Tiểu Luận Luận chứng giá trị tư tưởng về tự do của Hêgen

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    LUẬN CHỨNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG VỀ TỰ DO CỦA HÊGEN
    Lời nói đầu

    Có thể khẳng định rằng, triết học là sự tìm tòi những con đường giải phóng con người (khỏi sự thống trị của thần linh, khỏi những cám dỗ của dục vọng cơ thể, khỏi cảm tính, khỏi áp bức và bóc lột, khỏi sự thống trị tuyệt đối của lý tính, v.v.). Và, tự do (như là kết quả của sự giải phóng ấy) chính là cái đích mà triết học cố gắng tìm ra và luận chứng những con đường đưa con người tới đó. Như vậy, nếu đề tài về con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học Chính vì vậy mà đề tài "tự do" được nhắc tới và được đắc biệt nhấn mạnh trong rất nhiều tác phẩm của các nhà triết học phương Tây hiện đại.

    Đề cập tới đề tài này, chúng ta không thể không trở lại với Hêgen, với quan niệm của ông về tự do. Bởi lẽ, quan niệm về tự do của ông đã để lại một dấu ấn quá sâu rộng trong những tìm tòi lời giải đáp cho vấn đề tự do.
    Có thể nói, tư tưởng về tự do là tư tưởng xuyên suốt triết học Hêgen, song quan niệm của Hêgen về tự do lại mang tính độc đáo trong nhiều trường hợp riêng biệt. Chính sự độc đáo này trong quan niệm về tự do của Hêgen đã phản ánh một thời đại cụ thể và các đặc điểm đặc trưng của tư tưởng châu Âu Cận đại. Vì vậy, nó có ý nghĩa vượt ra khỏi khuôn khổ của triết học Hêgen. Quan niệm của Hêgen về tự do cho phép chúng ta khảo cứu các đặc điểm đặc trưng của tâm trạng đã trở nên rất phổ biến trong tự ý thức của văn hóa châu Âu thế kỷ XIX.

    Hêgen đã bắt đầu từ quan niệm về tự do được các Đức Cha của Giáo hội đưa ra. Ông ý thức rõ ràng rằng, quan niệm của người châu Âu về tự do bắt nguồn từ Thiên chúa giáo. Quan niệm này gắn liền với phương diện đạo đức của khái niệm "tự do": "Tự do chủ quan hay tự do đạo đức này, chủ yếu được gọi là tự do theo nghĩa của người châu Âu. Căn cứ trên quyền tự do như vậy thì con người cần phải phân biệt giữa cái thiện và cái ác nói chung".

    Do mắc phải tội tổ tông nên con người đã đánh mất sự trong sáng và sự chất phác ban đầu và do vậy, giờ đây, nó cần phải sống trong sự đối kháng giữa cái thiện và cái ác, cần phải phân biệt giữa cái thiện và cái ác, cần phải thực hiện sự lựa chọn của mình đối với cái thiện và cái ác. Đó là quan niệm xuất phát về tự do của Thiên chúa giáo. Tiếp nhận quan niệm này, Hêgen đã cố gắng mở rộng và đào sâu khái niệm "tự do". Trước hết, ông xác lập mối quan hệ giữa tự do và mặt đối lập của nó - tất yếu.

    Theo Hêgen, tất yếu là cái có sức mạnh cưỡng chế. Con người không có quyền lực đối với cái tất yếu Con người buộc phải tính đến nó, cho dù thích hay không thích.
    Minh họa điển hình cho cái tất yếu là các quy luật của tự nhiên được khoa học tự nhiên phát hiện ra. Chúng tác động một cách không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con người. Con người chỉ còn cách cần phải nghiên cứu các quy luật ấy, tính đến và sử dụng chúng trong hoạt động thực tiễn của mình. Đương nhiên, tất yếu đóng vai trò là cái hạn chế tự do bên ngoài của con người. Chính vì vậy mà quan hệ giữa tự do bên ngoài và tất yếu đã thu hút được sự quan tâm của Hêgen. Khi đặt tự do phụ thuộc vào tất yếu, Hêgen đã vượt ra khỏi khuôn khổ của quan niệm đạo đức về tự do vốn đặc trưng cho Thiên chúa giáo.
    Trong quan hệ giữa tự do và tất yếu, tự do đánh mất ý nghĩa đạo đức vốn có ở nó như là sự lựa chọn giữa cái thiện và cái ác.
    Trong triết học Hêgen, tự do thể hiện ra là tự do chủ quan. Tất yếu hiển nhiên là cái hạn chế tự do chủ quan. Nhưng, khi đó, đương nhiên sẽ nảy sinh vấn đề khác phục cái tất yếu. Trong trường hợp ngược lại, tự do là không đầy đủ, bị hạn chế. Tự do bị hạn chế, về thực chất, đã là không tự do. Đó là nỗi sợ hãi trước cái tất yếu. Trung thành với phương pháp của mình, Hêgen không đi theo con đường loại bỏ "tồn tại khác". Ông cho rằng, ở đây, cái tất yếu cần thể hiện với tư cách như vậy.

    Theo ông, không nên loại bỏ, mà cần đồng hóa cái tất yếu ấy. Việc nhận thức cái tất yếu thể hiện ra là bước đi thứ nhất trên con đường đồng hóa như vậy. Sau khi đã nhận thức được cái tất yếu (các quy luật của tự nhiên và của xã hội), con người có được khả năng bắt cái tất yếu phục tùng lợi ích và nhu cầu của mình. Song, điều đó chỉ có thể diễn ra với một điều kiện là tự do hiện diện trong bản thân tất yếu, mặc dù là dưới dạng bị che đậy Hêgen viết: "Chân lý của bản thân tất yếu là tự do". Như vậy, cái tất yếu ở Hêgen là một loại tất yếu đặc biệt.

    Trước hết, không nên nói rằng cái tất yếu ở Hêgen là tất yếu mù quáng. Tất yếu được ông hiểu như là tính có quy luật của thế giới, là cái đưa thế giới tới một mục đích xác định. Nó không phải cái gì khác ngoài tên gọi khác của "lý tính thế giới" . Cái cần phải tự hiện thực hóa mình trong tự nhiên và trong lịch sử. Do vậy, theo Hêgen, người nào nhận thức được cái tất yếu thì qua đó, cũng nhận thức được tính hợp lý, lý tính của thế giới và tính thần thánh của nó. Và, khi đó, tự do ở đằng sau tất yếu sẽ mở ra cho người ấy. Hêgen tin tưởng rằng, mục đích tối hầu của thế giới, mục đích cần được thực hiện thông qua con người và lịch sử xã hội, - đó là sự khải hoàn của tự do và của tính hợp lý mà, xét về thực chất sâu xa, chính là một.
     
Đang tải...