhiều nơi hiệu quả thấp, một số cấp uỷ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thực
    hiện tốt việc đánh giá cán bộ; công tác đào, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ
    nữ, dân tộc thiếu số còn một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. Tổ chức, hoạt động
    của bộ máy chính quyền các cấp có mặt còn kém hiệu quả. Tất cả những thành tựu và hạn
    chế nói trên có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, những nguyên nhân trực
    tiếp và quyết định nhất đó chính là đội ngũ cán bộ mà trước hết là đội ngũ cán bộ thuộc
    diện Ban TVTU quản lý.
    1.1.2. Khái quát về Ban Thường vụ Tỉnh ủy Xiêng Khoảng
    - Đặc điểm của Ban Thường vụ tỉnh uỷ
    Đại hội lần thứ V, ngày 15-17/06/2005 Đại hội Đảng bộ Tỉnh uỷ đã bầu Ban TVTU
    gồm, 7 đ/c, 0 nữ. Độ tuổi, từ 50 đến 55 tuổi: 2/7; 56 đến 60 tuổi: 4/7; 61 tuổi có 1/7.
    Trình độ chuyên môn: Đại học 2/7 (chiếm 28,57%); cao đẳng 3/7 (chiếm 42,85%);
    trung cấp 1/7 và sơ cấp 1/7 (chiếm 14,28).
    Trình độ lý luận: tiễn sĩ 1/7; cao cấp 6/7 đồng chí.
    Nhìn chung, Ban TVTU Xiêng Khoảng trình độ chuyên môn thấp, độ tuổi cao,
    nhưng các đồng chí đã có kiến thức, kinh nghiệm, có khá năng và mức độ thành thảo công
    việc để thực hiện và làm chọn nhiệm vụ; được nhân dân tin tưởng, có uy tín và trách nhiệm
    cao.
    Về cơ cấu: Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có đặc diểm riêng và khác với tỉnh khác,
    các tỉnh khác của Lào thì Bí Thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch Tỉnh là chung một người, nhưng ở
    tỉnh Xiêng Khoảng Bí thư và Chủ tịch Tỉnh là hai người. Vì vậy, ở cấp tỉnh về tổ chức
    Đảng có Bí thư và Phó Bí thư Tỉnh uỷ; về tổ chức chính quyền có Chủ tịch Tỉnh và Phó
    Chủ tịch Tỉnh. Trong Ban TVTU có một Ban thường trực Tỉnh uỷ và một Ban Thường
    trực công tác chính quyền. Bí thư Tỉnh uỷ là người lãnh đạo trực tiếp để tiến hành đường
    lối, chính sách của Đảng, Nghị quyết, quyết định của cấp trên và Nghị quyết Đại hội Đảng
    cấp mình trở thành kế hoạch để thực hiện và chỉ đạo tổ chực thực hiện; chỉ đạo các tổ chức
    Đảng và công tác Đảng. Chủ tịch Tỉnh là đảm bảo tổ chức thực hiện hiến pháp, pháp luật,
    quy định và trật tự của nhà nước; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế –
    xã hội và an ninh – quốc phòng; quy định và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
    – xã hội và kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh; chỉ đạo công tác nhà nước. Trong đó
    Ban TVTU đã phân chia lĩnh vực phụ trách như công tác kinh tế – xã hội; công tác xây
    dựng Đảng và cán bộ; văn hoá, tôn giáo; công tác đoàn thể quần chúng và an ninh- quốc
    phòng.
    - Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban TVTU
    + Vị trí, vai trò: Ban TVTU là những người được Tỉnh uỷ viên bầu cử
    hoặc Ban Chấp hành Trung ương cử để lãnh đạo – quản lý mọi công việc, là người đứng
    đầu trong tổ chức Đảng và chính quyền cấp tỉnh và thay mặt cho tổ chức Đảng và Chính
    quyền cấp Trung ương tại địa phương. Ban TVTU là người đưa đường lối đổi mới cuả
    Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến nhân dân trong tỉnh và chỉ đạo tổ chức thực
    hiện.
    + Chức năng, nhiệm vụ, Trong điều lệ Đảng nhân dân cách mạng Lào, điều 21 đã
    quyết định chức năng, nhiệm vụ của Ban TVTU như sau:
    - Phụ trách trực tiếp với Ban Chấp hành Trung ương về kết quả và thiệt hại
    trong tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, đường lối, chính sách,
    điều lệ, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...